Đồng Nai: Một con suối sinh thái lâu đời bị tư nhân xây kè ép, dân sống trong nỗi lo lũ cuốn

(Ngày Nay) - Những ngày vừa qua, người dân sống bên bờ suối Sông Nhạn không khỏi nơm nớp lo sợ về dòng chảy dâng cao bất thường của con suối lớn này dưới tác động sai phạm xây dựng của các dự án. Nhiều người phải bỏ rẫy đi trú ẩn vì sợ lũ về, sinh thái của con suối lâu đời lẫn đời sống của người dân đều bị ảnh hưởng nhưng vẫn về phía chính quyền vẫn chưa đưa ra được giải pháp!
Lượng mưa không nhiều nhưng dòng nước vẫn lên cao gần qua bờ tre. Ảnh: Xuân Thời
Lượng mưa không nhiều nhưng dòng nước vẫn lên cao gần qua bờ tre. Ảnh: Xuân Thời

Chủ tịch xã khẳng định làm đúng(?)

Suối Sông Nhạn thuộc xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) là con suối sinh thái lâu đời, vốn có hành lang bảo vệ nguồn nước nhưng thời gian gần đây do nhiều nhà đầu tư đến mua đất ven 2 bên bờ suối để xây dựng các khu nghỉ dưỡng khiến dòng chảy bị ép sang phần đất của nông dân, bất chấp quy định nghiêm ngặt về bảo vệ hành lang nguồn nước của Chính phủ.

Cuối tháng 3/2020, gia đình bà Toan và ông Quân, ngụ tại Lộ 25, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngụ cư bên bờ suối Sông Nhạn đã nhờ báo chí can thiệp về việc một dự án xây dựng bờ kè lấn ra hành lang tự nhiên của suối. Điều đáng nói ở đây là việc ngang nhiên xây dựng một công trình cao hơn 2m chắn ngang tại thác Ấp Lộ 25, một dòng thác thiên nhiên lâu đời.

Đến hiện trường mùa khô, PV bất ngờ khi ghi nhận tại khu vực này bờ tre và cây cối ven dòng suối bị bới móc ngổn ngang. Thêm vào đó, chủ dự án đã cho xây vách đá dài hơn 500m, độ dày tầm hơn 40cm và cao hơn 2m ừ lòng suối thuộc địa phận xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai).

Phía dưới lòng suối, từng đống đá tảng được gom lại, xe múc đang làm việc ngay giữa dòng chảy. Bên trên, nhiều thợ hồ vẫn đang tiếp tục xây dựng, như vậy chiều cao 2m hiện tại của bờ kè nhân tạo này rất có thể sẽ còn được nâng lên. Sau khi tìm hiểu, được biết thửa đất dự án này do ông N.T.Tùng (ngụ tại TP.HCM) sở hữu và hiện đang trong giai đoạn xây dựng, san lấp cải tạo đất. 

Trao đổi qua điện thoại với ông Trần Anh Kiệt - Chủ tịch UBND xã Sông Nhạn, được ông Kiệt cho biết: “Dự án này xây dựng không lấn suối. Phía UBND xã Sông Nhạn đã đề nghị phía dự án đăng ký với Sở Tài nguyên & Môi trường. Bộ phận đo đạc của UBND huyện Cẩm Mỹ cũng đã đến kiểm tra hiện trạng và cấp phép xây dựng”. PV có nhắc đến quy định bảo vệ nguồn nước của Chính Phủ (Nghị Định 43/2015: Điều 9. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch) thì được ông Kiệt phản hồi sẽ xem lại quy định này.

Trong khi đó, cùng trao đổi sự vụ với Chủ tịch UBND Huyện là ông Trần Văn Chiến, ông đã yêu cầu các đơn vị đến kiểm tra ngay sáng cùng ngày. Sau khi kiểm tra công trình và phát hiện sai phạm, tổ kiểm tra đã đình chỉ thi công đối với dự án. 

Chưa có hướng giải quyết sau 8 tháng đình chỉ sai phạm 

Cho đến nay, sau 6 tháng đình chỉ thi công dự án, mùa mưa đến nước dâng lên cao gần 2m, người dân sống bên ở bờ suối Sông Nhạn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sai phạm vẫn đang nơm nớp lo lắng vì tình trạng xâm thực của dòng chảy. Nếu tình hình này tiếp diễn thì không những ảnh hưởng diện tích đất nông nghiệp và đời sống của người dân mà còn phá đi sinh thái của con suối lâu đời. 

Chiều ngày 12/8, ông Lê Văn Hòa (73 tuổi) và bà Lê Thị Toan (68 tuổi), gặp chúng tôi trình bày bức xúc về hiện trạng nguy hiểm hiện tại của con suối. “Chúng tôi sống ở đây gần nữa thế kỷ nhưng chưa khi nào nhìn thấy dòng nước bị ép như vậy. Vừa qua gặp mấy trận mưa lớn, chúng tôi đều phải bỏ rẫy ra nhà con ở vì sợ lũ về. Cách đây 10 năm trước, chúng tôi cũng từng bị lũ tràn về, nước dâng lên cao cuốn trôi hết nhà cửa nên không thể không lo”, ông Hòa chia sẻ. Theo phản ánh, PV đã đến hiện trường và ghi nhận thực trạng đúng như ông bà trình bay, tuy những ngày qua lượng mưa không nhiều nhưng dòng nước của con suối này vẫn dâng cao gần vượt qua bờ tre vì công trình xây dựng đang gây sức ép khiến nước bị chảy dồn về một bên. 

Dọc về hạ nguồn của bờ suối bị xây lấn còn có những công trình xây dựng từ trước, bên phần đất thuộc huyện Thống Nhất. Trong đó, có một khu nghỉ dưỡng tồn tại mà không ai biết dựa trên cơ sở pháp lý nào. Ngay phía dưới thác Ấp lộ 25, còn có một cống hộp đôi 3m đặt chắn ngang dòng suối để nối con đường bên huyện Thống Nhất và một con đường tự mở băng qua đất nông nghiệp. Vào giữa tháng 6, Phòng Cảnh sát Kinh Tế tỉnh Đồng Nai đã đề nghị điều tra về việc khai thác đất, mở đường và xây dựng lấn suối. Cơ quan Công An tỉnnh Đổng Nai cũng đã đến hiện thường ghi nhận nhưng nhiều tháng trôi qua vẫn không có động thái trả về hiện trạng để thoát lũ.

Đồng Nai: Một con suối sinh thái lâu đời bị tư nhân xây kè ép, dân sống trong nỗi lo lũ cuốn ảnh 1

Xe múc ngang nhiên hoạt động. Ảnh: Xuân Thời

Trao đổi qua điện thoại về nội dung trên với ông Lê Văn Bình (Quyền trưởng phòng Tài Nguyên và môi Trường) Ông Bình cho biết: “Trên cơ sở PV phản ánh, chúng tôi đã đến đình chỉ thi công. Hiện chúng tôi đang xin hướng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trường xác định ranh giới hành lang bảo vệ để có hướng giải quyết. Chúng tôi vẫn đang chờ trả lời của Sở mới có hướng xử lý”.

Ông Chế Văn Thành (Trưởng phòng Kinh tế và Hạ Tầng) cho biết, đơn vị sẽ xem xét lại sai phạm xây dựng này và sớm có phản hồi với báo chí.

Nội dung Nghị Định 43/2015

Điều 9. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch

 1. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau: 

a) Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; 

b) Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung; 

c) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ; 

d) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?