Con người đang 'bức tử' đại dương

Con người đang 'bức tử' đại dương

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 1

Người ta còn nhắc nhiều đến thảm họa Deepwater Horizon đã được Chính phủ Hoa Kỳ xác nhận là sự cố rò rỉ dầu ra biển lớn nhất từ xưa tới nay.

Ước tính, hơn 750.000 lít dầu thô rò rỉ mỗi ngày từ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của Hãng dầu khí Anh BP trên vịnh Mexico đã lan ra gần 200km tới vùng cửa sông Mississippi, đe dọa hệ sinh thái ngập mặn Louisiana, dọc vịnh Mexico.

Giàn khoan Deepwater Horizon trị giá 560 triệu USD bùng cháy dữ dội sau sự cố nổ giếng dầu ngày 20/4/2010. Sự cố này làm thiệt mạng 11 người và 2 ngày sau đó giàn khoan chìm xuống biển. Ước tính một lượng dầu tương đương 5 triệu thùng đã tràn ra biển.

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 2

Ở thời điểm hơn 1 tháng sau khi xảy ra vụ tràn dầu này, truyền thông Mỹ và nhiều nước trên thế giới đã công bố hình ảnh những con cua, rùa, chim vật lộn trong làn nước ô nhiễm thuộc bang Louisiana. Người ta phát hiện hàng loạt xác cá mập, cá heo dạt vào bờ.

Bãi biển phía Nam New Orleans thậm chí đã phải đóng cửa vì dầu tràn. Dầu còn tràn sang cả phần đất liền thuộc bang Alabama và Mississippi.” Charles Hopkinson, thành viên nhóm nghiên cứu tình trạng tràn dầu trên vịnh Mexico cho biết: “Một trong những nhận định sai lầm là dầu trở nên vô hại sau khi tan, bị phân hủy trong nước.

Nhưng trên thực tế, dầu chẳng biến đi đâu cả, nó lẩn trốn dưới các tầng nước sâu và phải mất nhiều năm nữa mới phân hủy”.

Theo nhiều chuyên gia. chất gây ô nhiễm biển được thải ra môi trường có khi đi từ thượng nguồn rất xa với bờ biển. Chẳng hạn, phân bón giàu nitơ được nông dân sử dụng đã đổ ra các dòng suối, sông, nước ngầm địa phương và cuối cùng đổ ra các cửa sông, vịnh, biển. Những chất dinh dưỡng dư thừa này có thể sinh ra những bông tảo khổng lồ cướp đi oxy của sinh vật biển.

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 3

1. Nước thải

Ô nhiễm có thể xâm nhập trực tiếp vào đại dương qua nước thải. Đây thường là cách các khoáng chất và chất độc hại từ các trại chăn nuôi, các khu vực sản xuất… xả thẳng thải vào đại dương.

Việc giải phóng các chất dinh dưỡng hóa học khác vào hệ sinh thái đại dương khiến nước biển giảm oxy, thực vật bị phân hủy, chất lượng nước biển giảm nghiêm trọng. Kết quả là, môi trường sống đại dương, thực vật và động vật bị chết mòn.

2. Hóa chất độc hại từ các ngành công - nông nghiệp

Chất thải công nghiệp và nông nghiệp là một dạng chất thải phổ biến nhất thường được xả trực tiếp ra đại dương, dẫn đến ô nhiễm đại dương. Việc xả chất lỏng độc hại xuống đại dương ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật biển. Nhiệt độ của các chất lỏng này khá cao dẫn đến việc làm tăng nhiệt độ của đại dương.  Nước biển ấm lên, động vật và thực vật không thể tồn tại nên dễ dàng bị diệt vong.

3. Rò rỉ đất

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 4

Thông thường, nước này lấy chất gây ô nhiễm do con người tạo ra như phân bón, dầu mỏ, thuốc trừ sâu và các dạng ô nhiễm đất khác. Phân bón và chất thải từ động vật và con người trên đất là một mối nguy hại đối với đại dương khi chúng có thể tạo ra các vùng chết.

4. Sự cố tràn dầu quy mô lớn

Ô nhiễm tàu là nguồn ô nhiễm đại dương rất lớn, tác động tàn phá nhất trong đó là sự cố tràn dầu. Dầu thô tồn tại trong nhiều năm trên biển và cực kỳ độc hại đối với sinh vật biển, thường làm chết hàng loạt các loài động vật biển.

Ngoài ra, hàng năm các tàu có thể bị mất hàng ngàn thùng dầu do bão biển, các trường hợp khẩn cấp và tai nạn. Điều này gây ra ô nhiễm tiếng ồn (tiếng ồn quá mức, bất ngờ làm gián đoạn sự cân bằng của cuộc sống, thường gây ra bởi các phương thức vận chuyển), tảo quá mức, nước dằn tàu…Đồng thời các loài khác cũng có thể xâm nhập vào một hệ sinh thái và gây hại cho nó bằng cách làm gián đoạn chu kỳ sống của các sinh vật khác.

5. Khai thác đại dương

Khai thác đại dương ở vùng biển sâu là một nguồn ô nhiễm đại dương khác. Các khu vực khai thác mỏ ở biển như khai thác bạc, vàng, đồng, coban và kẽm tạo ra các mỏ trầm tích sulfua lên tới ba nghìn năm trăm mét dưới biển. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học để giải thích đầy đủ các tác động môi trường khắc nghiệt của khai thác biển sâu, nhưng các nhà khoa học cho rằng việc khai thác biển sâu gây thiệt hại cho đại dương và làm tăng độc tính của khu vực. Thiệt hại  này cũng gây trở ngại đáng kể cho hệ sinh thái của khu vực.

6. Ô nhiễm khí quyển

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 5

Ô nhiễm từ khí quyển là nguồn ô nhiễm đại dương rất lớn. Hầu hết các mảnh vỡ, đặc biệt là các mảnh vụn bằng nhựa, không thể phân hủy và vẫn tồn tại trong các đại dương qua nhiều năm.

Các loài sinh vật biển  như rùa, cá heo, cá, cá mập, cua, chim biển và cá sấu có thể bị mắc kẹt vào rác nhựa hoặc nhầm lẫn với thức ăn, chúng bị chết dần chết mòn sau một thời gian dài.

Ngoài ra, nhiệt độ của đại dương bị ảnh hưởng nhiều bởi khí carbon dioxide và biến đổi khí hậu, tác động chủ yếu đến các hệ sinh thái và các cộng đồng cá sống trong đại dương. Đặc biệt, mức độ CO2 tăng lên làm axit hóa đại dương dưới dạng mưa axit. Mặc dù đại dương có thể hấp thụ carbon dioxide có nguồn gốc từ khí quyển, nhưng mức độ carbon dioxide đang tăng dần và các cơ chế hấp thụ của đại dương đã không thể theo kịp.

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 6

1. Sinh vật biển thoi thóp

Tràn dầu nguy hiểm cho sinh vật biển theo nhiều cách. Dầu tràn ra đại dương có thể dính vào mang và lông của động vật biển, khiến chúng khó di chuyển hoặc bay đúng cách …. Tác động lâu dài đối với sinh vật biển có thể là ung thư, thay đổi hệ thống sinh sản, thay đổi hành vi và thậm chí bị diệt vong.

2. Gián đoạn sự phát triển của san hô

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 7

Kích ứng da, kích ứng mắt, các vấn đề về phổi và gan có thể ảnh hưởng đến sinh vật biển trong một thời gian dài.

3. Hàm lượng oxy trong nước giảm

Hầu hết các mảnh vụn trong đại dương không bị phân hủy và tồn tại trong đại dương trong nhiều năm và làm cho nồng độ oxy giảm xuống. Khi nồng độ oxy giảm xuống, cơ hội sống sót của các loài động vật biển như cá voi, rùa, cá mập, cá heo, chim cánh cụt bị suy giảm theo.

4. Hệ thống sinh sản của động vật biển bị phá hủy

Con người đang 'bức tử' đại dương ảnh 8

Hóa chất từ thuốc trừ sâu có thể tích lũy trong mô mỡ của động vật, dẫn đến thất bại trong hệ thống sinh sản của chúng.

5. Ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn

Hóa chất được sử dụng trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp được “rửa sạch” vào các con sông và từ đó được đưa vào đại dương. Những hóa chất này không được hòa tan và chìm xuống đáy đại dương. Động vật nhỏ ăn các hóa chất này và sau đó các động vật lớn ăn động vật nhỏ và như vậy nó  ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi thức ăn.

6. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Con người tiêu thụ các động vật từ chuỗi thức ăn bị ảnh hưởng và như vậy con người có thể bị các độc tố từ những động vật bị nhiễm bệnh nhiễm vào mô dẫn đến ung thư, dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề sức khỏe lâu dài.

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.