Công ty luật Pháp Việt đòi nợ “khủng bố” - Bài 2: Thoả thuận gì với 7 ngân hàng, công ty tài chính

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công ty Luật TNHH Pháp Việt sử dụng các thủ đoạn khủng bố tinh thần người vay tiền và người thân của họ để cưỡng đoạt 456 tỷ đồng, hưởng phí dịch vụ thu hồi nợ do 7 ngân hàng, công ty tài chính chi trả lên đến 168 tỷ đồng, chiếm từ 18% - 50% tổng số tiền đã thu hồi được.

Lấy thông tin từ TST Bảo hiểm Xã hội, PC Covid

Công ty Pháp Việt chính thức hoạt động vào tháng 8/2020 với số lượng nhân sự lên đến hàng trăm người. Một nữ luật sư được thuê đứng danh nghĩa Giám đốc với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Người này không đến trụ sở làm việc cũng như không tham gia quản lý, điều hành. Toàn bộ hoạt động do Trần Văn Châu (SN 1980, quê Bình Định) đảm nhận với chức danh Phó Giám đốc. Song song đó, Hồ Quốc Hùng (SN 1987, ở TP.HCM) làm Phó Giám đốc vận hành, vạch kế hoạch.

Mặc dù biết rõ kể từ ngày 1/1/2021, loại hình dịch vụ đòi nợ bị cấm nhưng Công ty Pháp Việt vẫn tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với 7 ngân hàng và công ty tài chính để tổ chức thu nợ. Hàng tháng, sau khi nhận các tài liệu về hợp đồng vay tiền của khách hàng do các tổ chức tín dụng chuyển đến, Châu và Hùng phân xuống cho cấp dưới thực hiện.

Công ty luật Pháp Việt đòi nợ “khủng bố” - Bài 2: Thoả thuận gì với 7 ngân hàng, công ty tài chính ảnh 1

Nhiều chức năng của ứng dụng PC Covid bị lỗi.

Trưởng các nhóm sử dụng các website, phần mềm, ứng dụng như: TST Bảo hiểm Xã hội, PC Covid hoặc Qcheck để tra cứu, tìm kiếm thông tin cá nhân người vay và người thân của họ, cung cấp cho các nhân viên, hướng dẫn nhân viên khủng bố theo “Tháp giải pháp” ba cấp độ do công ty này vạch ra - bất chấp người nhận tin nhắn, cuộc gọi có liên quan đến khoản nợ của người vay hay không.

Như trường hợp của ông V.V.T (SN 1965, ở huyện Châu Thành, Tiền Giang) vay của Ngân hàng OCB số tiền 50 triệu đồng, phí bảo hiểm hơn 2,7 triệu đồng, thoả thuận trả trong thời hạn 24 tháng, mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Đến tháng 7/2022, trưởng nhóm Nguyễn Thanh Hải giao một nhân viên cấp dưới thu hồi 24 triệu đồng nhưng người đàn ông này không thể trả. Công ty Pháp Việt sử dụng TST Bảo hiểm Xã hội, PC Covid, Qcheck tìm kiếm thông tin thì biết được ông T. đang làm bảo vệ tại một trường tiểu học ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Nhân viên gọi điện thoại đe dọa sẽ cho người đến nhà, đến nơi làm việc của ông T. đòi nợ, quấy rối làm ông bị đuổi việc. Đồng thời, nhóm cũng tìm được thông tin vợ ông T. là bà H.T.K.P đang là Hiệu trưởng trường tiểu học nói trên nên gọi điện thoại đe dọa trả tiền nếu không sẽ đến trường “quậy” làm bà mất uy tín. Ngoài ra, nhóm này còn cắt ghép hình ảnh hai vợ chồng ông T. cùng con gái, kèm theo thông tin họ tên, địa chỉ, nơi làm việc, số tiền nợ… đăng rêu rao lên mạng xã hội, gửi đến vị hiệu trưởng và các thầy cô. Quá hoảng sợ, ông T. trả 20 triệu đồng.

Tháng 5/2022, Công ty Pháp Việt tổ chức thu hồi nợ theo hợp đồng vay của Công ty Tài chính Shinhan đối với anh H.M.T (SN 1984, ở Long An). Nhân viên dùng điện thoại đi động giả giọng nói từ nữ thành nam, gắn sim rác gọi cho anh T. yêu cầu thanh toán. Sau đó, nhân viên tham chiếu thông tin tìm được trên các phần mềm, ứng dụng kể trên biết được anh T. làm việc tại UBND một thị trấn trong tỉnh Long An nên nhiều lần gọi vào số điện bàn của UBND thị trấn này đòi nợ. Nhân viên còn nhờ đồng nghiệp sử dụng Zalo ảo nhắn tin cho một nữ công chức của thị trấn, yêu cầu thông báo anh T. trả nợ để không ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan và đồng nghiệp. Do lo sợ ảnh hưởng đến đồng nghiệp và công việc, anh T. trả 17 triệu đồng.

Công ty luật Pháp Việt đòi nợ “khủng bố” - Bài 2: Thoả thuận gì với 7 ngân hàng, công ty tài chính ảnh 2

Những thông tin đòi nợ kiểu khủng bố được đăng trên mạng xã hội.

Cũng thủ đoạn tương tự, để đòi được nợ cho Công ty Tài chính Mcredit số tiền 72 triệu đồng, nhân viên Công ty Pháp Việt dùng số không chính chủ nhắn tin cho chị N.T.T.H (SN 1999, ở TP.HCM) cùng chồng, mẹ ruột và em gái với nội dung đe doạ bắt cóc con gái để buộc chị phải trả tiền. Trong khi đó, chị N.T.C (SN 1977, quê Tiền Giang) vì quá hoảng sợ khi bị đe doạ và tâm trạng ê chề khi công ty bị quấy rối đã nghĩ đến ý định tự tử. May mắn, người nhà khuyên ngăn và trả số tiền 20 triệu đồng cho Mcredit.

Ngoài ra, Công ty Pháp Việt còn cho nhân viên đặt vật liệu xây dựng, bình gas, cơm, phở, trà sữa lẫn mồi nhậu… đến nhà, nơi làm việc của nhiều người vay để gây áp lực đòi nợ sau khi tìm được thông tin tham chiếu từ TST Bảo hiểm Xã hội, PC Covid và QCheck. Hành vi này gây ra nhiều bức xúc trong dư luận suốt thời gian qua.

Được trả từ 18% - 50% tổng số tiền thu hồi

Cáo trạng nêu, 7 tổ chức tín dụng ký hợp đồng với Công ty Pháp Việt gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) ngày 10/3/2021; Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) ngày 1/5/2021; Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) ngày 1/10/2020; Công ty tài chính TNHH một thành viên Quốc tế Việt Nam Jaccs (JIVF) ngày 2/11/2020; Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan) ngày 1/10/2020; Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) ngày 1/7/2021 và Công ty TNHH mua bán nợ Quốc tế Việt Nam (VID) ngày 4/10/2022.

Theo thỏa thuận, Công ty Pháp Việt sẽ được các công ty tài chính, ngân hàng trích từ 18% - 50% trên tổng số tiền đã thu hồi được (tùy thuộc vào thời gian nợ xấu của người vay được thể hiện trong từng hợp đồng vay). Tính từ ngày 1/1/2021 đến ngày 14/2/2023, thông qua các hợp đồng đã ký kết với các tổ chức tín dụng này, Công ty Pháp Việt đã thu hồi 456 tỷ đồng, được chi trả 168 tỷ đồng.

Công ty luật Pháp Việt đòi nợ “khủng bố” - Bài 2: Thoả thuận gì với 7 ngân hàng, công ty tài chính ảnh 3

Công ty Pháp Việt sẽ được các công ty tài chính, ngân hàng trích từ 18% - 50% trên tổng số tiền đã thu hồi được.

Cụ thể, Ngân hàng TPBank được Công ty Pháp Việt thu nợ số tiền hơn 12,8 tỷ đồng, đã trả tiền dịch vụ gần 3,9 tỷ đồng. Ngân hàng OCB thu hồi được số tiền hơn 152 tỷ đồng, đã trả cho Công ty Pháp Việt hơn 48 tỷ đồng. Công ty tài chính Mcredit thu nợ hơn 158 tỷ đồng, trả cho Công ty Pháp Việt hơn 59 tỷ đồng. Công ty tài chính JIVF thu nợ hơn 4,2 tỷ đồng, Công ty Pháp Việt nhận hơn 1,1 tỷ đồng. Công ty tài chính Shinhan thu về gần 118 tỷ đồng, trả cho Công ty Pháp Việt hơn 52 tỷ đồng. SHB Finance thu nợ được gần 11 tỷ đồng, đã trả cho Công ty Pháp Việt gần 3 tỷ đồng. Công ty TNHH mua bán nợ quốc tế VID thu về 35 triệu đồng, đã trả cho Công ty Pháp Việt hơn 19 triệu đồng.

Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng sử dụng số tiền này để chi trả lương, bảo hiểm cho nhân viên hơn 72 tỷ đồng; Các chi phí khác phục vụ cho hoạt động thu hồi nợ như tiền thuê mặt bằng, điện nước, văn phòng phẩm…; Lợi nhuận góp vốn của hai cổ đông gần 10 tỷ đồng…. Châu hưởng 15 tỷ đồng và Hùng được 12 tỷ đồng. Những người khác hưởng lợi cao nhất 1,4 tỷ đồng và thấp nhất 20 triệu đồng.

Cáo trạng nhận định, đây là nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó, Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng giữ vai trò chủ mưu, trực tiếp tổ chức thực hiện hành vi tội phạm. Hiện tại, TAND tỉnh Tiền Giang đang xét xử sơ thẩm vụ án “cưỡng đoạt tài sản” với số lượng bị cáo lên đến 110 người, đông nhất kể từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Cuối tháng 8/2024, toà tuyên án.

Đối với 468/579 nhân viên, 2 người góp vốn và những người tham gia vào hoạt động của Công ty Pháp Việt có dấu hiệu phạm tội Cưỡng đoạt tài sản, các dấu hiệu trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn, cùng một số hành vi khác có liên quan đến sử dụng thông tin cá nhân trên nền tảng số và các hành vi có liên quan đến 7 Ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng trong vụ án này, do thời hạn điều tra vụ án đã hết, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang quyết định tách hành vi và tài liệu, tiếp tục điều tra, xử lý trong một vụ án khác.

PC Covid và TST Bảo hiểm xã hội không hoạt động


TST Bảo hiểm Xã hội có tên miền là: tst.baohiemxahoi.gov.vn thuộc quản lý của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Đây là hệ thống tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Hiện tại, trang web này không thể truy cập được.


Ứng dụng PC Covid được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) phát triển; Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 Quốc gia vận hành. Ứng dụng được ra mắt vào tháng 10/2021 để thay thế và tích hợp các ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 như: Bluezone, NCOVI, Tờ khai y tế, khai báo mã QR, quản lý xét nghiệm….


PC Covid được liên thông để thực hiện đối soát, xác thực với bốn nguồn dữ liệu lớn, quan trọng, gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do Bộ Công an quản lý); Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý); Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêm chủng, phòng ngừa Covid-19 (do Bộ Y tế quản lý) và cơ sở dữ liệu về xét nghiệm Covid-19.


Hiện tại, ứng dụng vẫn có thể truy cập nhưng các dữ liệu dường như không được cập nhật, nội dung hiển thị từ năm 2021, 2022. Nhiều tính năng bị lỗi và đường dẫn tới trang web pccovid.gov.vn hiển thị cảnh báo không an toàn.

TIN LIÊN QUAN
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.