Điện thờ “chui” ở Văn Miếu, xử lý thế nào?

(Ngày Nay) - Hà Nội phát hiện và ngăn chặn hành vi lén lút chở vật liệu xây điện thờ ở hồ Văn thuộc di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tuy nhiên bài toán giải quyết triệt để những hành vi tương tự đòi hỏi kế hoạch dài hơi hơn.
Cơ quan chức năng phong tỏa phương tiện, vật liệu của một số người lén lút xây điện thờ trên gò Kim Châu, hồ Văn. Ảnh: Như Ý.
Cơ quan chức năng phong tỏa phương tiện, vật liệu của một số người lén lút xây điện thờ trên gò Kim Châu, hồ Văn. Ảnh: Như Ý.

Lại tự phát xây điện

Theo báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội ngày 15/9 do Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động ký, Sở phát hiện một số người dân lén lút chở vật liệu vào gò Kim Châu, hồ Văn xây điện thờ. Sở thông báo, đề nghị UBND quận Đống Đa vào cuộc. Tình trạng xâm lấn di tích này tiếp tục tái diễn trong đêm 13/9, cho nên ngày 14/9, UBND và công an phường Quốc Tử Giám phong tỏa khu vực và sử dụng một số biện pháp mạnh ngăn chặn người dân chuyển vật liệu xây dựng vào gò Kim Châu, hồ Văn.

Giữa hồ Văn có gò hay còn gọi đảo Kim Châu, hầu như không có người ra đó ngoài các công nhân của Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Gần đây khu vực này có đặt bát hương do một cụ tên Hội gần đó xin được nhang khói vào dịp ngày rằm, mồng một cho những người chết đuối tại hồ. Theo đại diện Trung tâm, hành động của ông cụ chỉ đơn giản vậy thôi, mỗi khi làm đều có ý kiến với người có trách nhiệm cho đến khi ông mất vài tháng trước. Nay một số người dân lén lút chở vật liệu xây điện thờ ở gò Kim Châu, vi phạm Luật Di sản văn hóa. Một số chuyên gia lo ngại đây là hành vi trục lợi, buôn thần bán thánh - trước đó xảy ra quanh di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Hẳn người dân Hà Nội nhiều năm trước từng quen cảnh người dân xì xụp khấn vái, hương hoa tại góc đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học ngay bên ngoài tường bao khu Văn Miếu. Đó là nơi dân quen gọi miếu Hai cô, mà phát tích mỗi người kể một khác, được thổi phồng sự linh thiêng. Chính quyền khu vực này mất khá nhiều thời gian để quây hàng rào, canh giữ và để giải thiêng, mãi cho tới cuối năm 2012 mới thành công khi tổ chức linh đình lễ rước bát hương đó về đền Sòng Sơn ngay phố Tôn Đức Thắng.

Sau đó, chính quyền địa phương vẫn phải cắt cử người canh gác một thời gian dài, tránh tái diễn tình trạng đặt bát hương ở đây. Hành động này vốn của một số người dân gần đó, hòng kiếm chác từ niềm tin mù quáng của không ít con nhang, đệ tử bỏ tiền mua đồ lễ, vàng mã và cả tiền đặt lễ.

Quy hoạch lại hồ Văn

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu- Quốc Tử Giám khẳng định, hiện Trung tâm kéo thuyền lên khỏi hồ để người dân không ra đảo Kim Châu nữa. Liệu có nên nhượng bộ để xây mới một điểm thờ cúng mới cho người dân tại đây? “Tôi cho rằng phải tìm hiểu kỹ lịch sử. Nếu nơi thờ ấy không gắn gì với lịch sử văn hóa của Văn Miếu thì không thể cho tồn tại. Nếu cho nơi này mọc lên điện thờ giải quyết nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, nơi khác cũng muốn đặt bát hương thờ thì sẽ ra sao”, PGS.TS Trần Lâm Biền, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, nói.

Hồ Văn xưa vốn là nơi vịnh thơ, bình văn. Đầu thế kỷ 20, đảo Kim Châu nhìn trên ảnh tư liệu trông khá rõ từ cổng Văn Miếu, không bị khuất lấp do nhà cửa chật chội như bây giờ. Trong lịch sử, có thời gian hồ Văn bị tách khỏi quần thể Văn Miếu, sau bao thăng trầm người ta phải trả nó về cho Văn Miếu với đúng chức năng - bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Còn nhớ năm 2013, khi đón nhận bằng Di sản Tư liệu thế giới quy mô toàn cầu do UNESCO trao tặng, Trung tâm từng tổ chức tọa đàm lấy ý kiến nhiều chuyên gia về tương lai cho di tích quốc gia đặc biệt này, với mong muốn phát huy giá trị xứng đáng của khu vực bị lãng quên - hồ Văn. TS Đặng Kim Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm trình bày ý tưởng khôi khục và khai thác hạng mục hồ Văn. Theo đó, gò Kim Châu sẽ là vị trí để dựng lên nhà bát giác trở thành nơi hội ngộ văn chương - đúng ý nghĩa ban đầu của hồ Văn  trong lịch sử. Cùng với đó là hai chiếc văn kiều nối đảo với hai bên bờ. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính mạnh dạn đề xuất giải tỏa để mở rộng không gian cạnh hồ Văn, để tạo cảnh quan phù hợp.

Được hỏi phương án lâu dài phát huy giá trị hồ Văn, ông Lê Xuân Kiêu, cho biết, sau khi có kiểm kê toàn bộ di tích thời gian tới, Trung tâm trình Hà Nội dự án quy hoạch tổng thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong đó có phương án khôi phục di tích hồ Văn. Hiện tại, đây mới chỉ là nơi diễn ra triển lãm thư pháp, hội cho chữ đầu năm và là nơi để sinh hoạt cộng đồng thường nhật của người dân gần đó.

Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội ký văn bản số 5471 về việc đảm bảo công tác an ninh trật tự, bảo vệ khu vực gò Kim Châu trong hồ Văn. Theo đó, Hà Nội giao Chủ tịch UBND quận Đống Đa chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Công an thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng, Ban Tôn giáo thành phố xây dựng và thực hiện ngay phương án để giải quyết tình trạng xâm hại di tích, giải tỏa, chấm dứt hoạt động xây dựng trái quy định tại khu vực gò Kim Châu. Thời gian thực hiện trong tháng 10, sau đó báo cáo kết quả cho UBND thành phố.

Theo Tiền Phong
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.