Chính vì thế, cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức dành cho các trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên cả nước (phát động sáng 4-11) có thể xem như một nỗ lực tích cực để đem lại sự yêu mến môn lịch sử và niềm tự hào về quê hương, đất nước cho các em học sinh. Từ cuộc thi, T.Ư Đoàn cũng như phía Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ hy vọng học sinh có cách nhìn, cảm nhận môn lịch sử một cách gần gũi hơn, yêu mến hơn và truyền cảm hứng đó cho những người chung quanh.
Chỉ cần nắm được những kiến thức đã được dạy và học trong chương trình phổ thông, chỉ cần ghi nhớ được những cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhớ tên các vị anh hùng có công bảo vệ bờ cõi hay các danh nhân văn hóa..., là các em có thể tham gia cuộc thi. Và tổng giải thưởng cuộc thi không hề nhỏ: 450 triệu đồng.
Cuộc thi "Em yêu lịch sử Việt Nam" đang được tiến hành với học sinh THCS. |
Tuy nhiên, mục đích tốt, giải thưởng cao chưa chắc đã bảo đảm thành công của cuộc thi, nếu cách thực hiện chỉ là hình thức.
Một cuộc thi tương tự cũng đang được tiến hành với học sinh THCS, tên gọi là “Em yêu lịch sử Việt Nam”. Ở một trường THCS tại quận Đống Đa, Hà Nội, học sinh lớp 8 được cô giáo phổ biến cách thức thi: Có thể nộp bản viết tay hoặc bản đánh máy. Trong khi cả lớp nộp bản đánh máy, có đóng bìa cứng, thì một học sinh rất hăng hái nộp 10 trang viết tay. Cô giáo không nhận bản viết tay đó, dù đã phổ biến là có thể mà yêu cầu học sinh này phải đánh máy và đóng bìa cứng như các bạn. Vì cô giáo ưa hình thức, muốn cả tập bài của lớp đều phải đẹp như nhau...
Đây là một câu chuyện có thật, và có thể không chỉ xảy ra tại một lớp hay một trường. Một cuộc thi có thể có giải thưởng lớn, nhưng nếu khuyến khích các em thi chỉ vì thành tích, mục đích cuộc thi tất yếu sẽ không như mong muốn.
Nếu chỉ vì một hình thức đẹp, làm sao có thể bắt học sinh yêu môn lịch sử?
Hợp tác cùng Thời Nay
Xem thêm:
Yêu di sản theo kiểu… hành chính
Ngôi trường có học phí 500 triệu đồng ở Hà Nội có gì đặc biệt?