Cuộc khủng hoảng 'niềm tin' của chính phủ Ấn Độ

Cuộc khủng hoảng 'niềm tin' của chính phủ Ấn Độ

Chỉ 6 tuần trước, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ còn tuyên bố rằng nước này này đang ở "giai đoạn cuối" của đại dịch COVID-19. Nhưng kể từ ngày 23/4, Ấn Độ đã liên tục ghi nhận số ca mắc mới trong ngày vượt kỷ lục thế giới, số liệu hôm thứ Bảy cho thấy trong vòng 24 giờ đã có 346.786 ca mắc mới.

Kể từ khi đại dịch bùng phát cho tới nay, Ấn Độ có tổng cộng 16,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó có 189.544 trường hợp tử vong.

Làn sóng dịch bệnh thứ hai tại Ấn Độ, bắt đầu vào giữa tháng 3, đã càn quét hàng loạt bệnh viện trên khắp đất nước. Bất kỳ cơ sở y tế nào tại thủ đô New Dehli đều rơi vào một tình trạng chung: hết giường bệnh, hết thuốc, hết oxy và máy thở, các thi thể chất đống trong nhà xác.

Cuộc khủng hoảng 'niềm tin' của chính phủ Ấn Độ ảnh 1

Thi thể của bệnh nhân mắc COVID-19 tại New Dehli được thiêu hủy tập thể. Ảnh: Reuters

“Chúng tôi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất. Tình trạng này đã kéo dài trong một vài tuần, nhưng bây giờ nó đã đạt đến đỉnh điểm", ông Chandrika Bahadur - một quan chức thuộc lực lượng chống dịch, cho biết.

Trong lúc cả Ấn Độ đang chìm sâu vào khủng hoảng, người dân cũng liên tục hoài nghi về vai trò của các quan chức chính phủ trong việc xử lý dịch bệnh.

Các Thống đốc tiểu bang và chính quyền địa phương đã đã cảnh báo về làn sóng thứ hai và chuẩn bị hành động kể từ tháng 2. Nhưng ngược lại, các lãnh đạo trong chính quyền liên bang, đứng đầu là Thủ tướng Narendra Modi, gần như giữ im lặng.

Hồi tháng 4, Thủ tướng Modi đã thảo luận về chương trình tiêm chủng quốc gia và thừa nhận sự gia tăng "đáng báo động" về các ca mắc mới, nhưng không đưa ra các biện pháp quyết liệt.

Trước đó, ông Modi liên tục đưa ra các phát ngôn nhằm ca ngợi thành công của Ấn Độ trong công cuộc chống dịch, ngay cả khi các bang áp đặt các lệnh hạn chế mới còn các bệnh viện bắt đầu có dấu hiện quả tải.

"Bất chấp những thách thức phía trước, chúng ta có thể vượt qua đại dịch nhờ vào kinh nghiệm, nguồn lực và vaccine chất lượng", ông Modi tuyên bố hôm 8/4.

Hai ngày sau, để kỷ niệm 100 triệu liều vaccine được xuất xưởng, ông Modi đăng trên Twitter: "Chính phủ đang tăng cường nỗ lực đảm bảo một Ấn Độ an toàn trước COVID-19".

Cuộc khủng hoảng 'niềm tin' của chính phủ Ấn Độ ảnh 2

Từng tuyên bố chiến thắng đại dịch, nhưng hiện tại Ấn Độ đang lâm vào cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng. Ảnh: Reuters

Chỉ đến thứ Ba tuần này, Thủ tướng Ấn Độ mới nhấn mạnh tính cấp bách của tình hình và đưa ra các biện pháp mới trong một bài phát biểu vào đêm muộn. “Đất nước đang phải đối mặt với một trận chiến rất lớn chống lại COVID-19", ông Modi tuyên bố.

Vào thời điểm đó, Ấn Độ đã là trở thành quốc gia một trong những tâm dịch lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần 28% tổng số ca mắc mới trên toàn cầu trong tuần qua đến từ Ấn Độ.

Khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn

Thủ tướng Modi là người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2019, ông là chính trị gia rất được yêu thích ở Ấn Độ. Ngay cả vào năm ngoái, khi nền kinh tế Ấn Độ hứng chịu tác động của lệnh phong tỏa trên toàn cầu, ông Modi vẫn chiếm được lòng tin của các cử tri, trong khi có không ít nhà lãnh đạo hứng chịu chỉ trích từ phía dư luận.

Nhưng tình hình hiện tại đã vượt xa tầm tay của chính quyền Thủ tướng Modi. Người dân tỏ ra kiệt quệ, xơ xác sau hơn một năm chống chọi với đại dịch. Bệnh nhân và những người thân của họ không nhận được sự chăm sóc cần thiết, đã phải lên mạng xã hội để cầu xin thuốc và giường bệnh. Các chuyên gia cũng đã cảnh báo trong nhiều tháng về một làn sóng lây nhiễm thứ hai nhưng không bị chính phủ ngó lơ.

Những lời than phiền này đã biến thành một cuộc khủng hoảng niềm tin tràn lan trên mạng xã hội trong tuần qua. Trên mạng xã hội Twitter, hashtag #ResignModi (Modi từ chức) được chia sẻ rộng rãi.

Cuộc khủng hoảng 'niềm tin' của chính phủ Ấn Độ ảnh 3

Thủ tướng Narendra Modi trở thành tâm điểm chỉ trích trên mạng xã hội Twitter. Ảnh: CNN

Các chính trị gia và cựu quan chức cũng lên tiếng chỉ trích cách chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng và yêu cầu một cuộc giải trình về trách nhiệm của các bên.

”Cuộc khủng hoảng hiện tại cho thấy bộ mặt thật của chính phủ Modi", ông Siddaramaiah, cựu Thống đốc bang Karnataka, đã đăng trên Twitter hôm thứ Hai. "Chính phủ có thể đã mất cảnh giác với làn sóng đầu tiên nhưng để làn sóng thứ hai nổ ra thì điều đó có nghĩa là gì? Dù chuẩn bị kỹ càng đến đâu cũng đều trở nên vô nghĩa với tình trạng hiện giờ”.

Bà Mamata Banerjee - Thống đốc bang Tây Bengal, đã kêu gọi ông Modi từ chức: "Thủ tướng phải chịu trách nhiệm. Ông ta không làm bất cứ điều gì để ngăn chặn dịch bệnh cũng như không để bất cứ ai khác nhúng tay vào”.

Các chuyên gia y tế cho biết người dân Ấn Độ đã mất cảnh giác sau khi làn sóng đầu tiên lắng xuống, đó là lý do tại sao làn sóng thứ hai bùng phát dữ dội như hiện nay.

Điều này bắt nguồn từ tâm lý tự mãn của các quan chức như Thủ tướng Modi và Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan, những người lớn tiếng ăn mừng về chiến thắng đầu tiên. Vào dịp đầu năm, chính quyền liên bang không hề ban hành lệnh cấm tụ tập và để người dân tự do tham dự các lễ hội với quy mô hàng triệu người.

Thậm chí, Thủ tướng Modi vẫn còn thời gian để tham dự 4 cuộc mít tinh chính trị thay vì tập trung xử lý dịch bệnh. Hiện 4 tiểu bang và một lãnh thổ liên hiệp đang tổ chức bầu cử cơ quan lập pháp, bao gồm cả Tây Bengal, một chiến trường lớn do đảng Đảng Quốc đại Trinamool kiểm soát từ trước tới nay.

Tây Bengal đã trở thành trọng tâm chính nơi đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Modi đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh với hàng nghìn người tham dự.

Trước tình hình nghiêm trọng như hiện tại, nhiều đảng phái Ấn Độ đã phải tạm dừng các cuộc tuần hành và mít tinh. Đảng Quốc Đại - phe đối lập chính tại Ấn Độ, đã tuyên bố đình chỉ các cuộc mít tinh tại Tây Bengal.

Trong khi đảng BJP thông báo họ cũng sẽ giới hạn các cuộc biểu tình của mình trong các "cuộc tụ tập công cộng nhỏ" với giới hạn 500 người. Thủ tướng Modi có lịch trình tới Tây Bengal vào thứ Sáu tuần này nhưng sau đó thông báo sẽ ở lại New Dehli để họp bàn về các biện pháp chống dịch.

Cơ sở vững chắc

Trong tuần này, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một số biện pháp ứng phó mới, bao gồm kế hoạch cung cấp 100.000 bình oxy trên toàn quốc, thiết lập các nhà máy sản xuất oxy mới và bệnh viện dành riêng cho bệnh nhân COVID-19.

Nhưng khi các tiểu bang và bệnh viện chờ đợi sự hỗ trợ từ phía chính phủ, một thị trường chợ đen đã xuất hiện để lấp đầy sự thiếu hụt vật tư y tế với giá cắt cổ.

Đầu tuần này, sinh viên 22 tuổi Vishwaroop Sharma đã phải đưa cha mình nhập viện do bệnh tình trở nặng, nhưng ở đó không có giường cũng như bình dưỡng khí. "Chúng tôi bị bỏ ở ngoài, không có gì giúp cha tôi hồi phục. Ông ấy đã chết ngay trước mắt tôi", Sharma nói.

Cuộc khủng hoảng 'niềm tin' của chính phủ Ấn Độ ảnh 4

Người dân Ấn Độ dần mất niềm tin vào chính quyền Thủ tướng Modi. Ảnh: BBC

Còn ở nhà, mẹ của Sharma cũng đã có hiện tượng khó thở, cậu đã điên cuồng tìm tới các chợ đen để mua bình oxy y tế cho mẹ. Sau đó, Sharma chở mẹ đi nhập viện, cả hai hết lần này tới lần khác bị từ chối và chỉ được nhận vào một cơ sở y tế cách nhà tới 100 km.

Ký giả Harsh Mander cho biết việc để xảy ra các thảm kịch như hiện nay sẽ khiến công chúng mất niềm tin vào chính phủ.

“Nhiều thứ đã đổ vỡ vào năm ngoái, nhưng vẫn còn niềm tin”, ông Mander nói. "Những cộng đồng nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của Ấn Độ từng tin rằng khi mọi thứ trở nên thực sự tồi tệ, họ sẽ được chính phủ bảo vệ. Nhưng sự thực đã cho thấy, họ sẽ phải tự sinh tồn".

Dù vậy, sự nổi tiếng của Modi có thể bảo vệ ông khỏi phản ứng dữ dội của công chúng và bảo vệ chiếc ghế Thủ tướng.

Khi Modi tái đắc cử vào năm 2019, nền kinh tế Ấn Độ đang gặp khó khăn, ngày càng ít việc làm được tạo ra, ngành nông nghiệp bị khủng hoảng, dẫn đến các cuộc biểu tình của nông dân trên toàn quốc.

Bất chấp những vấn đề đó, các chính sách và chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của Modi đã giúp ông có được một bộ phận cử tri trung thành khi căng thẳng gia tăng giữa hai cộng đồng đạo Hindu và đạo Hồi trong nước.

Cuộc khủng hoảng 'niềm tin' của chính phủ Ấn Độ ảnh 5

Dịch bệnh đang biến thủ đô New Dehli của Ấn Độ thành "địa ngục trần gian". Ảnh: Reuters

"Ngay cả hiện tại, khi hàng nghìn người chết mỗi ngày, nhưng chính quyền Modi vẫn rất khó bị lung lay. Điều này chỉ có thể được giải thích bằng sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc", ký giả Mander chỉ ra. "Tuy nhiên, phải chờ xem dịch bệnh sẽ ảnh hưởng thế nào tới Modi và đảng của ông trong cuộc tổng tuyển cử 2024".

Trong khi đó, những người dân thường Ấn Độ sẽ vẫn phải vật lộn với nỗi sợ hãi, đau buồn và cảm giác rằng họ bị bỏ rơi.

"Tình hình tại New Delhi đang trở nên tồi tệ hơn từng ngày, nơi đây ngày càng giống địa ngục", Sharma chia sẻ. "Tôi hoàn toàn bất lực. Tôi đã mất cha vì căn bệnh này, tôi không thể chịu được nữa nếu mất cả mẹ".

Theo CNN
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.