Phát huy 'sức mạnh mềm' của văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - “Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong chặng đường phát triển bền vững đất nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Văn hóa là “sức mạnh mềm” của đất nước

Bài phát biểu tâm huyết của người đứng đầu Đảng ta tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đề cập đến sức mạnh mềm văn hóa một cách hàm súc và gói trọn tâm huyết để xây dựng, phát triển văn hóa.

Phát huy 'sức mạnh mềm' của văn hóa Việt Nam ảnh 1
"Sức mạnh mềm văn hóa" đến từ những điều rất đỗi thân quen như một lời ru của mẹ; một khúc hát dân ca gắn liền với một miền quê, một vùng đất. Ảnh: TTXVN

Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư nhiều lần trích đọc các bài thơ nổi tiếng, được nhiều thế hệ yêu thích, như Chân quê (Nguyễn Bính), Việt Bắc (Tố Hữu)..., với lời nhắn nhủ hãy giữ lấy nếp nhà, giữ lấy chân quê; giữ cho đẹp tình thủy chung, sau trước...

Tổng Bí thư dẫn những câu tục ngữ, ca dao để nói về việc xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội…

Bài phát biểu cũng nhắc đến lời Bác dặn trước lúc đi xa rằng "muốn yêu Tổ quốc mình thì phải yêu những khúc hát dân ca!".

Theo đó, sức mạnh mềm đó có thể là những điều rất đỗi bình dị, giản đơn, thân quen như một lời ru của mẹ; một khúc hát dân ca gắn liền với một miền quê, một vùng đất. Đó là miền đất để gìn giữ những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo vệ và phát huy như: dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù, ca Huế, Nhã nhạc - âm nhạc Cung đình Việt Nam, nghệ thuật bài chòi, đờn ca tài tử Nam Bộ…

Tổng Bí thư thống kê số bảo tàng trên cả nước, số di tích được xếp hạng di tích quốc gia, số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là "di sản văn hóa thế giới", để thấy chúng ta đang sở hữu một tài sản vô cùng quý báu do cha ông ta mấy nghìn năm để lại mà không phải nơi nào cũng có được.

Việc phát huy “sức mạnh mềm văn hóa” đã và đang được ngành văn hóa quan tâm, quán triệt nhằm chuyển hóa hiệu quả các nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa của đất nước, từ đó phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đẩy mạnh quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ góp sức phát huy sức mạnh văn hóa

Đóng góp để xây dựng, phát triển văn hóa, GS.TS Vũ Minh Giang khẳng định: “Văn hóa không chỉ là tài sản để cất giữ, để tự hào mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước, để có thể mở rộng hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên trường quốc tế. Trên ý nghĩa này, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa không chỉ dừng ở những hoạt động giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài mà phải có những tính toán dài hơi và hiệu quả, trong đó đặc biệt coi trọng thế mạnh của con người Việt Nam. Bên cạnh việc phát huy sức mạnh mềm, việc làm sống dậy các di sản, di tích cũng là một giải pháp quan trọng.”

Phát huy 'sức mạnh mềm' của văn hóa Việt Nam ảnh 2
Việc làm sống dậy các di sản, di tích cũng là một giải pháp quan trọng. Ảnh: TTXVN

Hiến kế phát huy sức mạnh mềm, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, khẳng định tài năng của văn nghệ sĩ cần được chăm lo.

“Hơn 80 năm trước, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cơm áo không chỉ “đùa” mà còn nhiều khi “đùa” rất ác với giới văn nghệ sĩ. Giới văn nghệ sĩ kêu gọi được đầu tư không phải chỉ để lo trả “cái nợ áo cơm”, mà ngày nay còn phải biết từ các nguồn đầu tư ấy làm cho chúng sinh sôi, sinh lời để tái đầu tư bằng cách chủ động, tích cực tham gia vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ văn hóa, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.” - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ.

Hiến kế để khơi dậy động lực và sức mạnh văn hóa, GS. TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam chia sẻ: “Phải tạo ra được một xã hội có môi trường văn hóa nhân bản, lành mạnh và tiến bộ, mọi thứ trong môi trường đó phải rõ ràng, minh bạch. Trong xã hội đó, sự trung thực, lòng trắc ẩn, hướng thiện phải được đề cao. Bảo vệ và phát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc vốn được xây đắp hàng ngàn đời bằng máu xương và mồ hôi, nước mắt của biết bao thế hệ cha ông. Nền văn hóa đó phải bắt đầu từ cái nôi đầu tiên là gia đình với những truyền thống tốt đẹp, rồi tới cộng đồng và xã hội.”

Theo các chuyên gia, động lực và sức mạnh nội sinh của văn hóa không phải tự dưng hay ngày một ngày hai có được mà phải được nuôi dưỡng, giáo dục, vun đắp, chăm bón từng ngày, từng giờ, từ những công việc hết sức nhỏ bé, bình thường đến sự trải nghiệm, từng trải được hun đúc, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ “Hội nghị Diên Hồng” của ngành Văn hóa, sức mạnh mềm của đất nước được kỳ vọng sẽ có sức bật tốt để xây dựng, phát triển.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.