Chuyến xe năm nào

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối cùng thì xe cũng nổ máy, chuẩn bị lăn bánh. Lái xe như đoán được sự sốt ruột của hành khách nên quả quyết rằng đúng hai giờ chiều sẽ tới thành phố.
Chuyến xe năm nào

Những hành khách lên sau cùng thường cảm giác rõ hơn về sự ngột ngạt nên họ dáo dác nhìn quanh xem còn chỗ nào tốt hơn không. Chiếc xe hai bốn chỗ, người thì vừa đủ nhưng đồ đạc thì quá nhiều. Sàng có cảm giác chuyến xe như một lớp học xóa mù mà hành khách là những học sinh đủ mọi lứa tuổi còn ông tài xế là thầy giáo dù rất giàu kinh nghiệm nhưng bắt đầu chậm chạp. Khi thầy giáo nhìn khắp lớp và hỏi “còn ai chưa trả tiền xe không?” thì các học sinh ngơ ngác nhìn nhau và đồng thanh “không ạ”.

Ở khúc cua trên dốc Pháo Binh, xe lắc mạnh, một cái bu gà buộc trên nóc xe tuột mối lăn xuống đường, gà kêu quang quác. Xe phanh khực lại. Sàng đập trán vào lưng đứa con gái ngồi ghế trước. Nó phát ra một tràng tiếng Dao cáu kỉnh “người đâu mà vô ý”. Ở vùng này, con gái Dao đanh đá lắm, nhất là những đứa xinh như thế. Chủ nhân của bu gà là một ông người Mông, ra thành phố chăm con gái ốm nặng nằm bệnh viện. Ông ta đợi tài xế mở cửa xe thì nhảy xuống, chạy về phía sau, xách cái lồng gà nằm giữa đường lên, xuýt xoa rên rỉ. Cái dốc này cao, lại cua gấp, là điểm cuối cùng hành khách có thể nhìn thấy khung cảnh phố huyện. Chỉ ít phút nữa thôi, rừng nối rừng, ruộng nối ruộng, heo hút. Ông tài xế ngoài năm mươi ngồi vắt vẻo trên nóc xe chằng buộc lại những thứ hàng hóa lỉnh kỉnh rồi nhảy xuống. Giống như thằng lớp trưởng uy tín, Sàng rời chỗ ngồi, nhảy xuống đất, ngẩng đầu nhìn lên nóc xe, cái xe đạp của mình thì khó mà rơi được. Lớp học lại nhốn nháo. Tiếng Kinh, tiếng Mông, cả tiếng Giáy cứ ran lên. Cả đám đông lục tục chui ra khỏi xe. Bà hỏi cái bao ngô giống của tôi, ông hỏi cái bó ngọn mía tím, chị hỏi tải cỏ thuốc, có rơi được không... Cứ như thể là tất cả đều sắp rơi xuống đường sau cú lắc gớm ghê ấy.

Mất hàng chục phút tài xế mới lùa được mọi người lên xe, ổn định tinh thần, xe tiếp tục hành trình. Cái xe tồi tàn đến nỗi ông tài xế cũng chả có lý do gì để bắt cái lớp học di động này phải trật tự. Mọi người lao nhao đòi hỏi. Bật gió lên đi, nóng quá, chết mất thôi. Ông lái già lại nhẫn nại giải thích. Bà con thông cảm, xe đang lên dốc, bật điều hòa thì yếu lắm. Lại có tiếng cằn nhằn. Thế thì mở cửa kính ra. Bọn trẻ con bắt đầu i ỉ khóc vì sự chật chội. Sàng lấy hai bàn tay bịt tai lại, có vẻ dễ chịu hẳn. Cửa kính mờ mịt, cáu bẩn và đầy vết xước nhưng mắt thằng trai hai nhăm đủ tinh để nhìn ra ngoài trời thấy loang loáng những vệt cây xanh đang quằn quại trong gió. Trời đang kéo cơn đen sì. Gần mười giờ rồi đấy. Sáng, Sàng dậy từ năm giờ, làm bát cơm nguội cho chắc dạ rồi đạp xe lên phố. Từ bản của Sàng ra phố huyện là đoạn đường chục km toàn dốc đá và ổ gà, dắt xe là chủ yếu. Bản Pho đầy ngựa, xe máy cũng đầy, nhưng cái xe đạp của Sàng là duy nhất. Mỗi lần về quê, Sàng thường đem theo xe đạp, để trên nóc ô tô. Không phải Sàng sợ để xe ở phòng trọ thì trộm cắt khóa lấy mất, mà Sàng muốn đem xe về để lấy phương tiện đi từ phố huyện về nhà và lượt lên cũng chủ động chở thêm đồ đạc. Chiếc xe thể thao màu tím rất đẹp, rất chắc chắn, đường bằng đạp băng băng. Biết là nó sẽ bị buộc lên nóc ô tô, sợ xước sơn, Sàng còn cuốn giấy xi măng quanh khung, những chỗ dễ va chạm, sau đó dùng băng dính cố định lại rất cẩn thận.

Từ khi còn là cậu bé bảy tuổi, Sàng đã mê mẩn nhìn những người khách du lịch đạp xe đạp qua bản của cậu rồi. Ao ước là khi nào lớn lên, kiếm được tiền, Sàng sẽ mua một cái xe đạp để vi vu như thế. Và sau hai tháng lương đầu tiên, Sàng đã mua được. Chiếc xe đã gắn bó với Sàng mấy năm nhưng vẫn mới tinh. Qua cửa kính, Sàng còn thấy những đám mây đen lớn đang trôi ngược. Chắc chắn mưa sẽ đổ ào xuống thị trấn, gội rửa đi bao nhiêu bụi bặm đất cát. Tất cả sẽ trôi xuống suối. Rồi suối sẽ đổ về sông. Sông ra biển. Sàng biết nước biển mặn, biển rất nhiều tôm cá, biển có tàu thuyền và chim hải âu, dù Sàng chưa từng ra biển. Đang mải nghĩ thì những quả mưa đầu tiên đã bay vào cửa kính như tiếng roi vút lên mình trâu. Mưa rồi. Thảo nào trời oi bức khủng khiếp thế. Cái gạt nước ở trên kính xe không hề nhúc nhích. Ông lái xe dụi mắt. Sao mưa đến nhanh thế nhỉ. Lúc lên xe, trời còn nắng chang chang cơ mà. Cả con đường có một chuyến xe mưa kiên trì bò dốc. Xe lên tới đỉnh thì mưa đã dày đặc kèm theo sấm chớp rền trời. Xe đổ dốc rất chậm. Sàng thấy lác đác những nhà dân phía bên kia thung lũng đang lên khói. Họ chuẩn bị làm bữa trưa rồi. Tiếng phàn nàn ca cẩm vì đồ đạc trên nóc xe ướt hết do không có bạt che bị tiếng mưa hách dịch át đi. Sàng cũng thương cái xe đạp lắm, chả kém cái bà kia thương bao ngô giống đâu, nhưng mà không dám nói. Phía cuối xe có tiếng cằn nhằn. Xe đi chậm thế này, đến suối Bun ngập là vừa, lại không qua được cho mà xem.

Sàng nghe nhắc đến suối Bun thì run bắn người nhưng vẫn nói to lên để mọi người yên tâm. Càng mưa to càng mát và trời càng mau tạnh. Lái xe không biết có nghe thấy tiếng của Sàng không nhưng chăm chú nhìn về phía trước. Con đường bắt đầu hình thành những hố nước khá lớn nhưng nhờ thuộc đường mà chiếc xe vẫn khéo léo tránh được. Trời vẫn sầm sập mưa. Sàng bắt đầu để ý đứa con gái Dao ngồi phía trước mình. Nó chăm chú nhìn mưa bằng ánh mắt buồn pha lẫn sự sốt ruột. Tiếng sét chói tai ngay bên vách núi khiến tất cả rú lên sợ hãi. Chú người Kinh tuổi ngoài bốn mươi ngồi cạnh Sàng đang bẻ ngón tay lắc cắc để giết thời gian chợt lên tiếng “bác tài xem có chỗ nào ráo đánh xe vào trú mưa đi, sấm sét là không an toàn đâu”. Tiếng bác tài vọng xuống “dừng lại sẽ không kịp, lũ suối thì đến mai không ra thành phố được”.

Trên xe, ông chủ của bu gà rên rỉ “con gái tôi đang cấp cứu ngoài bệnh viện, xin bác tài quyết đi ạ, tôi bằng mọi giá phải đi”. Một ông khác nói giọng chán nản “đi như rùa thế này thì cả giờ nữa chả đến suối Bun”. Sàng thì không có gì vội cả. Làm việc ở một xưởng cơ khí trong thành phố, cứ đều đặn mỗi tháng Sàng được nghỉ hai ngày để về quê. Sàng cứ dồn vào, hai tháng nghỉ bốn ngày nên nếu có chậm một buổi sáng thì ông chủ sẽ trừ nửa ngày lương, thế thôi. Sàng đang mải nghĩ thì nghe tiếng đứa con gái ngồi phía trước hét lên. “Dừng lại, có người vẫy xe bác ơi”. Lái xe cho xe chạy chậm rồi dừng. Mọi người nhìn lên con đường mòn trơn trượt trổ từ trên núi xuống thấy một phụ nữ địu con ướt lướt thướt đang vẫy rối rít. Tiếng mưa to quá nên tài xế không nghe tiếng cô ấy gọi. Chiếc ô màu đen đã bị gió bẻ gãy lìa nửa số gọng nên đầu đứa trẻ khô còn tóc người mẹ ướt hết. Cửa xe mở, người mẹ vứt cái ô xuống rệ đường rồi trèo lên. Nước mưa từ váy áo cô ấy chảy thành dòng xuống sàn xe. Sàng đứng dậy nhường chỗ cho hai mẹ con. Người mẹ trẻ loay hoay gỡ thằng bé xuống. Môi thằng bé tím tái vì lạnh. Chiếc địu sũng ướt và lưng người mẹ cũng ướt. Đứa con gái Dao quay người bảo “chị đưa cháu em bế cho”. Người mẹ còn rất trẻ đưa bé trai khoảng sáu tháng tuổi cho cô gái xa lạ. Cô gái bế thằng bé vào lòng, thấy nó ướt quá cô cúi xuống kéo khóa cái túi du lịch lấy ra chiếc áo thổ cẩm dày cộp. Cô nhanh nhẹn cởi quần áo ướt của thằng bé, quấn bằng chiếc áo của mình và ấp thằng bé vào lòng cho ấm.

Mọi ánh mắt trên xe đổ dồn vào cô gái Dao và thằng bé. Cô ấy thành thạo với trẻ con như một người mẹ khiến Sàng chột dạ. Mới chục phút trước Sàng còn nghĩ cô ấy là gái chưa chồng. Khi mọi người chăm chú quan sát thằng bé và hai cô gái trẻ thì hành trình cũng như ngắn lại. Suối Bun đã ở ngay trước mặt. Con đập tràn này thường ngày nước liu riu trôi qua trong xanh văn vắt. Nhưng giờ mưa thì đục ngầu. Sàng đứng ở gần cánh cửa nên bảo với lái xe “chú để cháu lội xuống xem nước thế nào, nếu sâu thì xe không qua được chú ạ”.

Cửa xe mở, Sàng nhảy xuống, mưa không còn dữ dội nhưng vẫn rất dày. Sàng để dép lại trên xe rồi lội xuống tràn. Nước chỉ ngang bắp chân, không xiết. Sàng có cảm giác vùng thượng nguồn mưa nhỏ và đã tạnh nên nước chảy chậm. Xe đã dừng hẳn, mọi người trên xe lục tục xuống, dắt nhau qua mặt tràn dài hơn chục mét. Sau khi người lên bờ hết thì lái xe mới đánh xe sang. Mọi người tấp vào cái quán bỏ không bên kia tràn vừa trú mưa vừa lấy đồ ăn tạm ra. Lúc mọi người ăn gần xong, Sàng để ý thấy cô gái trẻ bế thằng bé không ăn gì cả, cứ ngoái cổ nhìn quanh để tìm mẹ cháu bé. Sàng ngạc nhiên vô cùng và hỏi lớn, cốt để tất cả mọi người nghe thấy. Mẹ cháu đâu? Một phụ nữ nói, tôi thấy cô ấy đi ra phía sau quán, chắc đi vệ sinh, nhưng cũng hơn chục phút rồi. Tất cả sững người. Sàng nhanh chân chạy ra sau quán nhưng không thấy người, chỉ thấy con đường đi vào rừng rậm rạp và ướt át, mưa khiến vạt rừng thêm lạnh lẽo hoang vắng. Sàng chạy theo con đường ấy. Còn hai người nữa đi về phía bờ suối. Nửa giờ sau, tất cả quay lại thở dài ngao ngán. Không thấy người mẹ trẻ đâu cả. Thế là cô ấy đã bỏ thằng bé lại.

Gần 3 giờ chiều xe mới đến thành phố. Sàng lấy xe đạp chở Mẩy (tên cô gái) và đứa trẻ về chỗ làm của Mẩy. Lúc ấy Sàng mới biết Mẩy làm thuê cho một nhà hàng ở gần cửa khẩu. Vừa bế đứa trẻ vào đến cửa, bà chủ quán đã đay nghiến Mẩy: “Tôi đến lạy chị, khách khứa mùa hè thì đông, chị bảo nhớ con về thăm mà giờ chị công nó ra đây, thì còn làm ăn thế nào. Nó đỏ hỏn thế này mà lúc đầu chị nói dối tôi nó hai tuổi, phí công tôi bảo ban dạy dỗ chị mấy tháng giời. Chị đi đâu thì đi. Xem ai chứa”.

Sàng lờ mờ nhận biết tình hình khá phức tạp. Nhưng thú thật, nằm mơ Sàng cũng chưa bao giờ đặt mình vào tình huống này. Sàng không thể đưa Mẩy và đứa trẻ này về nhà trọ. Sàng còn đang theo đuổi một cô gái ở trọ cùng dãy, làm nghề bán hàng rong, mấy hôm về nhà không gặp, Sàng đã như kẻ mất hồn rồi. Vì thế, Sàng vội vàng để cái túi xách của Mẩy xuống cạnh chân cô rồi vội vàng đạp xe về phòng trọ. Nhưng suốt buổi chiều Sàng thấy day dứt áy náy. Gần bảy giờ tối, Sàng quyết định dắt xe ra, cắm cổ đạp một mạch lên phía cửa khẩu. Từ xa, Sàng nhìn thấy Mẩy lưng địu đứa bé bằng cái áo chống nắng, tay xách túi đồ đang lững thững trên vỉa hè.

Mới đó mà đã sáu năm. Đường xá giờ đẹp như dải lụa. Từ phố huyện ra thành phố chỉ trong buổi sáng. Chỗ đập tràn xưa đã có một cây cầu rất chắc chắn. Chiếc xe cũ kỹ năm xưa giờ cũng được thay bằng một chiếc xe mới, sạch sẽ, rộng rãi, chạy êm ro. Ngày có nhiều chuyến xe như thế, đi lại tiện vô cùng. Cả gia đình Sàng ngồi hàng ghế ngay phía sau anh tài xế trẻ. Đứa trai lớn tám tuổi rất chững chạc có nước da trắng trẻo, khuôn mặt thanh tú, thi thoảng lại nhắc hai đứa em cười bé thôi, đừng giẫm chân lên ghế. Đứa trai thứ hai khoảng sáu tuổi có nước da bánh mật, tóc xoăn tít, đôi mắt đen láy, rất lém lỉnh. Còn cô em út bốn tuổi xinh xắn điệu đàng, cứ tí lại nâng tà váy lên hỏi bố “con xinh hông bố”.

Xe qua cầu, Sàng bóp bàn tay vợ, chỉ xuống con đường nhỏ chạy vào rừng, giờ cũng là con đường xe máy có thể chạy. Mẩy nhìn theo, ánh mắt rưng rưng. Sàng nói nhỏ. “Có một chuyện, anh chưa từng kể với em. Sợ em giận. Hôm đó, anh đuổi kịp cô ta. Nhưng cô ta đã quỳ sụp xuống, van xin anh hãy để cô ta đi. Người yêu của cô đã dứt tình và không thừa nhận đứa trẻ”. Mẩy cúi đầu, dụi trán vào vai chồng rủ rỉ. “Hoàn cảnh của cô ấy giống hệt em. May mà em gặp anh đấy, nếu không chả biết sẽ thế nào”. Sàng dịu dàng với vợ: “Nhưng em khác cô ấy. Em không bỏ con”. Còn một điều, Sàng chỉ nghĩ thôi, chứ không nói. Anh không muốn nói với Mẩy rằng, đến tận bây giờ anh vẫn còn rùng mình mỗi khi nhớ đến những gì hai vợ chồng đã trải qua suốt những tháng năm qua.

Đứa bé gái ngồi ghế bên cạnh, nghe bập bõm câu chuyện của bố mẹ, nó vội vàng leo lên lòng Mẩy, quàng tay ôm chặt cổ mẹ, rất hồn nhiên, nó thì thào. Mẹ không bao giờ bỏ chúng con mẹ nhỉ. Mẩy xoa đầu con bé nhưng lại đưa mắt liếc hai cậu con trai đang chụm đầu vào nhau rúc rích cười.

Chuyện ngắn của Tống Ngọc Hân.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.