Đề xuất siêu dự án giao thông, thủy điện trên Sông Hồng

Xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét hơn 288 km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp 3; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ...
Đề xuất siêu dự án giao thông, thủy điện trên Sông Hồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua đề xuất đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp với Thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) của công ty thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (Ninh Bình).

Siêu dự án có vốn đầu tư dự kiến là 24.510 tỷ đồng (trong đó, 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp; phần còn lại huy động vốn vay thương mại) do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất.

Đề xuất siêu dự án giao thông, thủy điện trên Sông Hồng ảnh 1

Một công trình thủy điện qui mô nhỏ.

Dự án có mục tiêu kép là nâng cấp tuyến vận tải đường thủy dọc sông Hồng trên cơ sở kết nối 2 tuyến vận tải thủy lớn là Hải Phòng - Việt Trì và Hà Nội - Lạch Giang; đồng thời cung cấp lượng điện năng lên tới 0,91 tỷ kWh/năm.

Chủ đầu tư dự kiến sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét hơn 288 km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp 3; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp 2), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai.

Với nguồn thu chính là phí luồng tuyến (đoạn Việt Trì - Yên Bái thu 10.000 - 15.000 đồng/tấn; đoạn Yên Bái thu 40.000 - 45.000 đồng/tấn); giá bán điện khởi đầu là 1.900 đồng/kWh và có lộ trình tăng giá lên tới 3.560 đồng/kWh)… nhà đầu tư kỳ vọng hoàn vốn dự án trong vòng 25 năm.

Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng (đoạn Việt Trì - Lào Cai) kết hợp với thủy điện thuộc địa phận các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, TP Hà Nội. Dự án thuộc công trình đường thủy cấp III, quy mô đầu tư luồng tàu kỹ thuật cấp III, đội tàu vận tải tự hành 400 tấn, sà lan 600 tấn; 5 cảng hàng hóa.

Đây là công trình đầu mối giao thông - thủy điện - thủy lợi, với 3 công trình Mậu A, Lâm Giang, Bảo Châu gồm đập dâng nước (đập trụ đỡ bê tông cót thép có cửa van thoát lũ); âu tầu bê tông cốt thép 1 cấp, 1 - 2 tuyến, cửa âu 2 cánh chữ nhân; Nhà máy thủy điện lòng sông (công suất 36 MW - 155 triệu kWh).

Trao đổi với Dân trí, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nói: "Về cơ bản, việc đầu tư các dự án thủy điện phải xem đến tác động rừng và các hồ, đập. Dù dự án thủy điện mà Tập đoàn Xuân Thành đề xuất là dự án có qui mô nhỏ nhưng nếu là các đập liên hoàn ở các tỉnh trung du - miền núi cũng cần cân nhắc đến môi sinh để tránh những tác động tiêu cực đến môi trường sống".

"Chúng tôi chưa nhận được thông tin dự án nên nếu Chính phủ quyết định về chủ trương, các đơn vị tư vấn sẽ tham gia để đánh giá", ông Ngãi cho biết thêm.

Theo Dân Trí

Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.