Điểm chuẩn

(Ngày Nay) - Nhiều trường đại học tuần này đã công bố điểm chuẩn. Nghĩa là sẽ có những đứa trẻ và gia đình thất vọng vì không được vào đại học; những đứa trẻ và gia đình toại nguyện vì vào được đại học. Và cũng sẽ có cả những gia đình toại nguyện, nhưng đứa trẻ thì thất vọng. Vì chúng sẽ phải đi theo một con đường không phải mơ ước.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Cháu yêu nấu ăn và sẽ cưới nấu ăn!”, cháu tôi tuyên bố, kết thúc câu chuyện tỉ tê 2 tiếng trong một chiều mưa Hà Nội, chấm dứt luôn cuốn tiểu thuyết nhiều kỳ trong nhà nó, một gia đình có con vừa học hết cấp ba: chọn trường nào, học cái gì, bao nhiêu tiền, ai xin việc cho? 

Thằng bé muốn thành chuyên gia nấu ăn và quả thực cậu đã tự theo học nhiều lớp nấu ăn trong khi cả họ nội ngoại đều hụt hẫng và lên tiếng bức xúc vì “thằng đích tôn” không chịu du học ngành quản trị kinh doanh ở Úc như bố mẹ nó chuẩn bị. 

- Con sẽ học nấu ăn, con ước mơ thành đầu bếp 5 sao.

- Mơ với mộng gì, cứ mơ như mày có mà ăn cám.

- Cám mà nấu đúng công thức cũng thành đặc sản.

- Hả, mày đi nấu ăn thuê cho người ta, còn cái công ty này để cho ai hả?

Mẹ nó buồn quá, gọi điện: “Mày đến xem thằng bé có nghe không, mấy ngày nữa hết hạn nộp hồ sơ vào đại học rồi, sao nó không như con người ta chứ, con với cái!”.

Hai cô cháu tỉ tê đủ thứ. Nó kể chuyện bạn K, một câu chuyện làm tôi suy nghĩ. Lớp của cháu tôi gồm các bạn học theo khối D từ khi vào lớp 10. Nhưng đến đầu năm học lớp 12 bố của K – một bác sỹ mổ tim nổi tiếng - tuyên bố rằng bố đã thu xếp con sẽ đi học trường Y, trở thành bác sỹ. K phản đối vì cậu cũng đã mơ ước trở thành đầu bếp. 

K chán nản và mất phương hướng. “Mặc kệ, học được ngày nào thì học, mẹ tao muốn nộp hồ sơ vào đâu thì nộp”. Tôi hỏi cháu thế có nhiều bạn giống K không? Cháu nói, khối 12 của cháu phải là 80% chọn trường đại học nguyện vọng 1 theo nguyện vọng của bố mẹ, còn bạn nào có ước mơ nghề gì thì sẽ nộp vào nguyện vọng 2-3. 

Chúng không có nhiều quyền và cũng không ý thức hẳn hoi về việc đi theo tiếng gọi của con tim về sự nghiệp tương lai, mà chỉ có tiếng gọi của cha mẹ, và của “đầu ra”.

Cũng trong câu chuyện, cháu tôi nhắc lại một câu nói trong bộ phim Ấn Độ nổi tiếng “Ba chàng ngốc”: Tại sao yêu nhiếp ảnh mà lại cưới máy móc? Bởi anh chàng trong phim phải thi vào trường đại học bách khoa hàng đầu theo sức ép của gia đình trong khi con tim anh chỉ hướng duy nhất về nhiếp ảnh. 

“Cháu không thể lãng phí thời gian để yêu một nghề, lấy một nghề”. Cậu bé nói nó tôn trọng nghề nghiệp “sang chảnh” của bố mẹ nó, một giám đốc ban ở một ngân hàng lớn và một nhà điều hành doanh nghiệp. Nhưng trong sâu thẳm nó biết bố mẹ không hề thật sự an yên. Bởi mẹ nó luôn mơ về hưu sẽ mở một nhà hàng xôi xéo, còn bố nó rất dễ thương ở công ty nhưng về nhà thì hay cáu. Tôi giật mình vì thằng bé nói đúng. 

Cháu tôi, cùng bao nhiêu người 18 tuổi đang rối rít tìm trường đại học, quyết định chuyến tàu cuộc đời. Ở lớp cháu, những ngày chuẩn bị nộp hồ sơ là những cuộc chiến mất mát. 

Đứa trẻ nào chẳng thuộc cái điệp khúc của bố mẹ nó: “Phải học giỏi để thi được vào đại học rồi mới xin được việc, lúc ấy mới nuôi sống được bản thân rồi muốn làm gì thì làm”. Liệu bố mẹ chúng có biết nhiều đứa trẻ không tin và không cảm thấy chúng sẽ hạnh phúc với điều đó nếu như bố mẹ không liếc mắt nấy một cái vào giấc mơ nghề nghiệp của con mình. Giáo dục không xấu nhưng dường như cách chúng ta đang làm khiến bọn trẻ chẳng thấy xúc cảm gì để đi học và việc học hoàn toàn xa lạ với chuyện chúng ước mơ làm gì trong đời. 

Gốc rễ các mô hình giáo dục được thiết kế theo nền kinh tế, làm sao tạo ra những con người thành phẩm vừa lèo lái nền kinh tế trong 10-20 năm tới nhưng vừa định vị văn hóa của mình. Giáo dục là hệ thống chuẩn bị sản phẩm để đối mặt với tương lai. Nhưng ta đang thiết kế tư duy giáo dục bằng cách đã làm trong quá khứ, thậm chí quá khứ rất xa trong khi đời sống liên tục thiên biến. 

Chúng ta đã thiết lập nền giáo dục dựa trên dự báo các nhu cầu phát triển kinh tế - và chủ nghĩa kinh nghiệm (một thứ kinh nghiệm hay nhuốm màu “đi xin việc” tồn tại từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung). Rồi ta hô hào bọn trẻ sống chết phải có tấm bằng. Nhưng thực tế, ta còn không biết trong 24 giờ tới kinh tế sẽ ra sao.

Tất nhiên có tấm bằng không tệ. Nhưng không còn nên coi đó là sự đảm bảo cho công việc mơ ước nơi khai phóng giá trị người trẻ. Trong khi con đường “lấy bằng” lại cô lập chúng với những gì chúng yêu thích. Và khiến nhiều trẻ con tiếp tục vắt óc nghĩ ra lý do để mai không phải đến trường. 

Nền giáo dục của chúng ta, cả trong nhà trường và gia đình từ rất lâu, chỉ có một “điểm chuẩn” đáng kể duy nhất là điểm chuẩn của các trường đại học.

Trong khi, “điểm chuẩn” của một nền giáo dục phải cao hơn thế: đó phải là khả năng và quyền tự lựa chọn của những công dân khi hết tuổi vị thành niên. “Điểm chuẩn” của đại học thực chất đang là một thứ “điểm sàn” của nền học vấn khoa cử. Một dạng tiêu chuẩn thấp. Chuẩn mực cuối cùng phải hướng tới của giáo dục, là phải cho người ta quyền ước mơ.

Cháu tôi đang phụ bếp cho khách sạn gần Bờ Hồ. Nó muốn học nấu ăn chay và nấu thực dưỡng, và mở một quỹ phi lợi nhuận lan tỏa tinh thần ăn chay, ăn thuận tự nhiên vì tương lai con người. “Chỉ khi nấu ăn con mới là chính mình” - thằng bé nói.

Thế là sau khi nhận nhiệm vụ thuyết phục cậu bé đi du học để sau này thừa kế công ty, tôi quay ngoắt làm kẻ phản bội, ủng hộ kẻ gây rối. Bởi nó đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám ước mơ, thay vì làm theo lời bố mẹ, muốn con luôn thận trọng và bám chắc trên mặt đất. 

Theo Vnexpress
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.