Phản xạ của con người. Ảnh minh họa. |
Phản xạ là một phản ứng của cơ thể 'trả lời' kích thích của môi trường ngoài hay môi trường trong thông qua hệ thần kinh; là cơ sở hoạt động của hệ thần kinh, làm cơ thể luôn thích nghi với những sự thay đổi của điều kiện sống của môi trường xung quanh.
Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn chiếu vào mắt thì đồng tử co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt... Các phản ứng đó gọi là phản xạ.
Vận tốc các xung thần kinh ở các động vật rất khác nhau, ở những động vật bậc cao thì vận tốc này lớn. Ở người, vận tốc phản xạ lớn nhất có thể lên tới 120 m/s, khi đó các phản ứng xảy ra mau chóng và chính xác; nhưng cũng có khi chỉ đạt 5 m/s. Nhờ vận tốc xung thần kinh mà ta nói một người phản xạ nhanh nhẹn hay chậm chạp.
Có hai loại phản xạ chính là phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phản xạ mà chúng ta học thông qua thói quen, như một số lộ trình trong hệ thống thần kinh được sử dụng thường xuyên. Phản xạ có điều kiện giúp chúng ta thực hiện những hành động như cầm một cái tách hoặc chơi bóng rổ mà không cần suy nghĩ.
Hình minh họa |
Trong khi đó, phản xạ không điều kiện theo ý nghĩa chức năng của chúng có thể chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó chủ yếu có các phản xạ dinh dưỡng, phản xạ tự vệ, phản xạ sinh dục, phản xạ vận động, phản xạ định hướng.
Trong số các phản xạ dinh dưỡng có phản xạ nhai, phản xạ nuốt, phản xạ mút, phản xạ tiết các dịch tiêu hoá...
Bộ não và các dây thần kinh ẩn chứa vô số bí mật cơ thể người. Ảnh minh họa. |
Các phản xạ tự vệ là các phản ứng tránh kích thích gây đau và có hại cho cơ thể. Trong các phản xạ sinh dục có các phản xạ liên quan với sự thực hiện động tác giao hợp, phản xạ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.
Các phản xạ vận động là các phản ứng duy trì tư thế và chuyển dời các bộ phận cũng như toàn cơ thể trong không gian. Phản xạ định hướng là phản xạ phát hiện cái mới.
Tốc độ phản xạ hay phản ứng của mỗi người thường khác nhau. Nhưng nếu biết cách rèn luyện bạn có thể cải thiện tốc độ phản xạ của mình.
Một số bài tập giúp cải thiện tốc độ phản xạ bao gồm: chơi game, tập thể dục, lặp lại một kỹ năng nhiều lần, suy ngẫm về những hoạt động bạn thích, luyện nhìn ở nhiều góc khác nhau, chọn thức phẩm tốt cho thần kinh....
Hình minh họa |
Những khám phá về phản xạ của con người:
1. Hội chứng co giật sau khi tiểu tiện: Còn gọi là rùng mình sau khi đi tiểu, là một hiện tượng mà một người cảm thấy một cơn rùng mình chạy dọc xương sống của họ sau khi đi tiểu.
Rùng mình sau khi đi tiểu khá bí ẩn và các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hoàn toàn.
Hiện nay, không có lời giải thích được kiểm chứng cho hiện tượng này, mặc dù có nhiều báo cáo thường xuyên về trường hợp đàn ông và một tỷ lệ nhỏ phụ nữ mắc phải.
2. Nổi da gà: Khi trời lạnh hay khi vừa trải qua cảm xúc sợ hãi, vui sướng, buồn phiền, con người có hiện tượng nổi da gà. Những lỗ xuất hiện trên da cũng giống như trên da ngỗng, gà, vịt khi bị nhổ lông.
Nổi da gà. |
3. Người chết não vẫn tiếp tục có phản xạ nào đó: Một trong số này là phản xạ Lazarus, trong đó bệnh nhân nâng cánh tay của mình lên trong không khí và gấp lại trước ngực như một xác ướp Ai Cập. Phản xạ này thường được bắt đầu bằng việc run rẩy và nổi da gà.
4. Phản xạ nguyên thủy ở trẻ em: Phản xạ nguyên thủy là phản xạ ở trẻ nhỏ kéo dài trong một vài tháng sau khi trẻ đã được sinh ra.
Một ví dụ về phản xạ nguyên thủy là khi bạn đặt một thứ gì đó vào trong bàn tay của một em bé, bé sẽ tự động nắm chặt nó.
Hà Anh (T/h)
Xem thêm:
- 'Soi' cơ thể người 'khổng lồ' dưới kính hiển vi
- Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ
- Hành trình khám phá bí ẩn não bộ, cơ quan phức tạp nhất vũ trụ