Điện Kính Thiên: 'Giải mã' được 30% kiến trúc gốc sau khai quật

Nhiều kiến trúc liên quan tới điện Kính Thiên, công trình quan trọng nhất của cụm di sản Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ trong đợt khai quật mới nhất 2015.
Điện Kính Thiên: 'Giải mã' được 30% kiến trúc gốc sau khai quật

Trong 5 năm qua, các đợt khai quật tại Hoàng thành Thăng Long (HTTL) vẫn được Viện khảo cổ và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội triển khai đều đặn, với diện tích khoảng 1000 m2/lần.

“Một lần nữa, đợt khai quật này lại khiến giới nghiên cứu bất ngờ về những lớp văn hóa phong phú tại Hoàng thành” – GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, nhận xét trong buổi hội thảo đánh giá kết quả sáng 14/12.

Điện Kính Thiên: 'Giải mã' được 30% kiến trúc gốc sau khai quật ảnh 1

Điện Kính Thiên năm 1873 (tranh tư liệu của người Pháp).

Được biết, đợt khai quật năm 2015 này diễn ra ở phía Bắc cổng Đoan Môn, thuộc khu vực được cho là không gian cũ của điện Kính Thiên thời Lê (và cũng là các điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý, Trần). Tầng di tích phát lộ có độ dày khoảng 5m, với nhiều lớp văn hóa nối tiếp nhau, trải dài theo niên đại từ các thời Đại La, Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho tới đầu thế kỷ XX

Đặc biệt trong số này, lớp văn hóa thời Lý – Trần đã cho thấy nhiều vết kiến trúc độc đáo, bao gồm 6 móng cột gia cố bằng sành, 3 “bồn hoa” thuộc kiến trúc vườn, các dải gạch hoa chanh, dấu vết kéo dài của đường nước từng được phát hiện năm 2013…

Còn lại, ở tầng văn hóa thời Lê (giai đoạn tồn tại điện Kính Thiên), giới nghiên cứu tiếp tục tìm thấy các dấu vết về sân Đan Trì, cũng như hệ thống hành lang và tường vây thuộc khu vực góc Tây Nam của điện.

Thêm một số giả thiết quan trọng về số phận điện Kính Thiên trong lịch sử đã được đưa ra tại Hội thảo. Theo đó, chỉ riêng trong thời Trần, kiến trúc này đã trải qua 2 lần xây dựng sửa chữa lớn vào đầu thế kỷ XIII (khi vương triều Trần bắt đầu) và thế kỷ XIV (sau khi các kiến trúc cung đình cũ bị giặc Nguyên phá hủy khá nhiều). Hoặc, khi bước sang thời Lê Trung Hưng vào thế kỷ XVI, điện Kính Thiên cũng được xây dựng về cơ bản so với thời Lê mạt trước đó.

“Từ kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua, chúng ta có thể… đoán được 30% về mặt bằng kiến trúc của điện Kính Thiên trong lịch sử” – PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ VN, chia sẻ. Cơ bản, đó là những thông tin về trục chính điện thời Lê kéo dài từ khu vực Cột Cờ qua Đoan Môn tới Hậu Lâu, hoặc thông tin về sân Đoan Trì trước chính điện cùng hệ thống hành lang bao quanh…

Điện Kính Thiên: 'Giải mã' được 30% kiến trúc gốc sau khai quật ảnh 2

PGS Tống Trung Tín, GS Phan Huy Lê và các chuyên gia tại hố khai quật mới được mở vào năm 2015.

Về lý thuyết, 70% thông tin còn lại của điện Kính Thiên – đặc biệt là những thông tin về kiến trúc của cụm chính điện - sẽ phụ thuộc vào kết quả của những đợt khai quật trong thời gian tới.

Được biết, giới khảo cổ cũng nhiều lần đề xuất mở rộng diện tích khai quật, thám sát tại HTTL (cụ thể là khu vực thành cổ Hà Nội) trong vài năm qua. Bởi, với tổng diện tích gần 130.000m2, việc chỉ có 1.000 m2 được khảo sát hàng năm bị coi là… quá ít.

“Đề xuất này cũng có những điểm hợp lý. Tuy nhiên, nếu được triển khai, chúng ta nên nghĩ tới việc hợp tác, kêu gọi các chuyên gia quốc tế cùng tham gia để công việc đạt hiệu quả cao nhất” – GS Phan Huy Lê nhận xét trong cuộc hội thảo sáng qua, 14/12.

Nhật Anh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.