Điểm lại những vụ hỏa hoạn thiêu rụi các di sản văn hóa thế giới

Trong lịch sử từng xảy ra nhiều vụ cháy lớn phá hủy những công trình di sản văn hóa lớn của thế giới, cùng điểm lại một số di sản thế giới bị "bà hỏa" thiêu rụi trong sự tiếc nuối của nhân loại.

Tuy đám cháy ở Nhà thờ Đức bà Paris vào chiều 15/4/2019 (giờ địa phương) đến nay đã được kiểm soát, song di sản văn hóa mà nước Pháp và nhân loại mất đi sau vụ cháy này vẫn khiến thế giới phải nuối tiếc.

Công trình hàng trăm năm tuổi này đã in đậm trong ký ức mỗi người khi biết đến nền văn hóa Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Trong lịch sử nhân loại, nhiều vụ cháy lớn cũng đã xảy ra, phá hủy những công trình di sản văn hóa lớn của thế giới.

Dưới đây là một số di sản thế giới bị lửa hủy hoại:

Hỏa hoạn tại Bảo tàng quốc gia Brazil (2018)

Ngày 2/9/2018, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại Bảo tàng quốc gia Brazil, phía Bắc thành phố Rio de Janeiro. Đây là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Brazil với 200 năm tuổi.

Bảo tàng được coi là một "viên ngọc quý" của văn hóa Brazil với hơn 20 triệu hiện vật có giá trị, trong đó có bộ sưu tập về nghệ thuật và đồ tạo tác từ thời Hy Lạp-La Mã và Ai Cập, cũng như hóa thạch người cổ nhất mang tên "Luzia."

Vụ cháy tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Brazil trên được coi là một "thảm kịch trong lĩnh vực văn hóa" của Brazil.

Điểm lại những vụ hỏa hoạn thiêu rụi các di sản văn hóa thế giới ảnh 1

Hiện trường vụ hỏa hoạn tại Bảo tàng quốc gia Brazil ở Rio de Janeiro ngày 2/9. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy không có thiệt hại về người, song nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật quý giá đã bị hư hại nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây hỏa hoạn có thể là do một quả khinh khí cầu cỡ nhỏ đã đáp xuống mái của viện bảo tàng này hoặc do chập mạch điện ở phòng nghe nhìn.

Hỏa hoạn tại Đại Chiêu cổ tự, Tây Tạng (năm 2018)

Ngày 17/2/2018, một vụ hỏa hoạn bùng phát tại Đại Chiêu cổ tự, ngôi chùa cổ của Phật giáo Tây Tạng.

Điểm lại những vụ hỏa hoạn thiêu rụi các di sản văn hóa thế giới ảnh 2

Cháy lớn tại ngôi chùa Jokhang ở thành phố cổ Lhasa, Tây Tạng. (Ảnh: NY Times)

Đây là ngôi chùa đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, có lịch sử hơn 13 thế kỷ.

Ngôi chùa tọa lạc tại trung tâm thành phố cổ Lhasa, danh lam thánh tích Phật giáo nổi tiếng ở Barkhor, Tây Tạng.

Vụ hỏa hoạn xảy ra khi người Tây Tạng khắp khu tự trị đang đón chào năm mới 2018 trong lễ tân niên truyền thống, cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Trung Quốc.

Cháy khu chợ 600 năm tuổi ở thành phố cổ Aleppo, Syria (năm 2012)

Vào tháng 9/2012, các trận chiến giữa phe đối lập và lực lượng quân đội chính phủ Syria bùng nổ khiến nhiều di sản văn hóa của Syria đã bị tàn phá nặng nề.

Trong số đó, khu chợ Al-Madina Souk, tọa lạc tại thành phố cổ Aleppo, đã bị thiêu rụi.

Al-Madina Souk được xây dựng từ thế kỷ 14, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1986.

Cháy cổng thành Sùng Lễ Môn (Sungnyemun), Hàn Quốc (năm 2008)

Ngày 10/2/2008, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại cổng thành Sùng Lễ Môn, còn gọi là Nam Đại Môn, trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông 70 tuổi, là người đã gây ra vụ cháy trên. Người đàn ông này cho biết đã đốt cổng thành cổ nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội đối với ông.

Đây là một trong số ít những kiến trúc cổ tiêu biểu ở Seoul còn sót lại sau thời kỳ thực dân Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên (1910-1945) và chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và đã được trùng tu nhiều lần, trong đó có lần gần nhất vào năm 1962.

Hỏa hoạn tại Nhà hát La Fenice, Italy (năm 1996)

Một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi Nhà hát La Fenice, ở Venice, Italy. Với âm thanh hoàn hảo, nhà hát La Fenice, khai trương năm 1972, được xem là một trong những nhà hát thính phòng lớn nhất thế giới.

Sau 8 năm kể từ sau vụ cháy trên, nhà hát La Fenice đã mở cửa trở lại vào năm 2004.

Cháy nhà hát Opera Liceu, Tây Ban Nha (năm 1994)

Một vụ hỏa hoạn lớn đã phá hủy Nhà hát Opera Liceu nổi tiếng ở Barcelona, Tây Ban Nha. Nhà hát này được thành lập năm 1847, chuyên về trình diễn opera và ballet.

Nhà hát được xem là một viên ngọc quý của nền văn hóa Tây Ban Nha, với thiết kế ấn tượng nhất là phần tiền sảnh với cầu thang bằng đá cẩm thạch.

Sau vụ hỏa hoạn, nhà hát đã được xây dựng và mở cửa trở lại.

Hỏa hoạn tại Lâu đài Windsor, Anh (năm 1992)

Điểm lại những vụ hỏa hoạn thiêu rụi các di sản văn hóa thế giới ảnh 3

Hỏa hoạn tại lâu đài Windsor, phía Tây London, Anh ngày 20/11/1992. (Nguồn: The Mirror)

Ngày 20/11/1992, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại Lâu đài Windsor, phía Tây London, Anh, phá hủy một phần phía Đông Bắc của tòa lâu đài.

Windsor được xem là lâu đài lớn nhất thế giới và có lịch sử lâu đời bậc nhất nước Anh, với diện tích gần 45.000m2, toạ lạc ở một vùng đất tuyệt đẹp, nơi hợp lưu của sông Thames và sông Kennet, cách thủ đô London chỉ 33km về phía Tây.

Lâu đài là một trong 3 nơi ở chính của Hoàng gia Anh (hai nơi kia là Cung điện Buckingham, London và Holyrood, Edinburgh).

Không chỉ có quy mô bề thế, Windsor còn là một di sản nghệ thuật vô giá của nhân loại. Sau 5 năm tu sửa, lâu đài Windsor đã mở cửa trở lại với công chúng vào năm 1997.

Cháy Thư viện quốc gia Bosnia (năm 1992)

Ngày 25 và 26/8/1992, Thư viện quốc gia Bosnia, một biểu tượng của thành phố Sarajevo, Bosnia, đã bị đổ sập và đốt cháy trong cuộc pháo kích của người Serb của Bosnia vào năm 1992.

Vụ đụng độ dẫn đến hỏa hoạn trên đã khiến gần 2 triệu cuốn sách cùng nhiều bản viết tay quý hiếm đã bị phá hủy.

Nơi đây trước kia là Hội trường thành phố Sarajevo (vào năm 1896), sau đó được chuyển đổi thành Thư viện quốc gia Bosnia (vào năm 1949).

Năm 2014, sau 22 năm bị phá hủy, Thư viện quốc gia Bosnia đã mở cửa trở lại. Thư viện này lưu giữ lại những kỷ vật về một thời khủng hoảng của nhân dân thành phố Sarajevo.

Cháy Nhà hát Lớn của Geneva, Thụy Sỹ (năm 1951)

Nhà hát Lớn của Geneva, Thụy Sỹ, được xây dựng từ thế kỷ 19, đã bị tàn phá nặng nề trong một vụ cháy do những sơ suất của quá trình chuẩn bị cho một buổi trình diễn nghệ thuật tại nhà hát.

Nhà hát sau đó đã được mở cửa trở lại vào năm 1962./.

Theo Vietnamplus
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.