Tay trắng, bế tắc sau giải nghệ

(Ngày Nay) - Có tới 60- 70% số VĐV cấp tỉnh thuộc diện chính quy, có thâm niên tập luyện thi đấu và thành tích, giải nghệ là lập tức rơi vào tình cảnh “tay trắng", coi như phải tự “vào đời” lại từ đầu. Câu chuyện “đầu ra” cho VĐV vẫn luôn là vấn đề nóng nhất của thể thao Việt Nam, rơi vào sự bế tắc kéo dài.
VĐV Vũ Bích Hường
VĐV Vũ Bích Hường

Kỷ lục gia cắt cỏ, bán vé, trông xe, dọn vệ sinh SVĐ

Mỗi khi nói đến sự “bạc” của thể thao, người ta vẫn hay dẫn ra  trường hợp đầy nước mắt, khổ ải triền miên của VĐV chạy dài nữ hay nhất Việt Nam Trần Thị Soa (Hà Tĩnh), người từng dự Olympic 1980. Sự bất hạnh của bà, theo một cách nào đó có thể đổ cho số phận, song vẫn phải thấy phần lớn đến từ chính thể thao. Giá như bà có một công việc ổn định, đảm bảo tương xứng, chứ không phải là nhân viên cắt cỏ, dọn vệ sinh, bán vé của sân Vinh, cuộc sống chắc hẳn đã khác nhiều.

Thống kê sơ bộ, có đến 60 - 70% số VĐV từng là tuyển thủ cấp tỉnh thuộc diện chính thức nhiều năm, điển hình như trung tâm số 1 Hà Nội, khi chia tay sự nghiệp thi đấu lập tức phải làm lại từ đầu.

Giống hệt như thế, ở Thái Bình, để ngăn không cho con cái theo bóng chuyền, bao giờ các phụ huynh ở đây cũng lấy ngay “tấm gương” của cựu tuyển thủ quốc gia Bùi Thị Lanh. Nhiều năm nay, người hâm mộ thể thao ở Thái Bình đã quá quen với cảnh danh thủ lẫy lừng một thời này cùng chồng và hai con trông xe cho khách vào SVĐ , rồi làm đủ thứ việc của một lao động phổ thông...

Tay trắng, bế tắc sau giải nghệ ảnh 1

Ngay cả hiện tại, tình cảnh của bác Soa, cô Lanh vẫn luôn là nỗi ám ảnh  thường trực đối với bất cứ VĐV nào, kể cả các ngôi sao hàng đầu, dù có thể mức độ  không còn đến mức như thế.

Khi làm thầy là “lối ra” duy nhất

Đến giờ các VĐV thể thao vẫn  chưa thoát khỏi tình trạng chung, với những vấp váp, trầy trật, khó khăn, khi bỏ lại sàn đấu để... “vào đời”  lại. Tuyệt đại đa số đều chỉ chung một con đường: Lấy tấm bằng cử nhân Đại học TDTT (chính quy hay tại chức) rồi sau đó, một số ít đủ khả năng, kinh nghiệm được làm huấn luyện các cấp, còn lại xin vào các trường học dạy thể chất. Điều này bây giờ cũng rất khó vì phải cạnh tranh quyết liệt, vì ngành giáo dục thể chất đã mở rộng đào tạo, hàng năm cho ra lò hàng loạt cử nhân, trong khi nhu cầu có hạn. Chưa kể hàng loạt VĐV thường thường bậc trung, nhất là những đối tượng chỉ có thể dừng lại ở tầm quốc gia, hay tỉnh, phải rời thể thao trong cảnh “tay trắng”.

Theo thống kê, nhu cầu thực tế của các cơ sở huấn luyện đào tạo thể thao, các trung tâm thể thao, bộ môn giáo dục thể chất của trường học các cấp trên cả nước cũng chỉ có thể giải quyết được khoảng 15-20% số VĐV giải nghệ, có bằng cử nhân TDTT hay Sư phạm TDTT.

Bế tắc vì đâu?

Hậu vận hẩm hiu của những Trần Thị Soa, hay Bùi Thị Lanh luôn khiến những người làm thể thao xót xa, đồng cảm, với mong muốn phải tạo ra sự đổi thay. Chỉ có điều, chưa ai nhìn thấu đáo vào cội nguồn vấn đề.

Tay trắng, bế tắc sau giải nghệ ảnh 2VĐV chạy dài nữ Trần Thị Soa (Hà Tĩnh)

Sự thiệt thòi của hai cựu VĐV này chỉ một phần nhỏ xuất phát từ việc không được bố trí, thu xếp công việc, hay có chế độ ưu đãi xứng đáng với cống hiến to lớn khi còn là VĐV. Cái thiếu nhất của họ chính là đã không có được sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt để sẵn sàng bước sang thời hậu VĐV. Khi rời sân đấu, họ cũng khó làm được gì khác, ngoài những việc đơn giản, vì trong cả đời VĐV không được trang bị, học hỏi gì khác, gói gọn trong vòng tròn tập luyện - thi đấu. Họ cũng không thể có những tiêu chí tối thiểu nhất để được xem xét ưu tiên theo quy định của nhà nước, như một tấm bằng, một chứng chỉ đủ cho việc tham gia công tác huấn luyện VĐV, hay làm giáo viên thể chất.

Rất đáng lo vì thể thao thành tích cao Việt Nam đang có một cuộc bùng nổ, đặc biệt về số lượng, song cách tiếp cận, đào tạo VĐV vẫn không có gì thay đổi: Chỉ tập luyện, thi đấu và thành tích. Việc đào tạo, rèn luyện văn hóa, kỹ năng sống và làm việc cho VĐV, ngành thể thao chưa thực sự quan tâm, còn chính các tuyển thủ cũng thụ động. Lổ hổng lớn này  xảy ra ngay cả với Hà Nội, nơi đã đã hình thành một mô hình Trung tâm huấn luyện đào tạo có tính tự chủ, phù hợp cao, đảm bảo cho một hệ thống gồm trên 3.500 VĐV của 42 môn, với nguồn kinh phí tối thiểu 300 tỷ đồng mỗi năm.

Như một nếp quen, từ các nhà quản lý huấn luyện cho đến chính các tuyển thủ khi còn tập luyện, thi đấu chỉ nhắm tới đích duy nhất là thành tích và khai thác tới mức cao nhất có thể. VĐV không được học hành đến nơi đến chốn, thiếu hụt kiến thức kỹ năng sống và làm việc. Ngay cả khi giải nghệ, họ cũng gần như không có chế độ chính sách ưu tiên nào về kinh phí, đào tạo lại, hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm… Mảng liên kết đào tạo - việc làm với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp khác của ngành thể thao coi như không có.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.