Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông

Cuối năm 2021, đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức đi vào hoạt động tại thủ đô, đánh dấu tròn 10 năm đợi chờ của người dân Hà Nội. Con đường trên không dài 13km được mong đợi sẽ mở ra một cánh cửa mới cho du lịch Thủ đô, kết nối những địa điểm văn hóa dọc suốt tuyến đường. Năm nay, du khách Thủ đô đã có thêm một trải nghiệm đầy mới mẻ, đi cao hơn và xa hơn để ngắm mùa xuân về khắp phố phường.

________________________

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 1

Bảo tàng đường Hồ Chí Minh (cách ga 700m)

Được gọi với cái tên “Trường Sơn thu nhỏ trong lòng Hà Nội”, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh rộng 2.700m2 nằm trong hệ thống Bảo tàng lực lượng vũ trang. Đây là công trình văn hóa mang tính đặc thù của Bộ đội Trường Sơn, là nơi duy nhất ở Việt Nam lưu giữ một con đường bằng một bảo tàng riêng: Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

Với hơn 15.000 hiện vật gốc, bảo tàng Đường Hồ Chí Minh có một quy mô tương đối đồ sộ so với hệ thống các nhà Bảo tàng trên toàn quốc, phản ánh một cách sinh động sự trưởng thành lớn mạnh của Bộ đội cụ Hồ trên con đường huyền thoại. Bảo tàng đường Hồ Chí Minh là một địa chỉ hấp dẫn cho khách tham quan, đồng thời làm tròn trách nhiệm giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta cho các thế hệ.

Du khách cũng có thể ghé thăm những nơi linh thiêng, thờ tự xung quanh khu vực Ga Yên Nghĩa như Chùa Thanh Lãm (cách ga 700m), Nhà thờ Thanh Lãm (cách ga 950m), Đền Thanh Lãm (cách ga 1,1km) thờ bà Phùng Thị Chính (Nhất vị Đại vương công chúa) – một vị nữ tướng thời Hai Bà Trưng…

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 2

Làng nghề lụa Vạn Phúc (cách ga 1,4km)

Với những sản phẩm lụa từng được người Pháp ca ngợi là “đệ nhất tinh xảo tại Đông Dương”, làng nghề lụa Vạn Phúc (làng lụa Hà Đông) với truyền thống nghìn năm chắc chắn sẽ trở thành điểm đến lý tưởng độ xuân về.

Mặc cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, làng lụa vẫn giữ được những nét cổ kính rất riêng biệt. Dọc hai bên đường là hàng quán san sát với vô vàn những mặt hàng làm từ lụa. Ba tuyến phố đi bộ trong làng bao gồm phố Lụa, phố Ẩm thực, phố Sinh vật cảnh - đồ cổ. Những hoạt động nổi bật tại đây có thể kể đến tham quan xưởng dệt, nhuộm vải để tìm hiểu về quy trình dệt lụa, trực tiếp tiếp xúc với thợ thủ công hay thử trải nghiệm làm một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm, hay thuê áo dài lụa để chụp ảnh.

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 3

Trải nghiệm ghép lụa tại Vụn Art

Còn được biết với cái tên “Hợp tác xã dành cho người yếu thế”, Vụn Art là một thành viên của Mạng lưới Sáng kiến phát triển vì cộng đồng NICE Program (thuộc Trung tâm Thông tin UNESCO). Dưới bàn tay tài hoa của những người khuyết tật, các tác phẩm của Vụn Art trở nên vô cùng tinh tế và độc đáo, với những chủ đề đa dạng như tranh dân gian, phố cổ Hà Nội, hay thậm chí tái hiện một cách tài tình những bức họa nổi tiếng thế giới như “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” của danh họa Katsushika Hokusa, hay tranh vẽ hổ trong thần thoại dựng nước Tankun của dân tộc Hàn.

Ở nơi này, du khách cũng có thể đăng ký tham gia các hoạt động trải nghiệm như ghép lụa, làm áo, làm túi, ví, tranh, cùng hòa mình vào những công việc tỉ mỉ của người thợ tại Vụn.

Tham quan Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong những ngày khẩn trương chuẩn bị chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ từng đến ở và hoạt động bí mật tại nhà của cụ Nguyễn Văn Dương, căn nhà pha trộn hài hòa giữa phong cách kiến trúc kiểu Pháp và kiến trúc mái ngói, ba gian hai chái của người Việt xưa.

Vào ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại chính căn nhà này, giữa làng Lụa. Căn nhà giờ đã trở thành điểm trưng bày, lưu giữ những hình ảnh và hiện vật của Bác Hồ cùng các đồng chí chiến sĩ, cùng các vật dụng gắn liền với đời sống của người dân Vạn Phúc như chày giã gạo hay máy dệt vải.

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 4

Vincom Royal City (cách ga 500m) – 72A Nguyễn Trãi

Được ví như một thành phố Châu Âu thu nhỏ, Royal City là khu quần thể trung tâm thương mại - vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất Châu Á, với 600 gian hàng, Công viên nước 24.000 m2, Sân trượt băng 3.000 m2 và Trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA mở cửa quanh năm chào đón du khách.

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 5

Trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA

VCCA được mở ra dưới hình thức phi lợi nhuận, vé vào cửa hoàn toàn miễn phí. VCCA hoạt động theo chu kì 4 mùa, mỗi mùa 3 tháng theo chủ đề Triển lãm, trải nghiệm nghệ thuật riêng.

Từ ngày 08/12/2021 – 15/2/2022, VCCA chào đón du khách đến thưởng thức triển lãm gốm “Loong Koong”. Đây là triển lãm nghệ thuật giới thiệu gần 50 tác phẩm gốm của hai nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu và Bùi Quốc Khánh với chủ đề xuyên suốt từ truyền thống cho tới những phản ánh hiện thực xã hội ngày nay.

Trong khi Trịnh Vũ Hiếu phục dựng văn hoá truyền thống, truyền tải những câu chuyện lịch sử thuần Việt thông qua những tác phẩm chế tác tinh xảo kết hợp với nghệ thuật vẽ tranh dân gian trên bề mặt gốm. Thì với cảm hứng từ trò chơi dân gian tò he, nghệ sĩ Bùi Quốc Khánh đã tỉ mỉ nhào nặn, thổi hồn vào những nhân vật đương đại từ chính loại hình gốm vốn được coi là cấu trúc có giới hạn và dễ đỗ vỡ. “Loong Koong” là nơi gặp nhau giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, giữa những giá trị cũ - mới đang len lỏi và tồn tại song hành.

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 6

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cơ sở 2 (cách ga 450m) – 97 Hoàng Cầu

Cơ sở thứ hai của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sở hữu một không gian lớn, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật, cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Nơi đây hiện đang lưu giữ 18.000 hiện vật thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 7

Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam (cách ga 950m) – 8 Huỳnh Thúc Kháng

Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam là đơn vị xây dựng, tổ chức, biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng, cũng là đơn vị sưu tầm, bảo tồn và lưu giữ phát triển hiện đại nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc.

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 8

Rạp biểu diễn Nhà hát chèo Việt Nam (cách ga 350m) – 71 Kim Mã

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển (1951 – 2021), Nhà hát chèo là nơi dàn dựng và biểu diễn hàng trăm vở Chèo, trong đó có những vở được coi là kinh điển mẫu mực. Nơi đây được xem như cái nôi làm nghề của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ nổi tiếng của nghệ thuật Chèo

Đình Hào Nam (cách ga 400m) - ngõ 29 Vũ Thạnh

Nơi thờ tự 2 vị thành hoàng Linh Lang đại vương và Hoàng Quý Công (Hoàng Phúc Trung). Bên cạnh là Đền Hào Nam (hay Đền Nhà Bà) thờ Vạn Ngọc Thủy Tinh công chúa, có nơi gọi là Bảo Hoa công chúa. Cụm di tích đình-đền Hào Nam tọa lạc trong một khuôn viên khá rộng. Cổng đình xây kiểu nghi môn, hai bên có tượng đôi Voi phục và Hộ pháp đứng gác dưới gốc cổ thụ. Gần đó còn có văn chỉ thờ đức Khổng Tử.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (cách ga 1km) - 58 Quốc Tử Giám

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất của du lịch Thủ đô. Vào 9/3/2010, UNESCO đã chính thức công nhận 82 tấm bia tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, là Di sản tư liệu thế giới.

Hàng năm, vào những ngày Tết, người dân Thủ đô thường đến khu Văn Miếu – Quốc Tử giám để xin chữ, vừa để thể hiện sự trân trọng đối với tri thức, vừa gửi gắm mong muốn có một năm thuận lợi, hanh thông trong công việc, học tập.

Hiện tại, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang xúc tiến đề xuất với thành phố Hà Nội và quận Đống Đa xây dựng phố đi bộ cuối tuần, trở thành không gian văn hóa, có hệ sinh thái gồm nhiều hoạt động văn hóa ở khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hồ Văn và vườn Giám. Bên cạnh đó, Trung tâm còn định hướng xây dựng tour du lịch ban đêm nhằm khai thác vẻ đẹp Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm, áp dụng công nghệ 4.0 để kể câu chuyện về đạo học Việt Nam.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (cách ga 1,2km) – 19 Ngọc Hà

Có rất nhiều di tích và di tích lịch sử để tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch, nhà sàn Bác Hồ là năm di tích nằm trong một cụm thống nhất của quận Ba Đình.

Xuất phát từ ga Cát Linh, điểm đến đầu tiên trong cụm di tích sẽ là Bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng lớn nhất ở Việt Nam. Bảo tàng chủ yếu tập trung vào các hiện vật và tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế bởi nhà thiết kế người Nga, Garon Ixacovich, gồm ba tầng, có hình dạng của một hoa sen trắng thanh tao, gợi nhớ đến làng Sen quê hương Người.

Chùa Một Cột (cách ga 1,3km)

Ban đầu, Chùa có tên là Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Đây là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu (Phúc lành dài lâu). Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962. Ngày 10/10/2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.

Chuyến tàu mùa xuân Đến các điểm văn hóa dọc tuyến Cát Linh - Hà Đông ảnh 9

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cơ sở 1 (cách ga 1,3km) - 66 Nguyễn Thái Học

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được đánh giá là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hoá nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Diện tích toàn bộ khuôn viên Bảo tàng đến nay khoảng 4.737m2 trong đó diện tích trưng bày trên 3.000m2.

Cho đến giờ, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã sưu tầm, lưu giữ được một khối lượng gần 20.000 hiện vật, tác phẩm mỹ thuật có giá trị, phản ánh được cơ bản lịch sử phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam, một nền mỹ thuật lâu đời, phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, bộ sưu tập của các thế hệ họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương đã đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền Mỹ thuật Việt Nam.

Trong số đó, có 2.000 hiện vật đang trưng bày thường xuyên tại cơ sở 1, và 18.000 hiện vật lưu giữ trong các kho bảo quản tại cơ sở 2 (gần ga Thái Hà). Bên cạnh không gian trưng bày thường xuyên, Bảo tàng có không gian Trưng bày chuyên đề, Không gian sáng tạo cho trẻ em, Không gian ẩm thực và đồ uống.

Viện Goethe Hà Nội (cách ga 1,4km) – 56-58-60 Nguyễn Thái Học

Được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Đức và châu Âu, Viện Goethe Hà Nội tổ chức nhiều chương trình đa dạng để giới thiệu văn hóa Đức đến với công chúng Việt Nam. Ngoài các hoạt động triển lãm, chiếu phim, hội thảo, hòa nhạc diễn ra trên nền tảng trực tuyến, khi ghé thăm khuôn viên Viện Goethe trong thời gian tới, công chúng có thể thưởng thức buổi biểu diễn múa đương đại “A Wo|man” (tối 8/1/2022), nằm trong khuôn khổ dự án Antigone của Viện Goethe — dự án kêu gọi các trình diễn thể nghiệm mới dựa trên vở kịch Hy Lạp kinh điển Antigone của Sophocles.

Bài: Hani

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.