Chắc chắn không có việc giáo viên ở một số môn không có việc làm
Tại hội nghị Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới do Bộ GD-ĐT tổ chức, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ lo ngạiChương trình phổ thông mới: Giáo viên bộ môn có thất nghiệp?gành giáo dục đang thực hiện tinh giản biên chế thì chúng tôi phải sắp xếp lại đội ngũ giáo viên ra sao để không thừa cũng không thiếu khi thực hiện dạy tích hợp liên môn?”.
Vấn đề biên chế, bồi dưỡng giáo viên cũng được ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng quan tâm.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Giải đáp điều này, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho hay việc dạy tích hợp chủ yếu sẽ ở các môn mới trong chương trình. “Có 2 môn được mọi người quan tâm nhiều là môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Môn Lịch sử và Địa lý có mạch kiến thức Lịch sử riêng, Địa lý riêng, trong đó mỗi lớp sẽ có một chuyên đề tích hợp (kiến thức liên môn) khoảng từ 6-10 tiết. Như vậy, môn Lịch sử và Địa lý có số tiết học tương đương với môn Lịch sử và môn Địa lý hiện nay. Do đó, cơ cấu giáo viên sẽ không có gì thay đổi. Việc phân công cũng tương đối dễ dàng bởi giáo viên môn nào sẽ phụ trách môn đấy trong một thời lượng liên tục, có thể trong một kỳ hoặc nửa kỳ".
Do đó, theo ông Thành, việc phân công, bố trí giảng dạy cho chương trình mới sẽ không có gì khó khăn. “Tính toán số lượng tiết học hiện nay, môn Vật lý có 5 tiết/ tuần, môn Hóa học có 4 tiết/ tuần, môn Sinh học có 8 tiết/ tuần cho cả 4 khối lớp THCS. Tỉ lệ ấy tương đương với tỉ lệ các mạch kiến thức của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được thiết kế trong môn Khoa học tự nhiên tới đây. Lượng kiến thức tương đồng chương trình hiện tại nên với mỗi nhà trường, mỗi tổ bộ môn, lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được, không có sự xáo trộn về cơ cấu”.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cũng khẳng định Chương trình Giáo dục phổ thông mới không bỏ môn nào so với hiện nay nên chắc chắn không có việc giáo viên ở một số môn không có việc làm.
“Hầu hết toàn bộ giáo viên vẫn sẽ được đứng lớp để thực hiện nhiệm vụ cao quý. Toàn bộ giáo viên ở các môn liên quan đến môn học tích hợp mới sẽ được bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu”.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, muốn dạy học được tích hợp, không phải chỉ nói đến phương pháp mà chương trình bồi dưỡng giáo viên phải chú trọng phần kiến thức của họ.
“Chúng ta dạy tích hợp nhưng đội ngũ giáo viên hiện có thì vốn được đào tạo theo từng môn. Do đó khi bồi dưỡng giáo viên, nếu chỉ đặt vấn đề về phương pháp là chưa chuẩn, bởi cái gốc vẫn cần kiến thức. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp cần chú trọng việc trang bị cho giáo viên một lượng kiến thức nhất định. Bởi phải có những kiến thức cơ bản thì mới nhìn thấu được chương trình”.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Về điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận tích hợp không chỉ phương pháp mà còn cần kiến thức. “Các thầy cô dạy các môn tích hợp phải được bồi dưỡng nhịp nhàng, không phải chỉ cơ học về mặt phương pháp. Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn chi tiết”.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành thì việc tập huấn trước mắt đối với các giáo viên đang thực hiện chương trình hiện hành với các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.
“Việc tập huấn này đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Song song với đó, chương trình đào tạo trong các trường sư phạm cũng sẽ được thiết kế theo hướng xây dựng mã ngành này để bắt đầu tuyển mới, đào tạo phần kiến thức của môn Khoa học tự nhiên chứ không phải kiến thức riêng của từng môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Dần dần chúng ta sẽ có lứa sinh viên mới ra trường thực hiện giảng dạy môn Khoa học tự nhiên”.
Đã trình Bộ Chính trị vấn đề biên chế giáo viên
Đây là thông tin được ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đưa ra tại hội nghị.
Theo ông Cường, việc quản lý sử dụng, tuyển dụng đội ngũ viên chức trong thời gian vừa qua là vấn đề nóng rất được quan tâm.
"Về vấn đề giao biên chế, tuyển dụng và sử dụng viên chức ngành giáo dục, Nghị định 127 nói rõ trách nhiệm quản lý là của địa phương, nhưng nhiều khi chúng ta lại “đẩy” lên Bộ" - ông Cường nhận định.
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ |
"Chúng tôi đi công tác thì thấy các địa phương bỏ quyền của mình, cứ hỏi Bộ, và nói thật là các cứ làm việc này nặng thêm.
Trong thời gian qua nhiều nơi, nhiều tỉnh, địa phương kêu về việc thiếu giáo viên. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã họp 2 phiên trong năm 2018 và ra nghị quyết giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ GD-ĐT và các địa phương rà soát, báo cáo Chính phủ để đảm bảo thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và các nghị quyết của Đảng.
Ngày 2.1 vừa qua, Bộ Nội vụ đã có tờ trình Bộ Chính trị thực hiện ý kiến chỉ đạo xem xét về vấn đề biên chế cho đội ngũ nhà giáo. Sau khi Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục triển khai cụ thể.
Trên tinh thần đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo các văn bản quy định hiện hành nhưng sẽ tích cực cùng với Bộ GD-ĐT đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo đúng vị trí việc làm" - ông Cường thông tin.
Kế thừa thiết bị, không thay mới hoàn toàn
Trong giai đoạn tới khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, về phòng học, cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS và cấp THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn.
Với 10% còn lại, nếu triển khai chương trình phổ thông mới năm 2020 với lớp 1 trước vẫn có thể đủ nhưng cần phải chuẩn bị một lộ trình đầu tư bổ sung thêm để bắt đầu áp dụng cho lớp 2 sau năm 2021.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cở sở vật chất (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay 90% các cơ sở giáo dục cấp tiểu học có thể đáp ứng việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Đối với phòng học bộ môn, phòng học chức năng, hiện nay mới chỉ đáp ứng được 70% so với yêu cầu ở cấp THCS và 77% ở cấp THPT.
Về thiết bị dạy học, theo báo cáo của các địa phương, hiện tại mới chỉ đạt 50% ở cấp tiểu học và khoảng 60% ở cấp THCS và THPT.
Theo ông Hùng Anh, định hướng xây dựng của chương trình mới theo nguyên tắc sẽ kế thừa các thiết bị hiện có, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Bộ GD-ĐT cũng giao các địa phương xây dựng đề án với kế hoạch cụ thể từng năm và cả giai đoạn, trong đó tập trung vào một số mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn 2017-2020.