Chuyện về một doanh nhân luôn giữ 'chất lính'

(Ngày Nay) -Gặp ông, tôi thực sự rất ấn tượng. Cũng khoác ngoài bộ vest xám thanh lịch, áo sơ mi trắng cổ cồn và cà vạt như phần nhiều doanh nhân khác nhưng ở ông  vẫn toát lên sự khác biệt, không thể hoà lẫn. Nói chuyện lâu một chút thì ngoài vẻ xù xì và phong trần của một người từng trải còn là tính cách rất dễ gần, thân thiện. Hoá ra, ông từng là lính.
Ông Vũ Văn Trường, CTHĐQT – TGĐ Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc
Ông Vũ Văn Trường, CTHĐQT – TGĐ Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc

Dường như, sau gần 40 năm tham gia thương trường, chất lính trong ông vẫn còn rất đậm đà. Và có lẽ, chất lính còn góp phần làm nên thành công ngày hôm nay trong sự nghiệp kinh doanh của ông khi ông luôn nhấn mạnh: "Doanh nhân hay bộ đội thì vẫn là người lính. Đều phải quyết đoán khi cần và đều có thể phải hy sinh tất cả nếu đưa ra quyết định sai lầm". Ông tên là Vũ Văn Trường - TGĐ Công ty cổ phần đầu tư Thiên Lộc. 

Xin đi lính vì yêu hình ảnh Anh bộ đội Cụ Hồ 

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Định, trong một gia đình có truyền thống cách mạng nên năm 15 tuổi Vũ Văn Trường dù thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn hăng hái viết đơn tình nguyện tham gia nhập ngũ. Được phân công về Đoàn 6 Hải quân thuộc Bộ tư lệnh thuỷ quân lục chiến, sau thời gian huấn luyện, ông được chọn đi học lớp sĩ quan thuỷ quân lục chiến. Tốt nghiệp, 17 tuổi ông được cử làm trung đội trưởng cơ động của Đội huấn luyện đặc nhiệm có nhiệm vụ đi tuần tiễu, bảo vệ tất cả các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nhớ về quãng đời thanh niên sôi nổi ấy, ông cười: "Hồi ấy không ai bắt nhưng rất "máu" đi bộ đội. Chắc ảnh hưởng truyền thống của gia đình. Ông nội tham gia hoạt động cách mạng chống Pháp. Bố cùng hai anh em trai đều đi bộ đội chống Mỹ. Rồi hồi học cấp 3, hầu hết thầy giáo dạy học đều là bộ đội xuất ngũ nên thấy hình ảnh người chiến sỹ vừa gần gụi vừa đáng trọng lắm. Thế là quyết đi cho bằng được". Tuy nhiên, trước khi đi nghĩa vụ, ông đã được gọi khám tuyển phi công. Do đó, khi đang say sưa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc thì ông lại được gọi về tham gia khoá huấn luyện lái máy bay. Chỉ có điều, sau khoá học, ông ròng rã mấy năm trời ngồi ghế... dự bị. Suốt chừng ấy thời gian, ông học đi học lại chương trình cấp ba tới mức thuộc lòng như cháo chảy. Đến năm 1984, không thể chịu nổi thêm được nữa cảnh ăn không ngồi rồi, ông xin chuyển ngành sang công an, công tác tại Cục an ninh với mấy năm công tác bí mật ở các tỉnh Tây Nguyên.

Chuyện về một doanh nhân luôn giữ 'chất lính' ảnh 1 Đại diện Ban cố vấn chụp hình lưu niệm với lãnh đạo công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên lộc tại hội nghị

Trở thành "người lính" trên "mặt trận" kinh tế 

Lập gia đình, để ổn định cuộc sống, vun vén cho vợ con, ông xin về Hà Nội và lại cắp sách đi học Đại học Kinh tế Quốc dân rồi trở thành cán bộ vật tư của Công ty Xây dựng Hà Nội. Với chỗ làm "thơm" như thế, tưởng rằng ông sẽ an phận tới lúc nhận sổ hưu. Thế mà không, năm 2007, "máu" kinh doanh lại nổi lên, ông rủ bạn lập công ty kinh doanh riêng. Được một thời gian thì công ty phá sản vì lý do khách quan. Những tưởng chạ bao giờ ông nghĩ tới chuyện kinh doanh nữa... Song, không lâu sau đó ông lại tự đứng ra thành lập công ty xây lắp cho riêng mình. Thất bại trước không khiến ông nản lòng. Ông có một niềm tin sắt đá vào bản thân. Và hơn hết là ông muốn đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển chung của đất nước như Đảng và Nhà nước đã chỉ đường: Dân giàu thì nước mới mạnh. Một tay ông vừa quản lý, điều hành công ty, vừa chỉ đạo thi công công trình. Thắc mắc ông không học xây dựng thì sao mà chỉ đạo thi công? Ông cười: "Đúng là không được đào tạo bài bản nhưng tôi làm bằng kinh nghiệm được đúc kết từ thời làm ở công ty cũ; bằng việc dành thời gian tìm tòi, mua sách, tài liệu về đọc, nghiên cứu và tự học; bằng việc trao đổi, học tập tri thức từ bạn bè, đồng nghiệp". Cứ bền bỉ, kiên nhẫn như thế cho đến tận bây giờ. Hiện tại, công ty của ông sau một cuộc hợp nhất với công ty của hai đồng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thời hội nhập vào năm 2009 và mang tên Thiên Lộc đã trở thành một doanh nghiệp lớn, phát triển mạnh mẽ với thương hiệu nổi tiếng cả trong Nam ngoài Bắc. 

Chuyện về một doanh nhân luôn giữ 'chất lính' ảnh 2 Hàng trăm khách hàng tham dự chương trình “ Lễ tri ân khách hàng” dự án đất nền mặt đường Thống Nhất thành phố Sông Công do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc làm chủ đầu tư

10 năm qua, Vũ Văn Trường như một "người lính" doanh nhân tả xung hữu đột, đối nội đối ngoại trên "mặt trận" kinh tế trong thời bình. Khó khăn có, trở ngại cũng không ít nhưng trời đã không phụ lòng người. Công ty đã để lại dấu ấn qua rất nhiều công trình qui mô, là đối tác tin cậy của các bộ ban ngành và đã từng được ngành công an, bộ đội tin cậy triển khai nhiều dự án lớn. Được biết, vốn điều lệ của Thiên Lộc hiện đang là 200 tỷ đồng, doanh thu mỗi năm một cao, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 13 triệu đồng/người/tháng, nộp thuế cho nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước. 

Trên thực tế, thành công của Công ty không đến một cách dễ dàng khi thị trường luôn có những biến động phức tạp và cạnh tranh gay gắt. Ông Vũ Văn Trường, với tư cách là người lãnh đạo cao nhất, hàng ngày phải đối mặt với không ít áp lực rằng làm sao để kinh doanh có lãi, phải có việc cho người lao động, phải có doanh thu để trả lương cho cán bộ công nhân viên và duy trì hoạt động của Công ty ,... đã phải rất quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và tranh thủ nắm bắt từng cơ hội. Cùng với ban lãnh đạo, ông chủ trương khai thác trí tuệ của các cán bộ đã từng có thâm niên làm việc tại các công ty xây dựng lớn như: Vinaconex, Tổng Công ty Sông Đà,... đang làm việc tại Thiên Lộc. Ông đánh giá đây là nền tảng vững chắc mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Trường đại học có thể cho ta kiến thức nhưng kinh nghiệm thì chỉ có trường đời, thực tế làm việc mới có thể tích luỹ được. Tiếp đến là sức mạnh đoàn kết trong Công ty. Trong các cuộc họp hay những lúc nói chuyện thân tình với cán bộ công nhân viên, ông luôn nhấn mạnh một điều: Công ty chính là ngôi nhà ban ngày của họ. Hãy làm việc hết mình, hãy gắn bó như máu thịt, hãy trách nhiệm và tâm huyết, cùng nhau nỗ lực phát triển doanh nghiệp để mọi người cùng được hưởng lợi ích từ sự lớn mạnh ấy như: lương thưởng liên tục được nâng cao, được thanh toán ăn trưa, hỗ trợ xăng xe hoặc tiền thuê nhà, được đóng đầy đủ bhyt, bhxh như một lời cam kết lâu dài trong tương lai. Và tại Thiên Lộc, mọi quyền lợi của người lao động luôn được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Không bao giờ chậm hay nợ lương, nợ BHXH. Phương châm "Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả" của Công ty không chỉ chinh phục khách hàng, đối tác; mà còn chinh phục chính cả các cán bộ công nhân viên qua thực tế. Nhờ đó, Thiên Lộc đã và đang sở hữu một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, giỏi trình độ chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm, tự giác với công việc, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của đối tác trong công việc. Cũng thái độ tương tự như thế với cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của TGĐ, Công ty đã lập riêng một quỹ Đền ơn đáp nghĩa để chia sẻ động viên các đối tượng chính sách, góp phần phát huy truyền thống "Lá lành đùm lá rách" tốt đẹp của dân tộc. Mỗi năm Thiên Lộc chi hàng tỷ đồng để tặng quà, thăm hỏi động viên người có công, người nghèo; tặng học bổng cho học sinh - sinh viên nghèo; tài trợ xây đài tưởng niệm liệt sỹ;... tại các địa phương có dự án của Công ty đang thi công.

Chuyện về một doanh nhân luôn giữ 'chất lính' ảnh 3 

Không bằng lòng với những thành tựu đạt được trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Văn Trường, Thiên Lộc đang từng bước dịch chuyển từ xây lắp sang đầu tư, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển kinh doanh. Những dự án đã và đang được triển khai như: khu dân cư phường Thắng Lợi, đường Thống Nhất, thành phố Sông Công - Thái Nguyên; khu nhà ở Phúc Lý - Phúc Lợi ở Nam Từ Liêm - Hà Nội; dự án đường Thống Nhất kéo dài và hạ tầng kỹ thuật khu đất thanh toán theo hình thức công tư tại thành phố Sông Công - Thái Nguyên; dự án đầu tư xây dựng đường nội thị và hạ tầng kỹ thuật khu đất thang toán theo hình thức công tư tại thành phố Sông Công - Thái Nguyên; dự án khu nhà ở gia đình F370 Quân chủng Phòng không - Không quân tại sân bay Biên Hoà - Đồng Nai; dự án đầu tư xây dựng đường Nguyễn Du và hạ tầng kỹ thuật khu đất thanh toán theo hình thức công tư tại thành phố Biên Hoà - Đồng Nai;...   

Và sở thích đọc sách, tặng sách cho nhân viên

Qua thành công của Thiên Lộc có thể thấy tính cách quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của người lính năm xưa đã được ông Vũ Văn Trường phát huy hiệu quả trên mặt trận kinh tế. Năm tháng chỉ khiến cho con mắt, đầu óc của ông thêm tinh anh, nhạy bén trước những cơ hội mới. Còn ý chí xông pha, sẵn sàng đối đầu với thử thách và hy sinh của người lính năm nào trong ông vẫn không hề thay đổi. Ông nói về các kế hoạch, dự án mới đầy hào hứng dù biết chắc phía trước không phải là thảm đỏ. Là người trong cuộc, hơn ai hết ông hiểu rõ, "mặt trận" kinh tế dù không tiếng súng nhưng mức độ nguy hiểm, tàn khốc của những cạnh tranh, lỗ - lãi, doanh thu, bảo tồn vốn,... thì rõ ràng không thua kém bất cứ chiến trường nào. Thế nên dân gian mới có câu: Thương trường như chiến trường. Nhưng ông tin vào bản thân, tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước; và nhất là khi ông có chữ Tâm nâng bước cùng nền tảng văn hoá truyền thống song hành trong mỗi suy nghĩ và việc làm. Đúng như ý một câu đối mà Gs Vũ Khiêu đã tặng ông - con trai nuôi của cụ: Tân trí, tân cường, tân thắng lợi - Đại nhân, đại nghĩa, đại thành công.

Ham đọc, ham học và rất mê sử nên ông Trường có một biệt tài là rất rành rẽ lịch sử nước nhà và thế giới. Với ông, đọc sử, thuộc sử là cách để chúng ta không quên quá khứ và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho hiện tại cũng như tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà dù bận rộn với công việc đến mấy, ông vẫn không quên sách. Rảnh là ông đi mua sách, đọc sách và chưa thấy vị TGĐ nào tích cực tặng sách cho nhân viên như ông. Ông khuyến khích họ đọc nhiều cho chính mình và cho xã hội. Song, đó chưa phải là điều đặc biệt duy nhất ở Thiên Lộc khi Công ty có hẳn một ban cố vấn gồm các nhà chính trị, các chuyên gia, các nhà văn hoá,... mà đứng đầu là GS - AHLĐ Vũ Khiêu để giúp ban lãnh đạo luôn đi đúng hướng, không vì kinh tế mà xao nhãng trách nhiệm với cán bộ công nhân viên hay xã hội. Đây hẳn là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới ông Vũ Văn Trường khi ông khẳng định: luôn lãnh đạo doanh nghiệp theo hướng quyết đoán nhưng không độc đoán; thượng tôn pháp luật và đảm bảo lợi ích giữa các bên.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.