Chủ tịch Quốc hội tiếp Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 27/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Maeda Tadashi, Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh chuyến thăm, làm việc của ông Meadea Tadashi tại Việt Nam kể từ sau chuyến thăm vào tháng 7/2022; vui mừng được biết ông Meadea Tadashi và Đoàn công tác đã có các cuộc làm việc, trao đổi hiệu quả với lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo Chính phủ, một số bộ, ngành của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là chuyến thăm quan trọng trong khuôn khổ hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023); đồng thời cũng là dịp để hai bên thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á nói riêng, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN và Nhật Bản nói chung.

Cảm ơn những chia sẻ của ông Meadea Tadashi về các vấn đề quan trọng hiện nay, đặc biệt là chuyển đổi năng lượng, Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh đến các điểm cơ bản liên quan đến lĩnh vực này. Theo Chủ tịch Quốc hội, chuyển đổi năng lượng là quá trình tất yếu, khách quan, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và mang tính chất toàn cầu mà không quốc gia nào đứng ngoài cuộc. Xuất phát từ quan điểm đó, tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhấn mạnh mục đích chuyển đổi năng lượng ở bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải đảm bảo an ninh năng lượng lên hàng đầu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nhiều diễn đàn quốc tế chủ yếu đề cập đến chuyển đổi năng lượng mà ít đề cập tới an ninh năng lượng, cân đối năng lượng, trong khi đây là cân đối vĩ mô có thể xếp lên hàng đầu. Chuyển đổi năng lượng là quá trình chuyển đổi công bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích chi phí, không chỉ phải đối với Nhà nước mà còn với người tiêu dùng và cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Chuyển đổi năng lượng phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn của mỗi quốc gia. Nó không chỉ được quan tâm với các dự án về nguồn điện mà còn phải chú trọng đến các dự án liên quan đến truyền tải điện.

Theo Chủ tịch Quốc hội, chuyển đổi năng lượng là vấn đề toàn cầu, nên các nước phát triển chậm hơn, nghèo hơn như Việt Nam cần phải có những hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế về 3 nội dung quan trọng đó là: Xây dựng hệ thống thế chế, pháp luật và chính sách; hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật; hỗ trợ về tài chính. Nếu không có những hỗ trợ này các nước như Việt Nam rất khó khăn trong việc chuyển đổi năng lượng.

Việt Nam đánh giá cao “Sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 châu Á” (AZEC) của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, sáng kiến này có những điểm tương đồng với Việt Nam và Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai các hợp tác cụ thể với Nhật Bản.

Đồng ý với Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản việc cần thành lập nhóm công tác là cần thiết, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, Quốc hội Việt Nam sẵn sàng cử các đại biểu Quốc hội của các Ủy ban để tham gia nhóm; đồng thời lưu ý hai bên cần làm rõ nội hàm của sáng kiến, cơ chế vận hành, quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản trong triển khai cơ chế này...

Hiện nay thế giới có những diễn biến và thay đổi nhanh chóng, vì thế mỗi nước đều tìm cách tái cơ cấu chuỗi cung ứng để thích ứng với biến động thương mại, đầu tư. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, hai nước nên có những hợp tác thực chất để duy trì, gây dựng phát triển những chuỗi cung ứng mang tính chiến lược, trong đó, chuỗi cung ứng về năng lượng rất quan trọng.

Hai nước có nhiều tiềm năng trong phát triển điện sinh khối; hợp tác chuyển đổi nhà máy sản xuất năng lượng từ than sang nhiên liệu sinh khối theo lộ trình nhất định; hợp tác trong chuỗi cung ứng dự án liên quan đến năng lượng khí; hợp tác phối hợp phát triển năng lượng điện gió, điện mặt trời thích hợp với biến đổi khí hậu của Việt Nam và châu Á.

Ông Maeda Tadashi, Cố vấn đặc biệt của Nội các Chính phủ Nhật Bản kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng JBIC bày tỏ vui mừng gặp lại Chủ tịch Quốc hội và cho biết, sau chuyến thăm Việt Nam năm 2022, ông đã nhận nhiệm vụ làm Cố vấn triển khai các sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản liên quan đến việc thúc đẩy trung hòa carbon. Chuyến thăm Việt Nam lần này, ngoài lãnh đạo JBIC còn có đại diện các cơ quan quản lý của Nhật Bản.

Tại các cuộc họp của G20 trong năm 2022, Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến Cộng đồng phát thải bằng 0 (AZEC). Khối G7 cũng đang tập trung triển khai sáng kiến về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Chia sẻ một số thông tin về hai sáng kiến này cũng như các hoạt động triển khai cụ thể của Nhật Bản, Chủ tịch Maeda Tadashi cho biết, để triển khai JETP, Ngân hàng JBIC cam kết khoản hỗ trợ 300 triệu USD thông qua Ngân hàng Vietcombank để thực hiện các dự án liên quan đến năng lượng tái tạo. Trong JETP, Nhật Bản cũng cam kết cho vay với mức lãi suất bằng 0 hoặc lãi suất rất thấp với điều kiện cho vay tốt hơn.

Đối với AZEC, cơ chế này đang được phía Nhật Bản triển khai rất cụ thể. Nhật Bản dành nguồn kinh phí lớn cho Quỹ nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng mới. Doanh nghiệp Việt Nam có thể cùng doanh nghiệp Nhật Bản nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng mới từ nguồn quỹ này. Trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam lần này, phía Nhật Bản đã đề xuất và mong muốn phía Việt Nam sớm thành lập nhóm công tác chung triển khai AZEC để có các kế hoạch, hành động cụ thể, hiệu quả. Chủ tịch JBIC cũng cho biết, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia cũng sẽ có sự phối hợp, hỗ trợ Việt Nam trong khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhật Bản đã thành lập khuôn khổ để hỗ trợ Việt Nam về vấn đề này.

Chia sẻ các phân tích, đề xuất của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch JBIC Maeda Tadashi cho biết khi thành lập nhóm công tác chung sẽ cụ thể hóa các đề xuất này.

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.