Từ những công trình nghìn tỷ
Nếu ai đã từng đến đây chỉ vài năm trước có lẽ sẽ không thể hình dung về sự xuống cấp tệ hại tới mức khó tin của SVĐ tỉnh Ninh Bình, công trình được hoàn thành 2003 để phục vụ đăng cai SEA Games. Bi hài ở chỗ, công trình tốn kém mấy trăm tỷ đồng này chỉ đóng vai dự bị, chứ không tổ chức hoạt động nào của SEA Games. Phải đến 2007, SVĐ Ninh Bình mới thoát nghịch lý làm cảnh khi trở thành sân nhà của CLB Xi măng Vissai Ninh Bình. Tuy nhiên, từ năm 2015, Sân vận động tỉnh Ninh Bình đã bị bỏ hoang do CLB bóng đá giải thể. Nhiều hạng mục của công trình đã xuống cấp nghiêm trọng từ ghế, mái che, nhà điều hành tới mặt cỏ.
SVĐ Ninh Bình |
Cách SVĐ tỉnh Ninh Bình không xa, NTĐ tỉnh Hà Nam được đầu tư trên 1000 tỷ đồng hiện lên đầy hoành tráng song thường xuyên rơi vào cảnh tắt đèn. Tiếng là phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc, NTĐ này chỉ tổ chức đúng 1 môn. Và đến giờ, sau 4 năm, mới chỉ đăng cai 3 giải lớn tầm quốc gia và quốc tế, còn lại.
Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam |
SVĐ Ninh Bình và NTĐ tỉnh Hà Nam là hai điển hình nhức nhối theo cách khác khác nhau, của hiện trạng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí lãng phí của hàng loạt NTĐ được đầu tư từ vài trăm đến cả nghìn từ ngân sách nhà nước.
Nhiều địa phương đã chỉ nhắm tới mục tiêu có được công trình, nhất là nhân các dịp đăng cai các sự kiện quốc nội quốc nội lớn, mà không cần quan tâm đến khả năng khai thác, sử dụng sau đó.
Trong khi đó, ngành thể thao cũng gần như không có quy hoạch, định hướng chung nào, mà để xảy ra tình trạng mạnh chỗ nào chố ấy chạy. Thế nên mới chỉ trong bán kính mấy chục cây số của 4 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Binh đã có tới có 4 NTĐ đạt tiêu chuẩn quốc tế, với 3 công trình được xây dựng cùng lúc với tổng mức đầu tư tới trên 2000 tỷ đồng.
TTVN đang rất thiếu các công trình thiết yếu. Chỉ có điều, như một nghịch lý, hầu hết các công trình đang có lại đang hoạt động thiếu hiệu quả, thậm chí lãng phí.
Chuyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể thao vì thế đòi hỏi một cách tiếp cận, cách làm mới.
Đến tiền ăn cho tuyển thủ quốc gia
Từ tháng 10 này, mức tiền ăn dành cho các tuyển thủ và tuyển thủ trẻ quốc gia đã được nâng lên mức 290 nghìn đồng/người/ngày, điều mà họ phải chờ tới 7 năm.
200 nghìn/ngày cho tuyển thủ quốc gia và 150 nghìn với tuyển thủ trẻ quốc gia là mức tiền ăn được áp dụng từ 2011. Mức này nhanh chóng bộc lộ bất cập, trong điều kiện vật giá leo thang. Các tuyển thủ, nhất là ở những môn có khối lượng vận động nặng, mới chỉ có thể ăn cho đủ no bụng, chứ chưa đủ chất. Thế nhưng phải đến tận bây giờ, qua 7 năm, nó mới được tạm điều chỉnh lên mức 290 nghìn đồng/ngày, trong khi chờ các bộ, ngành liên quan đưa ra quyết định chính thức.
Điểm tích cực nhất của sự thay đổi, là mức ăn đã không còn phân biệt giữa tuyển thủ quốc gia và tuyển thủ trẻ như trước. Các tuyển thủ trẻ vốn đòi hỏi dinh dưỡng cao đã được đảm bảo gấp đôi mức 150 nghìn đồng khi trước. Điều đó chắc chắn sẽ có những tác động lớn đối với việc tập luyện, thi đấu của đối tượng đang tuổi ăn tuổi lớn này.
Chỉ có điều, đối với các tuyển thủ quốc gia, những người đang gánh vác trực tiếp việc tranh giành thành tích, thì mức tiền ăn tiếng là tăng mà như không tăng. Đơn giản vì mức mới 290 nghìn thậm chí còn thấp hơn nhiều mức cũ 200 nghìn, đặt trong điều kiện vật giá leo thang. Nó chỉ giúp các Trung tâm Huấn luyện Quốc gia đỡ khổ hơn trong việc cân đối nuôi quân, chứ chưa thể đáp ứng cho các tuyển thủ quốc gia ăn ngon, ăn đủ chất, chứ chưa nói đến ăn theo đúng đặc thù.
Xem ra việc giải quyết bài toàn dinh dưỡng cho các tuyển thủ quốc gia của ngành thể thao vẫn sẽ chỉ mang tính ứng phó tình thế, theo kiểu được chăng hay chớ.
Họ đã phải chờ đến tới 7 năm, gồng mình gắng sức những cơn bão giá, cũng chỉ được tăng thêm 90 nghìn đồng, đủ biết nghịch cảnh như thế nào.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng song rõ ràng có nhiều điều phải suy nghĩ, về những công trình thể thao nghìn tỷ đang được sử dụng kém hiệu quả, thậm chí lãng phí, về mức ăn và cảnh gồng mình gắng sức vượt khó của hàng nghìn tuyển thủ quốc gia.