Đo lường bạo lực và quấy rối trực tuyến đối với các nhà báo nữ ở Mỹ Latinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tập trung vào bạo lực giới kỹ thuật số trên mạng xã hội Twitter, dự án nghiên cứu đã phân tích tài khoản của 66 nhà báo từ Argentina, Mexico, Colombia, Uruguay, Paraguay, Venezuela và Nicaragua, những người bị tấn công trực tuyến. Dự án được thực hiện từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020, với sự tài trợ của IPDC, và được thực hiện bởi hai tổ chức Sentiido của Colombia và Comunicación para la Igualdad của Argentina.
Đo lường bạo lực và quấy rối trực tuyến đối với các nhà báo nữ ở Mỹ Latinh

Nghiên cứu cũng thực hiện cuộc khảo sát thông qua các công cụ khai thác và phân tích dữ liệu từ tài khoản của bảy nhà báo nữ và ba nhà báo nam tại mỗi quốc gia, và thực hiện các cuộc phỏng vấn với 28 nhà báo, góp phần chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các vụ tấn công cũng như nhận thức của các nhà báo liên quan.

Bà Sandra Chaher, Giám đốc của Comunicación para la Igualdad và bà Lina Cuellar, Giám đốc của Sentiido, cũng chỉ ra vai trò ngày càng tăng của các nhà báo với tư cách là những người có ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông xã hội. Mọi người theo dõi các nhà báo dựa trên công việc của họ trên các phương tiện truyền thông, nhưng cũng tìm kiếm thông tin chi tiết về đời tư của nhà báo.

Các phát hiện cho thấy rằng lý do chính của việc bị tấn công là về quan điểm chính trị, và sau đó là vì công việc chuyên môn. Hầu hết những trường hợp nhà báo được nghiên cứu, bất kể giới tính, đều đang theo phe chính trị này hay phe khác. Nghiên cứu liên kết hiện tượng này với tính đặc trưng của Twitter như một không gian bị chi phối bởi nội dung tranh luận chính trị đương đại. Sự phân cực cao trong xã hội được thúc đẩy bởi các thuật toán của phương tiện truyền thông xã hội.

Các cuộc tấn công trực tuyến mà các nhà báo phải gánh chịu có ảnh hưởng rất cụ thể đến quyền tự do ngôn luận của họ. Hơn 2/3 số nhà báo được phỏng vấn (68%) hoặc đã hạn chế tần suất đăng bài của mình, tạm thời rút khỏi Twitter hoặc ngừng đăng về các vấn đề có thể phát sinh các cuộc tấn công. Việc vi phạm quyền tự do ngôn luận của các nhà báo có hậu quả đối với phần còn lại của xã hội, khi họ rút khỏi mạng xã hội — dù tạm thời hay có chọn lọc — khiến dư luận cũng sẽ im lặng.

Đồng thời, có thể thấy rằng bạo lực trên Twitter thường đi kèm với các cuộc tấn công ở những nơi khác: 75% nhà báo được phỏng vấn cho biết họ cũng bị tấn công hoặc đe dọa trên các phương tiện truyền thông xã hội khác, ở nơi công cộng, qua điện thoại hoặc tài khoản email.

Nếu hầu hết hiểu rằng bạo lực là một phần của quy tắc chơi trên Twitter, thì phần lớn (95%) nói rằng họ đã cảm thấy những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi hoặc xấu hổ, trong suốt và sau các cuộc tấn công.

Đối với các tổ chức truyền thông, 86% các nhà báo được khảo sát báo cáo rằng các tổ chức truyền thông mà họ làm việc đã không cung cấp bất kỳ khóa đào tạo kỹ thuật số nào trước khi xảy ra các cuộc tấn công, và 25% số người được hỏi nói rằng cơ quan truyền thông của họ đã thực hiện điều này sau các vụ tấn công. Chỉ có 14,5% số người được hỏi nói rằng cơ quan truyền thông mà họ làm việc có các giao thức bảo mật kỹ thuật số.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạo lực kỹ thuật số khác nhau tùy theo giới tính. Các nhà báo nữ phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công khác liên quan đến: nghi vấn về năng lực trí óc của họ (+10%); các biểu hiện phân biệt giới tính (+20%); và/hoặc đề cập đến ngoại hình của họ (+30% - chỉ số này cao gấp đôi ở Argentina và Uruguay).

Trong số các nhà báo, nhân viên truyền thông tham gia cuộc khảo sát, nam giới không bị quấy rối tình dục trực tuyến, trong khi điều này xảy ra với 5% số nữ. Trong số những người được hỏi, các nhà báo nữ báo cáo bạo lực trên Twitter nhiều hơn các đồng nghiệp nam của họ: 71% so với 43%. Theo nghiên cứu, có vẻ như nam giới dễ dàng chấp nhận hơn phụ nữ rằng 'bạo lực là «luật chơi» trên mạng xã hội'.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhà báo và đặc biệt là các nhà báo nữ cũng bị tấn công đặc biệt vì đưa tin về các vấn đề nữ quyền, như việc hợp pháp hóa việc phá thai.

Đọc Bản tóm tắt báo cáo - tiếng Anh.

Theo UNESCO
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.