'Gánh nặng tuổi già' của người trẻ Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dưới thời chính sách một con, những đứa trẻ từng được coi như những “tiểu hoàng đế” và hết mực nuông chiều bởi ông bà, cha mẹ. Khi đã lớn lên, những đứa trẻ cô độc đó giờ phải gánh trên mình áp lực phụng dưỡng các đấng sinh thành.
'Gánh nặng tuổi già' của người trẻ Trung Quốc

Nỗi khổ của những "tiểu hoàng đế"

Bước sang tuổi 30, cuộc đời của Shen Feifei tưởng chừng đang đi đúng hướng. Cô đã tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu, tìm được việc làm tại một công ty đa quốc gia và lập gia đình.

Nhưng hai năm sau, mọi thứ đổi khác. Cả cha và mẹ của Shen đều được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Kể từ đó cô thường xuyên mất ngủ. Mái tóc đen bóng mượt của cô giờ đã có vệt trắng.

“Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng một ngày cha mẹ lại cần tôi đến vậy. Tôi phải đưa họ đi khám, tự quyết định kế hoạch điều trị, tự xoa dịu cảm xúc của họ và đưa họ đi xem các phần mộ đã xây sẵn", Shen chia sẻ.

Từ khi đồng hành cùng cha mẹ, Shen đã hai lần bị đuổi việc. Cô không chắc khi nào thì mình lại bị chấm dứt hợp đồng tiếp.

'Gánh nặng tuổi già' của người trẻ Trung Quốc ảnh 1
Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng. Theo ước tính của chính phủ, vào năm 2050, khoảng 1/3 dân số nước này, tương đương gần 500 triệu người, sẽ từ 60 tuổi trở lên.

Áp lực kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Shen và chồng đã phải bán một căn hộ ở Thượng Hải trị giá 4 triệu nhân dân tệ (hơn 14 tỷ đồng) để trang trải viện phí cho cha mẹ.

Người phụ nữ 32 tuổi này là một phần của thế hệ những người trẻ Trung Quốc đang phải chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của đất nước.

Dù đã chấm dứt từ năm 2015, nhưng hệ lụy của chính sách một con vẫn đang đè nặng lên vai người Trung Quốc.

Khi còn nhỏ, thế hệ "thiên niên kỷ" (những người sinh trong giai đoạn 1980-2000) của Trung Quốc là tâm điểm chú ý của cả xã hội. Một đứa trẻ trở thành "báu vật" của bố mẹ và ông bà nội ngoại hai bên và được cung phụng như những "tiểu hoàng đến".

Thế nhưng sau hai thập kỷ, những "tiểu hoàng đế" năm nào giờ phải hoàn trả những áp lực chăm sóc khi cha mẹ, ông bà họ về già. Thế hệ "thiên niên kỷ" trở nên hết sức cô đơn khi không có anh, chị em san sẻ gánh nặng gia đình.

Thực trạng này càng đáng quan ngại ở những người thuộc độ tuổi 30. Cha mẹ của họ, những người sinh trưởng trong thời kỳ Trung Quốc vẫn còn nghèo khó, hiếm khi tích lũy đủ của cải để an nhàn lúc về già.

Không chỉ là quan niệm đạo đức, luật pháp Trung Quốc cũng quy định con cái trưởng thành có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, hỗ trợ kinh tế, và “an ủi tinh thần” cho các bậc phụ mẫu.

Trong khi đó, nhà nước gần như không nhúng tay vào việc chăm sóc người cao tuổi. Mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang tăng cường ngân sách để xây dựng hệ thống phúc lợi cho người cao tuổi, thế nhưng tốc độ già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh.

“Nếu ai đó nghĩ rằng người trẻ có thể dựa vào hệ thống an sinh xã hội hoặc các viện dưỡng lão thì họ hơi ngây thơ,” Yi Fuxian, một chuyên gia nhân khẩu học nổi tiếng Trung Quốc cho biết.

Tại Thượng Hải, chính quyền đã tuyên bố sẽ cung cấp thêm 175.000 giường trong viện dưỡng lão vào năm 2022. Tuy nhiên, thành phố này là nơi sinh sống của 5,8 triệu người cao tuổi, do đó cầu luôn lớn hơn cung.

Các viện dưỡng lão tư nhân và căn hộ hưu trí đang mọc lên khắp các thành phố lớn của Trung Quốc, nhưng chúng có giá tới 20.000 nhân dân tệ (hơn 70 triệu đồng) mỗi tháng - gần gấp đôi thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của Thượng Hải.

'Gánh nặng tuổi già' của người trẻ Trung Quốc ảnh 2

Một người cao tuổi tại Thượng Hải tập vật lý trị liệu trong nhà dưỡng lão.

Các thành phố cũng đang thử các phương pháp thay thế, tập trung vào cộng đồng để chăm sóc người cao tuổi, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ chăm sóc tận nhà cho người cao tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ của Shen không đủ điều kiện cho các chương trình này, vì họ không được xếp vào nhóm mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Shen đã phải tự mình cáng đáng. Hai vợ chồng cô đã chuyển đến sống gần bố mẹ hơn. Cô cũng đã thuê một số người giúp việc để chăm sóc cha mẹ vào ban ngày.

Thế nhưng mọi chuyện vẫn chưa yên, càng về già mẹ của Shen càng trở nên khó tính và không tin tưởng người giúp việc.

“Mẹ tôi còn nói thẳng chỉ muốn tôi chăm sóc bà vì đó là nghĩa vụ của con gái với cha mẹ. Nếu tôi không trả lời điện thoại của mẹ dù đang bận họp, bà ấy cũng sẽ nổi cáu khi tôi về nhà", Shen kể.

Thế nhưng Shen không dám liều lĩnh hy sinh trọn vẹn sự nghiệp vì chữ hiếu. Thu nhập hiện tại giúp cô chi trả sinh hoạt phí cho gia đình và tiền thuốc điều trị ung thư cho cha mẹ.

Những "đứa trẻ" có cha mẹ về hưu

Trên mạng xã hội Douban, hàng nghìn người thuộc thế hệ "thiên niên kỷ" cũng chia sẻ những lo lắng tương tự. Một nhóm có tên “Nhóm trao đổi chỉ dành cho trẻ em có cha mẹ về hưu” đã thu hút hơn 72.000 thành viên kể từ khi được thành lập vào cuối năm 2019.

Giống như Shen, các thành viên đều là những người được giáo dục tốt: một số làm việc cho các công ty đa quốc gia, một số khác là sinh viên đại học, trong khi những người khác sống ở nước ngoài. Mặc dù nhiều người đến từ các gia đình trung lưu, nhưng họ vẫn lo lắng về việc mình sẽ hỗ trợ cha mẹ như thế nào, đặc biệt là khi họ gặp vấn đề về sức khỏe.

“Nửa đêm, nghĩ đến cảnh mẹ ốm đau liên tục van xin tôi về nước lại khiến tôi đau lòng”, một thành viên sống ở nước ngoài chia sẻ.

"Tôi cảm thấy vô cùng bất lực sau vụ tai nạn xe hơi của cha", một người khác đăng bài. “Tôi luôn được cha mẹ bảo vệ. Tôi không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra nếu điều gì đó xảy ra với cha tôi”.

'Gánh nặng tuổi già' của người trẻ Trung Quốc ảnh 3

Những người trẻ Trung Quốc giờ phải gánh trách nhiệm chăm sóc người già.

Chuyên gia nhân khẩu học Yi Fuxiancho cho biết trong những thập kỷ gần đây, nhiều thanh niên Trung Quốc đã chọn cách xa quê hương - đến các thành phố lớn nhất của Trung Quốc hoặc ra nước ngoài - để theo đuổi ước mơ của họ. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ "thiên niên kỷ" cảm thấy họ có nghĩa vụ phải trở về.

“Nhiều người không dám thoát ly vì họ có cảm giác bị ràng buộc. Nếu ở lại, họ lo lắng và bối rối về tương lai", ông Yi chỉ ra.

Zhao Yuting, một chủ doanh nghiệp 32 tuổi, đã phải hy sinh sự nghiệp để làm một đứa con ngoan. Anh dành phần lớn thời gian trưởng thành của mình để chăm sóc những người thân lớn tuổi của mình.

Sinh ra và lớn lên ở Vô Tích (tỉnh Giang Tô), Zhao sống với ông bà ngoại từ năm 10 tuổi, sau khi bố mẹ ly hôn.

'Gánh nặng tuổi già' của người trẻ Trung Quốc ảnh 4

Nhiều người cao tuổi Trung Quốc sống phụ thuộc vào con khi già đi.

“Tôi nghĩ hoàn cảnh ngày bé đã giúp tôi phát triển tính cách độc lập. Tôi có khả năng tự giải quyết vấn đề" Zhao nói.

5 năm trước, Zhao chuyển về căn hộ của ông bà ngoại để chăm sóc bà lúc cuối đời. Vừa điều hành hai công ty, Zhao vừa chăm sóc cho bà.

Khi bà của anh bị xuất huyết não, chính Zhao là người quyết định ngắt máy thở để bà được ra đi. Gia đình anh phản đối kịch liệt quyết định này.

"Ngay cả khi có hồi phục, bà sẽ vẫn rất khổ. Mọi người xung quanh bà cũng khổ", Zhao lý giải động cơ của mình.

Vài năm sau, Zhao vẫn sống với ông ngoại, người hiện đã 84 tuổi. Ông ngoại đã đồng ý với Zhao rằng khi ông quá già, người cháu sẽ đưa ông tới một cơ sở chăm sóc 24/7 để tiện lợi cho cuộc sống của cả hai.

Trong khi đó, Zhao vẫn cố gắng dành thời gian để gặp cha mẹ mình, hai hình bóng trái ngược nhau. Cha của Zhao, 56 tuổi, là một chủ doanh nghiệp và có quan điểm sống phóng khoáng và cởi mở. Ngược lại, người mẹ 54 tuổi của anh là người bảo thủ và truyền thống hơn, một viên chức nhà nước đã nghỉ hưu.

Hiện tại, cả bố và mẹ Zhao vẫn khỏe. Tuy nhiên, mẹ của anh luôn muốn gần con trai. Bất cứ khi nào gặp sự cố về đồ gia dụng, điện tử, bà đều gọi con trai đến tận nhà.

"Bà ấy chỉ kiếm cớ để gặp tôi. Mẹ từng nói thẳng với tôi rằng tôi rằng kể cả khi có vợ, bà vẫn cần tôi ở bên", Zhao nói.

Theo Sixth Tone
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?