Đồng minh châu Á của Mỹ chuẩn bị cho sự trở lại của ông Trump

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Còn 8 tháng nữa mới diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng các nước phương Tây đang e ngại trước viễn cảnh Donald Trump trở lại nắm quyền.
Đồng minh châu Á của Mỹ chuẩn bị cho sự trở lại của ông Trump

Nếu cựu Tổng thống Donald Trump, người coi các đồng minh là gánh nặng, giành chiến thắng vào tháng 11, những giả định cơ bản về an ninh quốc gia có thể thay đổi hoàn toàn.

Ông Trump được dự đoán sẽ cố gắng rút Mỹ khỏi liên minh NATO. Các nhà ngoại giao và các quan chức an ninh châu Âu đang tổ chức nhiều cuộc thảo luận kín, ngày càng căng thẳng về các biện pháp khả thi có thể được thực hiện để đối phó với những tác động trước sự trở lại của Trump.

Các đồng minh châu Á của Washington cũng không kém phần sốt sắng để xây dựng kịch bản an ninh cho mình.

Theo hồi ký của Mark Esper, người từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Trump, vị tổng thống thứ 45 nước Mỹ đã nhất trí với ý tưởng rút quân đội khỏi Hàn Quốc.

Ông Trump đã được các trợ lý thân cận khuyên không nên thực hiện hành động quyết liệt, nhưng quyết định coi đó là "ưu tiên cho nhiệm kỳ thứ hai". Do đó, không rõ ông Trump sẽ cho phép quân đội Mỹ tham gia ở mức độ nào trong trường hợp xảy ra khủng hoảng an ninh ở Đài Loan.

Trong bối cảnh đó, khoảng 40 chính trị gia, quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và nhà báo từ Anh và Nhật Bản đã tập trung tại Odawara, gần Tokyo, vào đầu tháng 2 để thảo luận riêng về các vấn đề toàn cầu.

Chủ đề được sôi nổi nhất chính là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Những người tham gia từ cả Nhật Bản và Anh đều đồng tình rằng các nhà hoạch định chính sách nên nhanh chóng vạch ra các phản ứng đối với nhiệm kỳ thứ hai của Trump.

Các biện pháp được đề xuất trong cuộc họp bao gồm ba điểm: Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng lại các mối quan hệ không chỉ với đảng Dân chủ mà còn với đảng Cộng hòa của ông Trump. Thứ hai, liên hệ với các đồng minh khác của Mỹ và các quốc gia có cùng quan điểm để thiết lập mạng lưới hợp tác ngoại giao và an ninh giữa các cường quốc bậc trung. Đồng thời, nhiều nước tham gia kêu gọi tăng cường năng lực phòng thủ tập thể.

Một xu hướng đáng chú ý đang nổi lên là động thái của các cường quốc tầm trung nhằm tăng cường hợp tác an ninh chung. Ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các đồng minh và các quốc gia thân thiện của Mỹ đang di chuyển theo hướng này với tốc độ nhanh chóng.

Ví dụ, vào tháng 8 năm 2023, Nhật Bản và Australia đã ký Thỏa thuận tiếp cận lẫn nhau, một thỏa thuận quốc phòng song phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhân viên và thiết bị quân sự giữa hai nước.

Thỏa thuận này sẽ giúp lực lượng vũ trang của hai quốc gia tiến hành huấn luyện, hỗ trợ nhân đạo và thực hiện các hoạt động cứu trợ thiên tai trên lãnh thổ của nhau.

Nhật Bản và Australia cũng đã bắt đầu tìm cách tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp quốc phòng của hai nước. Vào tháng 10 năm 2023, Mitsubishi Electric đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Australia về dự án chung phát triển thiết bị quốc phòng.

Dự án tập trung vào việc tạo ra các nguyên mẫu của hệ thống cảnh báo và giám sát sử dụng công nghệ laser nhằm lắp đặt trên máy bay chiến đấu và xe cộ. Đây là lần đầu tiên một công ty Nhật Bản ký hợp đồng trực tiếp với chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng.

Philippines, quốc gia phải đối mặt với áp lực quân sự từ Trung Quốc ở Biển Đông, cũng đang mở rộng hợp tác an ninh ngoài Mỹ.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm 29/2 và ký biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác an ninh hàng hải và quốc phòng trước các cuộc tấn công mạng. Tháng 11 năm ngoái, lực lượng vũ trang của Philippines và Australia đã tiến hành cuộc tuần tra hải quân chung đầu tiên ở vùng biển bao gồm cả Biển Đông.

Ngoài ra, trong năm nay, Philippines có kế hoạch triển khai tên lửa chống hạm phóng từ đất liền lần đầu tiên do Ấn Độ cung cấp. Đầu năm nay, các chuyên gia quân sự Ấn Độ đã đến thăm Philippines để đào tạo cách vận hành và bảo trì hệ thống tên lửa.

Một quan chức an ninh Philippines cho biết chính quyền Manila sẽ mở rộng hợp tác quốc phòng không chỉ với Mỹ mà còn với các quốc gia thân thiện khác như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và các nước lớn ở châu Âu.

Một chuyên gia an ninh tại Manila giải thích rằng các động thái này được Philippines thiết kế để mở rộng phạm vi hợp tác an ninh ra ngoài Mỹ, với giả định rằng quốc gia này có thể phải đối mặt với những hậu quả từ sự trở lại của Trump.

Không giống như châu Âu có NATO, không có khuôn khổ an ninh đa phương ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các liên minh song phương giữa Mỹ và Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Philippines đã hỗ trợ sự ổn định trong khu vực. Nhưng nếu Trump trở lại, nền tảng của những liên minh quan trọng này có thể bị lung lay tận cốt lõi.

Việc các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gấp rút tăng cường hợp tác an ninh này không chỉ được thúc đẩy bởi mối đe dọa ngày càng tăng từ quân đội Trung Quốc, mà còn bởi nhu cầu cấp thiết phải giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ khả năng một nhiệm kỳ tổng thống khó lường của Trump.

Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều năm để những nỗ lực này mang lại kết quả rõ ràng. Hơn nữa, sự hợp tác giữa các cường quốc bậc trung không phải dưới hình thức các hiệp ước an ninh cam kết bảo vệ lẫn nhau trong thời kỳ khủng hoảng. Điều đó có nghĩa là sự hợp tác kiểu này không thể thay thế chiếc ô an ninh do Mỹ cung cấp cho các đồng minh của mình.

Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở những quốc gia lo sợ nhiệm kỳ thứ hai của Trump đang thầm hy vọng rằng hành trình trở lại Nhà trắng của ông sẽ tạm gác lại bởi 4 phiên tòa hình sự mà ông phải đối mặt hoặc bị cấm tranh cử.

Ngoài các phiên tòa hình sự, các cuộc chiến pháp lý về tư cách tranh cử tổng thống của ông cũng đang diễn ra. Vào tháng 12 năm 2023, Tòa án Tối cao Colorado đã ra phán quyết rằng ông Trump không thể tham gia cuộc bầu cử sơ bộ của bang do vai trò của ông trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6/1 năm 2021.

Trong tháng này, Tòa án Tối cao Mỹ đã hủy bỏ quyết định của tòa án Colorado cấm Trump tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ của bang, nói rằng các bang riêng lẻ không thể cấm các ứng cử viên tổng thống.

Những tranh chấp tương tự đang diễn ra ở khoảng 20 bang. Tuy nhiên, những cuộc chiến pháp lý như vậy buộc ông Trump thua cuộc vào tháng 11. Tuy nhiên, kịch bản này cũng không hề tốt đẹp về lâu dài.

Trump sau đó có thể tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã bị thao túng một một lần nữa và kêu gọi những người ủng hộ ông biểu tình. Điều này có thể có nguy cơ bạo lực lan rộng ở nhiều nơi, vì tuyên bố của Trump sẽ chọc giận những người ủng hộ cấp tiến và kích động họ biểu tình bạo lực.

Kết quả đáng mong đợi nhất của cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 đối với nước Mỹ và thế giới là một quyết định rõ ràng, không thể phủ nhận thông qua một cuộc bầu cử công bằng. Lợi ích tốt nhất của các đồng minh của Mỹ nằm ở chiến thắng không thể chối cãi dành cho Biden, người coi trọng hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, không có cách nào để các quốc gia khác có thể tác động đến sự lựa chọn của cử tri Mỹ.

Các đồng minh và quốc gia thân thiện với Mỹ phải chuẩn bị tinh thần trước khả năng ông Trump trở lại. Không rõ liệu các biện pháp dài hạn, chẳng hạn như hợp tác giữa các cường quốc tầm trung và tăng cường khả năng phòng thủ của chính họ, có thể hấp thụ các tác động từ chương trình nghị sự chính sách an ninh của Trump hay không. Đó là lý do tại sao các quốc gia này tăng cường khả năng tự vệ trước rủi ro.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?