Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ dự án nghìn tỷ thua lỗ

Tại nghị trường sáng 2/11, những vấn đề được quan tâm, thảo luận nhiều hơn cả là làm rõ sự lãng phí của dự án nghìn tỷ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kế hoạch tái cơ cấu.
Nhiều đại biểu quốc hội đề xuất cho phép thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn ở Việt Nam, khuyến khích họ tham gia tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh minh họa
Nhiều đại biểu quốc hội đề xuất cho phép thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn ở Việt Nam, khuyến khích họ tham gia tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh minh họa

Nội dung thảo luận sáng nay là kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.  

Lo nợ chồng lên nợ

Thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (tỉnh Nghệ An) nhắc lại 5 dự án nghìn tỷ do tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện chậm tiến độ, kém hiệu quả và đã tiêu tốn hay thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng. Ông Cầu cho rằng phải làm rõ trách nhiệm của các cán bộ liên quan và xử lý nghiêm.

“Tôi vô cùng lo lắng khi mà 4 dự án gồm nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, lọc dầu Dung Quất, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình đã lỗ 7.300 tỷ đồng còn nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 vốn đầu tư ban đầu là 3.843 tỷ đồng nay nâng lên thành 8.104 tỷ đồng. Việc cần làm là tập trung xử lý sớm nếu không nợ chồng lên nợ, đồng thời phải xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức để xảy ra tình trạng này”, ông nói.

Đại biểu Cao Đình Thượng (Phú Thọ) dẫn chứng thêm dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ tổng mức đầu tư ban đầu là 1.385 tỷ đồng, qua 4 lần điều chỉnh đã tăng lên thành 2.484 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. “Dự án trên kém khả thi, thời gian kéo dài gây tốn kém, hiện có nguy cơ đắp chiếu gây lãng phí”, ông đánh giá.

Vị này cho rằng đó là nguyên nhân kéo lùi đà phát triển của nền kinh tế đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí sớm có giải pháp với dự án.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đề nghị Chính phủ sớm có báo cáo giải trình chi tiết về các dự án nghìn tỷ bị thua lỗ.

“Thế hệ đi trước hẳn rất xót xa khi nghe thông tin này, cần quy trách nhiệm rõ người chỉ đạo, làm rõ quá trình thực hiện và các bước xử lý tiếp theo nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Theo ông Hoàng, để tái cơ cấu thành công, yếu tố mang tính quyết định là con người. Cho rằng năng lực, khả năng của con người nào tạo ra phong trào ấy, ông đề nghị củng cố bộ máy cho đồng bộ trước khi tiến hành tái cơ cấu. Ngoài ra, theo vị này phải có chiến lược, sách lược cụ thể và quan trọng hơn cả là nguồn kinh phí để đầu tư cho các công trình, dự án dở dang hiện đang gặp khó.

Tăng vai trò của kinh tế tư nhân trong tái cơ cấu

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng kinh tế kém phát triển là do các tỉnh chạy đua thu hút đầu tư. Ông đề nghị chấm dứt tình trạng các tỉnh chạy đua thu hút đầu tư vì như thế “làm giảm lợi ích tổng thể”.

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) nêu thực tế hiện mới chỉ có các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào tái cơ cấu là chính.

“Nếu không có sự tham gia của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thì hiệu quả tái cơ cấu không cao. Ngoài ra, cần phải ra nghị quyết riêng về tái cơ cấu để đề cao tầm quan trọng của việc này”, ông nêu quan điểm.

Ông Lê Quân, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhận xét, kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020 chưa phân tích đầy đủ tác động của việc tái cơ cấu nền kinh tế tới đời sống của người dân, chưa đề cập đủ, đúng mức quan điểm về tái cấu trúc nhân lực, về việc huy động nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế.

“Hiện chúng ta chưa có doanh nghiệp Việt nào có thương hiệu, sản phẩm đẳng cấp quốc tế lại thiếu cơ hội đầu tư để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia. Nếu cứ chạy theo đầu tư ngắn hạn sẽ không thể tái cơ cấu thực chất”, ông nói.

Vị này cho rằng kế hoạch tái cơ cấu cần có 3 khâu quan trọng là việc thoái vốn khỏi các “con bò sữa của ngân sách” tạo điều kiện cho vốn tư nhân thay thế, đẩy mạnh hợp tác công tư để nhanh chóng thu hút vốn xã hội tạo đột phá cho phát triển hạ tầng và cần đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Phú Quốc (TP.HCM) lại cho rằng cần xác lập cộng đồng doanh nghiệp là đối tác của Chính phủ, lực lượng nòng cốt để tái cơ cấu nền kinh tế.

“Có như thế mới vững như kiềng 3 chân được. Chính phủ cần ủng hộ hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn để khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế đồng thời sớm hình thành cơ quan quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp”, ông đề xuất.

Ngoài ra, theo đại biểu này cũng cần hình thành các doanh nghiệp tại địa phương có chức năng đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp để việc tái cơ cấu đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Đại biểu dẫn lời Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận định gốc rễ vấn đề khiến việc tái cơ cấu chưa thành công là ở chỗ chúng ta duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng không phù hợp, cách làm để thay đổi mô hình đó bị cản trở nhiều.

“Tôi thấy 5 năm qua chúng ta tái cơ cấu để kéo dài mô hình tăng trưởng cũ thay vì thay đổi nó. Nếu cứ tiếp tục tái cơ cấu như 5 năm qua thì câu chuyện sẽ đi đến đâu? Tôi nghĩ sẽ không thể giải quyết được vấn đề. Đơn cử ý tưởng chuyển sang đầu tư trung hạn theo nghị định 1792 rất hay, nhưng không thể thực hiện được”, ông dẫn chứng. 

Theo Zing
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.