Cuộc bầu cử độc hại

Janae Petitjean, một cử tri 19 tuổi, lần đầu tiên được đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hôm 8/11 nhưng cô gái trẻ cảm thấy mình gần như không có sự lựa chọn.“Đơn giản là, Trump đại diện cho mọi sai lầm của nền văn hóa Mỹ, còn Hillary đại diện cho mọi sai lầm của chính phủ Mỹ,” Janae ngán ngẩm nhận xét.
Cuộc bầu cử độc hại

Giống như Janae, đa số người dân Hoa Kỳ cũng không có tâm trạng tích cực về cuộc bầu cử tổng thống 2016. Một khảo sát xã hội do Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ APA công bố mới đây cho thấy 52% người dân Hoa Kỳ đang bị căng thẳng tâm lý bởi cuộc bầu cử này. Mức độ căng thẳng từ thấp đến cao, từ lo lắng bất an đến giận dữ và bấn loạn.

Hiện tượng này không khó lý giải. Trong suốt hơn một năm qua, người dân Mỹ đã phải chứng kiến một chiến dịch tranh cử mang đầy màu sắc phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, chống nhập cư, bất bình đẳng giới. Họ phải chứng kiến các ứng cử viên thay vì đưa ra những lời hứa hẹn thiết thực và khả thi với các cử tri thì lại dồn sức vào những lời nói dối và những lời mạt sát, miệt thị lẫn nhau bằng những ngôn từ thấp kém. Những giá trị xã hội, văn hóa, chính trị và quyền tự do tôn giáo – một trong những giá trị lõi của Hoa Kỳ - đã ít nhiều bị xói mòn trong kỳ bầu cử lần này. 

Phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo

“Phân biệt chủng tộc” vốn là một cụm từ nhạy cảm đối với xã hội Mỹ. Nhưng khi ứng cử viên Donald Trump chính thức ra tranh cử và có những phát ngôn rất đáng tranh cãi, thì giới truyền thông Mỹ không có cách nào hợp lý để lảnh tránh việc dùng cụm từ này. Ông Trump đã ám chỉ những người nhập cư đến từ Mexico là “tội phạm” và “yêu râu xanh”, gọi một thẩm phán người Mỹ gốc Mexico là “không đủ tư cách” để xét xử một vụ kiện có liên quan đến Đại học Trump.

Không chỉ phân biệt chủng tộc, ông Donald Trump còn kỳ thị tôn giáo. Ông Trump cũng từng đề xuất cấm “toàn bộ và toàn diện” người Hồi giáo nhập cảnh vào nước Mỹ, và có những lời nói ác ý với cha mẹ của một binh sĩ Mỹ theo đạo Hồi đã hy sinh trên chiến trường Iraq.

Những lời nói của ông Trump khiến những người đáng ra sẽ ủng hộ ứng cử viên của đảng Cộng hòa cũng phải thấy xấu hổ. Tờ báo cánh hữu Cincinnati Enquirer - lần đầu tiên chính thức ủng hộ một ứng cử viên đảng Dân chủ trong suốt 100 năm qua - đã nhận xét rằng ông Trump có vẻ như “không thể mở miệng mà không nói những điều phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo hoặc khinh rẻ phụ nữ”. Tờ Dallas Morning News – vốn cũng không ủng hộ phe Dân chủ kể từ Chiến tranh Thế giới II đến nay – cũng phải phát biểu rằng ông Trump đã “khơi gợi ra những điều tồi tệ nhất trong xã hội” bằng cách kích động sự phân biệt và kỳ thị.

Nhưng một Donald Trump dù quyền lực cũng không đáng sợ bằng đám đông đứng sau lưng và ủng hộ ông này. Chiến dịch tranh cử vừa qua của Donald Trump đã chứng kiến sự nổi lên của những nhóm người theo chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng”, sẵn sàng tấn công bằng lời nói và thậm trí cả hành động đối với những người thuộc màu da hay tôn giáo khác.

Mark Feigin, một người da trắng 40 tuổi làm nghề môi giới nhà đất 40 ở bang California, bị buộc tội nhiều lần gọi điện và đe dọa sát hại người Hồi giáo tại Trung tâm Hồi giáo Nam California. Khi khám xét nhà của người này, cảnh sát đã phát hiện một kho vũ khí gồm những khẩu súng trường, súng ngắn, súng hoa cải, và hàng ngàn viên đạn.

Trước tòa, các luật sư biện hộ cho rằng chính cuộc bầu cử là nguyên nhân kích động khiến cho Feigin làm như vậy. Họ miêu tả thân chủ của mình là “một nạn nhân của cuộc đàm luận toàn quốc với những ngôn từ độc hại của mùa bầu cử năm nay.”

Còn tại bang Mississippi, một nhà thờ của giáo dân da đen đã bị phóng hỏa chỉ một tuần trước ngày bỏ phiếu. Trước khi bỏ đi, những kẻ phá hoại đã sơn lên tường nhà thờ dòng chữ “Hãy bầu cho Trump”.

Bạo lực đến từ cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Hồi tháng trước, một vụ việc tương tự cũng đã xảy ra khi một tòa nhà trụ sở đảng Cộng hòa tại bang Bắc Carolina bị tấn công bằng bom xăng. Một chữ thập ngoặc biểu tượng cho chủ nghĩa phát xít được sơn lên tường, kèm theo dòng chữ “Bọn Cộng hòa phát xít hãy cút khỏi đây, hoặc lãnh hậu quả.”

Đó chỉ là ba trong số hàng loạt vụ bạo lực được cho là có liên quan đến mùa bầu cử năm nay. Trong ngày bầu cử, hàng loạt trường học đã phải đóng cửa để tránh nguy cơ bạo lực, và giới quan sát đang lo ngại bạo lực hậu bầu cử có thể xảy ra khi những người “da trắng thượng đẳng” và những thành phần phát xít mới sẽ tiến hành nổi dậy nếu Donald Trump thua cuộc.

“Chúng ta đang là một đất nước quá chia rẽ, và người ta đang lo ngại về kịch bản ông Trump thua cuộc, bởi ông ta đã sử dụng thứ ngôn ngữ nói nhiều đến bạo lực, ám sát, và những người cổ súy quyền tự do sử dụng súng thì đi theo ủng hộ ông ta,” nhà bình luận chính trị Juan Williams của kênh truyền hình Fox nhận định.

“Khi ông ta đã khuấy động điều này, thì ông ta sẽ không thể biết được những gì sẽ xảy đến.” 

Bất bình đẳng giới

Khi Hillary Clinton trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Dân chủ, người người đã coi đây là bước tiến mới của phong trào đấu tranh vì bình đẳng giới trong xã hội Hoa Kỳ. Nhưng thực tế của chiến dịch tranh cử cho thấy cuộc đấu tranh này còn rất lâu mới có thể đi đến hồi kết.

Cuộc bầu cử tổng thống 2016 đã làm bộc lộ tâm lý coi thường phụ nữ của các ứng cử viên phe Cộng hòa nói chung, ứng cử viên Donald Trump nói riêng và rộng ra là những những cử tri lựa chọn ông này.

Trong cuộc đua giành vị ứng cử viên chính của đảng Cộng hòa, khi được hỏi ý kiến về người phụ nữ Hoa Kỳ xứng đáng được in chân dung lên tờ 10 USD, ông Trump và những đối thủ của ông đã không thể lục tìm trong kho kiến thức của mình ra cái tên nào. Thay vào đó, họ đưa ra những đề xuất ngây ngô: Mike Huckabee muốn in ảnh vợ, Ben Carson muốn in ảnh mẹ, Donald Trump muốn in ảnh cô con gái xinh đẹp Ivanka Trump, và Carly Fiorina thì khẳng định sẽ không để người phụ nữ nào xuất hiện trên tờ tiền hết.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Donald Trump trở thành ứng cử viên chính thức. Ông Trump đã có một loạt những phát biểu không thể coi thường phụ nữ hơn trước công chúng: sỉ nhục ngoại hình của một nữ chính trị gia, giễu cợt thô bỉ về chu kỳ kinh nguyệt của một nữ nhà báo, chế nhạo việc bà Clinton phải sử dụng nhà vệ sinh trong giờ giải lao, ngắt lời đối thủ của mình một cách thô lỗ trong các cuộc tranh luận và thậm trí còn gọi bà là “người đàn bà xấu xa”.

Đỉnh điểm của sự kỳ thị giới tính mang đầy màu sắc Donald Trump là đoạn băng ghi âm của ông này từ 10 năm trước được một đài truyền hình công bố, trong đó ông Trump khoe khoang về “thành tích” quấy rối tình dục đối với phụ nữ bằng những ngôn từ thô thiển nhất.

Sự kỳ thị và chia rẽ giới tính không chỉ thể hiện ở những lời phát ngôn của các ứng cử viên. Một khảo sát mới đây của hãng truyền hình ESPN cho thấy, nếu chỉ một giới tính có quyền bầu cử thì Hillary Clinton sẽ trở thành tổng thống nếu giới tính đó là nữ, và Donald Trump sẽ thành tổng thống nếu giới tính đó là nam.

Phản ứng trước kết quả này, một hashtag mới đã xuất hiện trên mạng xã hội twitter: hashtag #repealthe19th có nội dung muốn tước đi quyền bỏ phiếu của phụ nữ. Một người sử dụng hashtag này tuyên bố: “Đàn ông đáng ra không nên cho phụ nữ quyền bỏ phiếu”.

Tạp chí chính trị The Atlantic bình luận: “Nhiều cử tri nam cho rằng Donald Trump là người có thể khôi phục địa vị của nam giới trong xã hội. Theo một số nghiên cứu mới đây, có khoảng một nửa nam giới Mỹ tin rằng xã hội Hoa Kỳ đã trở nên quá mềm yếu và nữ tính, khiến đàn ông bị thiệt thòi. Những người đàn ông này tìm lại được sự tự tin trong những phát ngôn có tính gia trưởng của Donald Trump.”

Có thể thấy cuộc bầu cử tổng thống 2016 đã thổi bùng lên những mâu thuẫn giới đang tiềm ẩn trong xã hội Hoa Kỳ. Dù Hillary Clinton hay Donald Trump lên làm tổng thống, thì cũng không ai trong số họ có thể hóa giải được mối mâu thuẫn này.

Khủng hoảng niềm tin

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 không chỉ gây chia rẽ cho người lớn, nó còn gây chia rẽ trong trẻ em đang độ tuổi đến trường.

Trung tâm Southern Poverty Law đã tiến hành một nghiên cứu hành vi trẻ em độ tuổi đi học trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử 2016. Kết quả cho thấy “trẻ em thể hiện sự kích động do những ngôn từ ‘trẻ trâu’, gây chia rẽ trong các chiến dịch tranh cử. Các giáo viên ghi nhận sự gia tăng các ca quấy rối, bắt nạt, đe dọa mà nạn nhân là những học sinh có chủng tộc, tôn giáo và quốc tịch giống như đối tượng chỉ trích của các ứng cử viên. Đặc biệt, những lời lẽ phân biệt chủng tộc và kỳ thị tôn giáo của ứng cử viên Donald Trump đã gây ra những ảnh hưởng có thể quan sát được  đối với các em học sinh. Các giáo viên nhận xét chiến dịch của ông Trump đã khuấy động những mâu thuẫn chủng tộc và sắc tộc trong lớp học, và gây ra nỗi sợ hãi ở mức độ đáng báo động đối với những em nhỏ da màu.

Nếu đối với trẻ em da màu, cuộc bầu cử mang đến tâm lý sợ hãi, thì với những thanh niên trưởng thành, cuộc bầu cử mang đến tâm lý mất niềm tin và chán nản.

Một cuộc khảo sát trên toàn quốc của Đại học Quinnipiac cũng cho thấy kết quả là có khoảng 60% cử tri thuộc thế hệ Thiên niên kỷ - thế hệ sinh ra giữa năm 1982 và 2002 – cân nhắc bỏ phiếu cho một người thứ ba, một người không phải bà Clinton hay ông Trump. Một khảo sát khác của Reuters thì cho thấy số thanh niên “Thiên niên kỷ” có dự định không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm nay đã cao hơn năm trước khoảng 4%. Thế hệ cử tri trẻ thường nhìn nhận thẳng vào các vấn đề hơn là bỏ phiếu theo quán tính của lòng trung thành với các đảng phái chính trị. Họ nhận thấy cả hai ứng cử viên đều có những vấn đề về lòng tin: cả bà Clinton và ông Trump đều có những phát ngôn tiền hậu bất nhất và không đi đôi với hành động.

Các con số này nhà quan sát chính trị lo ngại rằng, bầu không khí độc hại của cuộc bầu cử năm nay đã gây tổn thương và chán nản cho thế hệ cử tri trẻ, khiến họ mất đi ý muốn được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sau.

Brandon Epstein, một sinh viên 18 tuổi lần đầu tiên được cầu lá phiếu, đã quyết định không bầu cho ai cả.

“Đó là bởi vì các lựa chọn ứng cử viên năm nay. Tôi thấy họ không chỉ dưới chuẩn mà còn quá là dưới chuẩn. Một điều gì đó đặc biệt sai lầm đang diễn ra.” 

Sự xói mòn giá trị của nền dân chủ

Ứng cử viên Donald Trump đã nhiều lần tỏ ý nghi hoặc rằng cuộc bầu cử năm nay đã bị “thao túng” theo chiều hướng bất lợi cho ông. Trong buổi tranh luận cuối cùng với Hillary Clinton, Donald Trump đã ám chỉ rằng ông có thể sẽ không công nhận kết quả bầu cử nếu thua cuộc.

Nếu điều này trở thành hiện thực, thì ông Trump không chỉ phủ nhận chiến thắng của đối thủ, mà còn phủ nhận hệ thống bầu cử hàng trăm năm nay đã đóng vai trò nền tảng cho nền dân chủ Hoa Kỳ.

Tổng thống Obama và nhiều chính trị gia khác đã lên tiếng phản đối những tuyên bố này, coi đó là những tuyên bố “nguy hiểm”. Và cũng không thiếu những tuyên bố “nguy hiểm” khác trong số những người ủng hộ ông Trump và tin tưởng vào những gì ông này nói về việc cuộc bầu cử bị “thao túng”.

“Sẽ xảy ra một cuộc nổi dậy đấy. Ai cũng mệt mỏi về hệ thống này rồi,” Fread Steadman, một người có mặt trong đoàn người tuần hành ủng hộ ông Trump khẳng định.

Dư âm một cuộc bầu cử

“Độc hại” là từ mà giới truyền thông Hoa Kỳ đã sử dụng khá rộng rãi để nói về cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Nhưng bầu không khí độc hại này cũng sẽ không trong lành trở lại sau khi các hòm phiếu được kiểm đếm. Thứ thuốc độc thẩm thấu vào xã hội Mỹ trong suốt 18 tháng tranh cử vừa qua hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát tác cả sau khi chủ nhân mới đã yên vị trong Phòng Bầu Dục.

Đây là điều mà nhiều người cảm nhận. Ngay trước ngày bỏ phiếu, một số hãng sản xuất thực phẩm sinh tồn, thứ thực phẩm có hạn sử dụng đến hàng chục năm được tích trữ phòng trừ ngày tận thế, đã ghi nhận doanh số tăng cao gấp ba lần.

Frederick Reddie, một cư dân 41 tuổi ở thành phố Pittsburgh, đã tích trữ trong nhà một lượng thực phẩm đủ dùng trong hai năm phòng trường hợp bất trắc sau bầu cử. Người đàn ông này còn cẩn thận đến nỗi không nói ra tên thật, đề phòng sau này những người hàng xóm đói ăn tới cướp thực phẩm của ông.

Reddie dự đoán rằng Donald Trump sẽ chiến thắng, và sau đó người thu nhập thấp ở thành thị sẽ tiến hành nổi dậy trên khắp đất nước, đốt phá các cửa hàng. Thiết quân luật sẽ được áp đặt.

Còn trong trường hợp Hillary Clinton chiến thắng, Reddie dự đoán rằng nước Mỹ sẽ gây chiến với Nga. Và Chiến tranh Thế giới III sẽ nổ ra trong năm 2017.

Người ta có thể coi những ý nghĩ của Reddie là quá xa xôi và hoang tưởng. Nhưng nguy cơ về một xã hội Mỹ chia rẽ hơn, nghi kị hơn và bạo lực hơn sau cuộc bầu cử 2016 thì không thể coi là tưởng tượng hay xa vời.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.