Tuyển thủ quốc gia thu nhập ngang lao động phổ thông

(Ngày Nay) - Nhiều năm qua, mức thu nhập của các VĐV mà tiêu biểu là các tuyển thủ quốc gia cao nhất mới chỉ đạt 3,9 triệu đồng. Tới đây, chế độ chính sách cho đối tượng đặc biệt này sẽ được điều chỉnh song cũng vẫn chỉ ngang… lao động phổ thông.
Tuyển thủ quốc gia thu nhập ngang lao động phổ thông

Lao động đặc thù, thu nhập…. chưa nổi 4 triệu đồng/tháng

Dù vẫn được ví von là lao động đặc thù song chế độ chính sách đối với các HLV, VĐV thể thao, kể cả cấp quốc gia lại thuộc diện bất cập nhất. Sư bất cập không chỉ nằm ở các định mức vừa quá thấp  và thiếu, mà còn chậm được thay đổi cho phù hợp. Qua 10 năm, chế độ chính sách mới được hai lần điều chỉnh,  và giờ đơn cử mức tiền công cho HLV, VĐV áp dụng từ 2011 thậm chí còn thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng chứ chưa nói đến chuyện so sánh được với mặt bằng chung hay đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Thế nên mới xảy ra một nghịch lý khó tin mức tiền công của các tuyển thủ quốc gia với 150 nghìn đồng/ngày, trung bình mỗi tháng  vẫn chỉ 3,3 triệu đồng, cao nhất là 3,9 triệu đồng nếu tập đủ 22 ngày. Ngay các lãnh đạo của ngành thể thao cũng phải thừa nhận trong xót xa rằng mức thu nhập này còn  thấp hơn cả…osin. Tương tự như thế là mức tiền ăn 200 nghìn đồng/ngày, một mức mà với những người cần lượng dinh dưỡng gấp 5 lần người bình thường, mới chỉ đáp ứng việc ăn cho… no bụng.

Tuyển thủ quốc gia thu nhập ngang lao động phổ thông ảnh 1

Trừ một số ít ngôi sao, đều đặn có thành tích để nhận thưởng, ngay cả các tuyển thủ quốc giachỉ đủ chi tiêu hàng ngày một cách dè sẻn, không lo được gì cho gia đình hay có tích lũy cho tương lai. Càng đáng nói hơn bởi chính từ khoảng trống và trống  về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hiện tại, các VĐV nếu lỡ dính chấn thương, hay phải giải nghệ sớm coi như lãnh đủ, rơi vào thảm cảnh “tay trắng”…

Vẫn sẽ chỉ ngang… lao động phổ thông

Cùng với nhận thức chưa đầy đủ của xã hội về một loại hình lao động khó, khổ và nhiều nguy cơ, có thể thấy, điểm nghẽn về chế độ đối với HLV, VĐV xuất phát trực tiếp từ vai trò tham mưu chậm trễ và bị động của ngành thể thao, kể cả trong sự phối hợp và thuyết phục các bộ,ngành hữu trách.  Bởi thế phải đến tận bây giờ, một bản dự thảo về một số chế độ đối với các HLV, VĐV mới được hoàn tất trình Thủ tướng Chính phủ.  

Dự thảo  gồm 12 điều, trong đó, bên cạnh việc tăng tiền công, tiền thưởng, đã các vấn đề về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ đối với HLV, VĐV bị ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu,  chế độ đối với HLV, VĐV bị tai nạn lao động khi tập luyện, thi đấu.

Tuyển thủ quốc gia thu nhập ngang lao động phổ thông ảnh 2

Về tiền công, theo dự thảo, các HLV trưởng ĐTQG có mức tiền công 10,450 triệu đồng/tháng (nếu làm việc 22 ngày) - 12,350 triệu đồng/tháng (26 ngày).  Và với các tuyển thủ quốc gia, mức tương ứng là từ 5,28 triệu đồng/người/tháng - 6,24 triệu đồng/người/tháng. Có nghĩa là, so với mức cũ, họ có thêm tối đa khoảng 2 triệu đồng. Mức 5-28 đến  6,24 triệu đồng của các tuyển thủ quốc gia đã không còn thua cả thu nhập của osin, và ngang với lao động phổ thông.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng, với tư cách đơn vị chủ trì soạn thảo, ngành thể thao rất muốn chế độ tiền công, tiền thưởng, trợ cấp đối với HLV, VĐV có bước đột phá thực sự, và cũng đã quyết tâm, cố gắn đề xuất tối đa. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận dự thảo quy định mới chỉ đáp ứng được yêu cầu, và đỡ lạc hậu so với các quy định cũ.

Trong khi đó, một kết quả thăm dò  của các lãnh đạo, chuyên gia thể thao, cũng như chính các lao động trực tiếp ở cấp quốc gia thì thu nhập của HLV ĐTQG phải ở mức 20 triệu đồng/tháng, VĐV ĐTQG 10-12 triệu đồng/tháng mới  có thể đảm bảo cho nhu cầu thực tế, so với mức trượt giá hiện tại. Ngay cả nếu nhận được mức 20 triệu đồng, thì một HLV nội vẫn kém xa mức thu nhập trả cho HLV nước ngoài có trình độ, đóng góp tương đương. Hiện tại, mức lương trả cho một HLV ngoại thấp nhất cũng là 1.500 USD/tháng, và thông thường là 2000-  3000 USD tùy theo môn.  

Không mua bảo hiểm cho VĐV là vi phạm pháp luật

Tuy mức tiền công tiền thưởng còn lâu mới đáp ứng được nhu cầu thực tế song phải ghi nhận dự thảo, đã có nhiều điểm mới khi các vấn đề về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động và bệnh nghề nghiệp; Chế độ đối với HLV, VĐV bị ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu; Chế độ đối với HLV, VĐV bị tai nạn lao động khi tập luyện, thi đấu , đều đã được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể. 

Đáng chú ý,  lần đầu tiên, các HLV, VĐV không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội nếu ngừng tham gia hoạt động sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Mỗi một năm làm HLV, VĐV tập trung, họ sẽ được trợ cấp 1,5 tháng tiền công trước khi thôi việc.  Cùng đó, HLV, VĐV không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nếu bị tai nạn trong khi tập luyện, thi đấu thì được chi trả toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, tiền trợ cấp bằng 100% mức tiền công hiện hưởng cho những ngày điều trị.  Sau khi thương tật ổn định được giám định khả năng lao động; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp một lần bằng mức quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Với những quy định rõ ràng này, việc mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho HLV, VĐV trong thời gian tập huấn thi đấu mang tính bắt buộc. Và các đơn vị, địa phương nếu không mua bảo hiểm cho VĐV là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm.

Hiện tại ngành thể thao đơn vị chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các bộ ngành liên quan hoàn thành dự thảo Nghị định về một số chế độ đối với HLV, VĐV thể thao, thay thế cho quyết định cũ áp dụng từ 2011.

Dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được trình Thủ tướng xem xét ban hành trong quý hai tới, và các HLV, VĐV sẽ được truy lĩnh chế độ từ 1/1/2018.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.