Đại án VNCB: VKS tiếp tục đề nghị 3 ngân hàng trả lại 6.126 tỷ đồng cho CBBank

Về đề nghị buộc 3 ngân hàng phải trả lại số tiến 6.126 tỷ, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm này do cho răng, việc Phạm Công Danh dùng tiền của VNCB để cầm cố vay tiền 3 ngân hàng là vi phạm luật Tổ chức tín dụng.
Đại án VNCB: VKS tiếp tục đề nghị 3 ngân hàng trả lại 6.126 tỷ đồng cho CBBank

Sáng 27/1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục phần đối đáp của VKS với quan điểm của các luật sư.

VietNamNet đưa tin, trước khi đối đáp lại quan điểm của các luật sư bảo vệ cho các bị cáo và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của những cá nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đại diện VKS cho rằng, đây là một trong những vụ án lớn, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận, nhưng nhiều luật sư có lời lẽ xúc phạm tới cơ quan tố tụng, ví dụ như: "VKS có dụng ý khác trong vụ án, VKS áp dụng tùy tiện…". 

Vì vậy đề nghị các luật sư lưu ý chấn tình trạng này, tránh ảnh hưởng uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật và cho chính các luật sư. Về đối đáp bào chữa các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Ngân hàng VNCB gồm: Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Minh Tùng.

Theo đại diện VKS, luật sư và các bị cáo có đề cập đến các vấn đề liên quan đến nhóm bà Hứa Thị Phấn, VKS thấy rằng các vấn đề đã được xem xét trong giai đoạn 1 của vụ án và nhóm bà Phấn cũng đã bị khởi tố. Vụ án này sẽ đưa ra xét xử trong thời gian tới, đảm bảo khách quan, hợp pháp. VKS cho biết đều nắm rõ hành vi của các bị cáo trong giai đoạn 1, trên cơ sở các hành vi phạm tội của vụ án giai đoạn 2, VKS đã xem xét rõ tất cả các vấn đề, khẳng định không gây bất lợi cho bị cáo.

Về số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ mà luật sư và các bị cáo có ý kiến, VKS cho rằng: Qua phần trả lời của các bị cáo, phần bào chữa của các luật sư và đại diện CBBank cho thấy số tiền 4.500 tỷ được xác định dùng tăng vốn điều lệ đã được chuyển vào VNCB tại Sở giao dịch 2 Ngân hàng Nhà nước. Đại diện VNCB xác định số tiền đó đã hòa vào tiền chung và không tách ra được khỏi số tiền chung và VNCB đã sử dụng số tiền này. Luật sư và bị cáo đề nghị xác minh ai sử dụng và sử dụng số tiền ấy làm gì, đề nghị lấy lại số tiền đó để khắc phục hậu quả hoặc cấn trừ hậu quả vụ án cho các bị cáo.

Đại án VNCB: VKS tiếp tục đề nghị 3 ngân hàng trả lại 6.126 tỷ đồng cho CBBank ảnh 1 Dẫn giải ông Phạm Công Danh rời toà. Ảnh: Tiền Phong.

Về ý kiến này, VKS xác định số tiền thiệt hại của VNCB là 6.126 tỷ đồng làm tròn, đã đề nghị thu hồi từ 3 ngân hàng vì đó là vật chứng vụ án. Số tiền 4.500 tỷ đồng được cho là tăng vốn nhưng đã dùng hết và không tách được số tiền ở VNCB, đó là việc của ông Phạm Công Danh và VNCB nay là CBank, do vậy để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo cũng như ngân hàng CBank, VKS đề nghị HĐXX tuyên ông Phạm Công Danh phải trả lại 4.500 tỷ cho VNCB.

Còn về đề nghị thu hồi số tiền như 600 tỷ đồng của nhóm bà Phấn, số tiền 194 tỷ đồng từ ông Trần Quý Thanh, trả lãi ngoài, truy thu số tiền lãi của 3 ngân hàng, các khoản tiền lãi phạt, lãi quá hạn từ BIDV qua các khoản tiền vay của các công ty..., VKS không có kiến nghị yêu cầu thu hồi. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, nếu HĐXX xác định đó là chứng cứ của vụ án, đề nghị HĐXX xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Về đề nghị buộc 3 ngân hàng phải trả lại số tiến 6.126 tỷ đồng, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm này. Bởi VKS cho rằng, việc Phạm Công Danh dùng tiền của VNCB để cầm cố vay tiền 3 ngân hàng là vi phạm luật Tổ chức tín dụng. Việc bảo lãnh của VNCB cho các công ty là trái pháp luật nên VKS vẫn tiếp tục đề nghị 3 ngân hàng trả lại số tiền 6.126 tỷ đồng cho VNCB. 

Trước đó vào ngày 22/1, đại diện BIDV tại tòa cho rằng, cáo trạng xác định khoản tiền từ BIDV là hơn 2.550 tỷ đồng. BIDV cho rằng kiến nghị hoàn trả tiền cho VNCB của VKS là không thuyết phục, là yêu cầu phi lý, không phù hợp với nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Theo báo Tiền Phong, tại toà, đại diện ngân hàng này nêu quan điểm, ông Phạm Công Danh và các bị cáo là những người trực tiếp gây ra thiệt hại thì phải là người bồi thường thiệt hại cho VNCB. Khoảng tiền 2.550 tỷ đồng thực chất VNCB không thiệt hại. BIDV không giao dịch với Phạm Công Danh mà giao dịch với 12 công ty pháp nhân, phù hợp với quy định pháp luật.

"BIDV đã thực hiện cho vay, thu nợ tuân thủ theo quy định của pháp luật, các khách hàng vay tự lập chứng từ trả cho BIDV, BIDV không trích tài khoản của khách hàng để thu nợ, nên BIDV không phải và không thể hoàn trả khoản tiền này theo đề nghị của VKS", đại diện BIDV nói.

Đại diện TPBank cũng cho rằng không có cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn nào đối với quan điểm nêu trên, đồng thời bày tỏ, nếu quan điểm này trở thành hiện thực sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Bởi, giao dịch gửi tiền - nhận tiền gửi, bảo lãnh – nhận bảo lãnh, cầm cố tiền gửi - nhận cầm cố tiền gửi là những giao dịch được thực hiện giữa TPBank và VNCB với tư cách là 2 ngân hàng thương mại cổ phần, không phải giao dịch giữa TPBank với cá nhân Phạm Công Danh và đồng phạm. Việc VNCB bị TPBank trích nợ tự động số tiền hơn 1.736 tỷ đồng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho 11 công ty là phù hợp quy định pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.

Về phía Sacombank, luật sư Vương Công Đức (đại diện tại tòa) cho rằng, việc VKS đề nghị thu hồi thiệt hại 6.126 tỷ đồng đối với 3 ngân hàng là không có căn cứ pháp lý. Cũng theo Luật sư Đức, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có kiến nghị lên Thủ tướng chính phủ phản ánh về việc thu hồi 6.126 tỷ đồng của 3 ngân hàng. Luật sư này yêu cầu HĐXX xem xét, bác bỏ đề nghị về việc thu hồi khoản tiền trên của VKS.

Theo An Ninh Tiền Tệ

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.