Gia cảnh éo le của 3 người tử vong khi bắt trộm chó

Hai trong số 3 thanh niên tử nạn khi truy đuổi cẩu tặc là con trai duy nhất của gia đình. Trong đó, Nguyễn Minh Phương có gia cảnh rất khó khăn. Phương phải đi chăn bò thuê để có tiền phụ mẹ nuôi cha bị bệnh cùng người chị học đại học và em gái học trung học.
Gia cảnh éo le của 3 người tử vong khi bắt trộm chó

Đến chiều 15/6, nhiều người dân ở xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi, TP.HCM) vẫn chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ trước sự việc nhóm cẩu tặc gây ra cái chết của 3 thanh niên trẻ: Nguyễn Minh Phương, Phạm Nguyễn Quốc Hữu (18 tuổi, cả hai cùng ngụ xã Trung An) và Huỳnh Kim Bảo (19 tuổi, ngụ xã Tân Thạnh Đông). Cả 3 nạn nhân thiệt mạng khi tham gia truy bắt nhóm cẩu tặc trên địa bàn vào tối 14/6.

Nhà quá nghèo

Sau khi khám nghiệm, thi thể 3 nạn nhân được cơ quan chức năng bàn giao cho gia đình lo hậu sự. Tại đám tang của 3 thanh niên, nhiều người đã thốt lên: “Tụi nó chết trẻ quá, cả ba đều chưa lập gia đình”.

Gia cảnh éo le của 3 người tử vong khi bắt trộm chó - anh 1
Gia cảnh khó khăn của nhà anh Phương. Căn nhà trống huơ trống hoắc, tường được làm bằng đất, mái tôn cũng nhiều chỗ thủng.

Theo tìm hiểu, Phương, Hữu và Bảo đều ở nhà phụ giúp gia đình, tính tình hiền lành, không ăn chơi. Bảo là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người con đang theo học lớp tiếng Nhật để đi xuất khẩu lao động. Còn Phương có hoàn cảnh rất khó khăn, cha bị bệnh phổi nhiều năm không làm việc được. Phương cùng mẹ đi làm mướn nuôi cha cùng người chị và em gái ăn học.

Trên khu vực đầy cỏ dại, căn nhà vách đất, mái tôn xập xệ nhiều lỗ thủng, chiếc quan tài nơi Phương đang nằm bên trong được đặt chính giữa nhà. Nói là nhà nhưng thật sự đây chỉ là một cái chòi, xung quanh tường được làm bằng đất nhưng tường cũng chỗ có chỗ không. Căn nhà chẳng có vật dụng gì giá trị. Tiếng trống đám ma vang lên, mẹ, chị và em gái của Phương nước mắt tuôn trào.

Ngồi bên cạnh quan tài của con trai, ông Nguyễn Văn Mên, cha của Phương, như chết lặng trước cái chết đột ngột của con. Do bị bệnh phổi nhiều năm nên ông không đi lại được nhiều, ông cũng không nói chuyện với ai, chỉ ngồi và mắt luôn hướng về di ảnh con trai. Thỉnh thoảng, ông Mên lại lấy vạt áo lau những giọt nước mắt đang rơi. Do sức khỏe yếu nên mọi việc tiếp khách đến viếng do vợ ông, bà Lê Thị Thủy, đảm nhận.

Đôi mắt đỏ hoe, khuôn mặt đen sạm vì rám nắng của một người phụ nữ khắc khổ, bà Thủy nấc nghẹn nói: “Hai vợ chồng có 3 người con. Phương là đứa con trai duy nhất của gia đình. Chồng tôi bị bệnh, sức khỏe yếu nên nhiều năm qua không thể đi làm được. Một mình tôi phải đi làm mướn để nuôi cả gia đình. Tuy nhiên, với đồng lương ít ỏi của công việc tại công ty may, dù đã tằn tiện trong chi tiêu nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Tôi phải chạy vạy đi vay mượn khắp nơi để có tiền chữa bệnh cho chồng và nuôi các con ăn học”.

Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, nếu tiếp tục đi học mẹ sẽ khổ nhiều hơn nên học xong lớp 7, Phương xin mẹ nghỉ để đi làm phụ hồ kiếm tiền.
“Nó làm đủ mọi việc, ai mướn gì làm nấy. Hiếu thảo với cha mẹ vậy mà…”, bà Thủy nấc nghẹn khi kể về con trai.

Gia cảnh éo le của 3 người tử vong khi bắt trộm chó - anh 2
Bà Lê Thị Thủy đau buồn trước cái chết của con trai.

Thời gian gần đây, Phương không có việc làm nên xin đi chăn bò sữa cho một người dân ở xã Tân Thạnh Đông, cách nhà khoảng 5km. “Công việc anh ấy làm không có tiền, chỉ phụ giúp chăn bò sữa cho chủ để học cách nuôi bò. Do tính siêng năng nên anh được chủ cho tiền. Số tiền ấy hằng tuần anh về đưa cho mẹ giúp chữa bệnh cho bố và phụ giúp em và chị ăn học. Anh ấy hiền, thương em và chị gái lắm”, nguyễn Thị Phương Lan, em gái ruột của Phương, khóc nức nở nói.

Bà Thủy cho biết, Lan hiện đang chuẩn bị thi lên lớp 10, còn người chị gái đang học tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

Mất đi người con hiền

Ngồi xếp lại đống quần áo của con trai, bà Nguyễn Thị Kim Em (42 tuổi, ngụ ấp 3, xã Tân Thạnh Đông), mẹ của nạn nhân Bảo, nấc nghẹn nói: "Bảo là con trai duy nhất trong gia đình có 3 người con, sống hiền lành. Hằng ngày, ngoài giờ học tiếng Nhật, nó ở nhà phụ giúp công việc của gia đình. Cách đây không lâu, chó nhà tôi và người hàng xóm bị bọn cẩu tặc chích điện bắt nên vào chiều ngày 14/6, khi nghe có trộm chó, Bảo cùng hai người bạn dùng xe máy truy đuổi thì gặp nạn”.

Gia cảnh éo le của 3 người tử vong khi bắt trộm chó - anh 3
Ngồi xếp lại đống quần áo của con trai, bà Nguyễn Thị Kim Em chết lặng khi mất đi người con ngoan hiền.

Cách nhà Bảo không xa là đám tang của Phạm Nguyễn Quốc Hữu. Nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Bố mẹ và người thân của Hữu khóc gào trước cái chết đột ngột của anh. Theo người nhà, anh Hữu là con trai út trong gia đình có ba chị em. Hữu hằng ngày ở nhà phụ giúp bố mẹ chăn nuôi bò sữa. “Cách đây khoảng 1 tuần, bọn cẩu tặc trộm chó nhà Hữu. Phát hiện chó bị bắt, Hữu chạy ra truy đuổi thì bị bọn trộm chó dùng súng tự chế gắn xung điện bắn trả lại, may mắn không trúng nó. Trên đường tháo chạy, nhóm cẩu tặc còn buông lời hăm dọa sẽ quay lại để trả thù Hữu”, người anh bà con của anh Hữu cho biết.

Theo cơ quan Công an huyện Củ Chi, vào lúc 18h ngày 14/6, anh Hữu đang ngồi trong nhà thì phát hiện bọn cẩu tặc hôm trước trộm chó nhà anh dừng xe đứng trước nhà, trên tay có xách bao đựng chó nên anh Hữu lấy xe máy cùng Phương chạy tới nhà Bảo để truy đuổi bọn cẩu tặc. Cuộc truy đuổi kéo dài khoảng 1km thì 3 anh gặp nạn khiến cả 3 tử vong.

Anh Trần Minh Kiên, người chứng kiến sự việc khi anh Hữu cùng hai người bạn gặp nạn trên đường Nguyễn Kim Cương, kể lại: “Tôi nghe tiếng xe rú gầm trên đường, sau đó là tiếng 'phạch' rồi 'đùng' nên chạy ra đường kiểm tra thì thấy 3 thanh niên đi xe máy té xuống đường, 1 người tử vong tại chỗ, 2 người còn lại nằm bất động trên vũng máu.

Cũng theo anh Kiên, thời điểm xảy ra sự việc có 4 thanh niên đi trên 2 xe máy phía trước. Một người trong nhóm họ tay đang kéo dây điện dài trên đường và miệng luôn nói: “Quay lại tụi bay, quay lại tụi bay…”. Sau một hồi thì nhóm người này phóng xe lao đi vun vút.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.