Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai?

Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Tây Tạng: ཏཱ་ལའི་བླ་མ་) hay Đạt-lai Lạt-ma hay Đa Lai La Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai?
Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? - anh 1

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát

Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 達賴喇嘛. Trên thực tế, sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. "Đạt-lại" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là "biển cả" còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí huệ như biển cả". Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma.

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"...
Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ.
Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa.
Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người trong các nước Tây phương.

Vị Dalai Lama hiện nay được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo trong một ngôi làng nhỏ ở phía đông bắc Tây Tạng năm 1935. Khi lên ba tuổi, các tu sĩ đến gặp và chỉ định cậu là hóa thân của Đức Dalai Lama 13, người đã viên tịch trước đó 4 năm.

Năm 1950, vào tuổi 15, Ngài đảm nhận vị trí lãnh đạo thế tục của Tây Tạng đúng lúc Trung Quốc xâm lược. 7 năm sau, Ngài trốn thoát và thành lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, phía bắc Ấn Độ. Cùng lúc đó, một phái đoàn Tây Tạng được triệu đến Bắc Kinh để ký văn bản từ bỏ nền độc lập của Tây Tạng.

Danh sách các vị Đạt-lại Lạt-ma

Căn-đôn Châu-ba (Gendun Drub, དགེ་འདུན་གྲུབ་པ་, 1391-1474)
Căn-đôn Gia-mục-thố (Gendun Gyatso, དགེ་འདུན་རྒྱ་མཚོ་, 1475-1542)
Toả-lãng Gia-mục-thố (Sonam Gyatso, བསོད་ནམས་རྒྱ་མཚོ་, 1543-1588)
Vinh-đan Gia-mục-thố (Yonten Gyatso, ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་, 1589-1616)
La-bốc-tạng Gia-mục-thố (Losang Gyatso, ངག་དབང་བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1617-1682)
Thương-ương Gia-mục-thố (Jamyang Gyatso, ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ་, 1683-1706)
Cách-tang Gia-mục-thố (Kelsang Gyatso, བསྐལ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1708-1757)
Khương-bạch Gia-mục-thố (Jampel Gyatso, འཇམ་དཔལ་རྒྱ་མཚོ་, 1758-1804)
Long-đa Gia-mục-thố (Lungtog Gyatso, ལུང་རྟོགས་རྒྱ་མཚོ་, 1806-1815)
Sở-xưng Gia-mục-thố (Tsultrim Gyatso, ཚུལ་ཁྲིམས་རྒྱ་མཚོ་, 1816-1837)
Khải-châu Gia-mục-thố (Kedrub Gyatso, མཁས་གྲུབ་རྒྱ་མཚོ་, 1838-1856)
Xưng-lặc Gia-mục-thố (Trinle Gyatso, འཕྲིན་ལས་རྒྱ་མཚོ་, 1856-1875)
Thổ-đan Gia-mục-thố (Tubten Gyatso, ཐུབ་བསྟན་རྒྱ་མཚོ་, 1876-1933)
Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་, 1933-nay)
(Theo Wikipedia)
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.