Giấc mơ màu cam

Giấc mơ màu cam

Giấc mơ màu cam ảnh 1
Giấc mơ màu cam ảnh 2

Đầu tháng 10/2018, TAND TP Hà Nội mở phiên hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Ngọc Khoa (28 tuổi, trú xã Bắc sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Bị cáo Khoa bị truy tố về tội danh giết người. Theo cáo trạng, Khoa và vợ là chị Đào Thị Thu (29 tuổi) kết hôn từ năm 2015, hiện đã có 1 con chung 3 tuổi. Hằng ngày, Khoa làm thợ xây dựng gần nhà, chị Thu cũng làm công nhân ở khu công nghiệp trong huyện. Vì ghen tuông, hằng ngày, Khoa  mua cho vợ một chiếc điện thoại di động có chế độ ghi âm cuộc gọi.

Hàng ngày, vào buổi tối Khoa thường lấy máy vợ ra kiểm tra lịch sử cuộc gọi và tin nhắn. Cuối tháng 12/2017, Khoa phát hiện trong máy vợ có cuộc điện thoại với nam giới nên đã gặng hỏi. Hai vợ chồng xung đột, Khoa đã đánh đập, bóp cổ vợ đến chết rồi vén áo vợ viết hai chữ “phản bội”, sau đó hắn bỏ trốn. Khoa bị xử phạt 20 năm tù về tội Giết người nhưng người đầu kề, má ấp với bị cáo thì mãi mãi không còn. Nỗi đau còn lại không chỉ hai bên gia đình gánh chịu, mà còn đứa con trai 2 tuổi thiếu vắng tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ.

Giấc mơ màu cam ảnh 3

Tại một buổi tọa đàm gần đây về phòng chống bạo lực gia đình do Hội LHPN Hà Nội tổ chức, một cán bộ hòa giải kể, chị Hậu (tạm trú tại Thanh Xuân, Hà Nội - đã đổi tên) tốt nghiệp đại học báo chí, hiện là nhân viên của một đơn vị truyền thông. Chồng chị cũng giữ chức vụ khá quan trọng trong một cơ quan nhà nước. Anh chị có hai con, một trai một gái xinh đẹp, học giỏi. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ vợ chồng chị hạnh phúc, xứng đôi vừa lứa. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chị phải cam chịu bạo lực từ chồng suốt nhiều năm qua.

Gia đình chị thuần nông nghèo khó, còn anh xuất thân trong gia đình có điều kiện kinh tế ở phố. Thế nên, anh thường tỏ thái độ coi thường nhà vợ. Công việc của chị cho thu nhập không cao bằng anh, khiến chồng chị cũng không vừa lòng. Anh thắt chặt chi tiêu, không cho chị quản lý kinh tế trong nhà.

Mỗi lần muốn mua sắm đồ trong gia đình hay nộp học phí cho các con, chị đều phải ngửa tay xin tiền chồng. Lần nào, chồng chị cũng “ban” cho vợ những lời mỉa mai, chỉ trích. Con ốm đau, anh chê trách chị không biết chăm con. Hai lần sinh con, chị đều bị trầm cảm, phải nhập viện chữa bệnh. Chồng chị dửng dưng không quan tâm đến vợ. Mấy năm nay, anh nghi chị ngoại tình, nên càng tìm cách hành hạ chị. Anh quản lý giấy tờ tùy thân của chị, chỉ cho chị giữ một cái thẻ ra vào cơ quan. Chồng chị bạo lực tình dục, ép vợ xem phim sex…

Tất cả hành vi bạo lực ấy chồng chị đều thực hiện khi chỉ có hai vợ chồng. Trước mặt người khác, chồng chị tỏ vẻ yêu thương, chiều chuộng, chăm sóc vợ rất chu đáo. Chính vì vậy, rất nhiều lần chị than thở và muốn ly hôn, người thân của chị đều bảo chị gàn dở, có phúc mà không biết hưởng.

Giấc mơ màu cam ảnh 4

Chị Lụa, quê Thạch Thất, Hà Nội dù làm trưởng phòng Hành chính một công ty trong KCN Nhổn cũng gặp bi kịch chẳng kém. Suốt 4 năm đầu hôn nhân, chị liên tục hứng đòn chồng vì vô vàn lý do trời ơi đất hỡi: chậm pha ly nước chanh hoặc pha rồi không vừa ý chồng, đôi khi vì đi pha mà không mát xa được cho chồng… “Chồng tôi đánh chẳng cần lý do, những hôm có lý do thì thoải mái đánh. Họ hàng chồng bênh lắm, nói bóng gió vợ phải thế nào thì chồng mới… đánh, bênh nhất là bố mẹ chồng và 5 bà chị chồng” – Lụa nói, chị đã trụ vững dù chẳng được ai bênh vực trừ bố mẹ đẻ. Một mình chị đơn độc chiến đấu với chồng.

Bế tắc quá, chị ly hôn chồng. Nhưng chị lại tái hôn với chính chồng vì thương hai con gái không có mẹ bên cạnh. Về ở với nhau chưa được 3 tháng, chồng chị đánh cả 3 mẹ con thập tử nhất sinh, chị Lụa đau đớn ly hôn chồng lần hai.

Giấc mơ màu cam ảnh 5

Tại nhà tạm lánh của Ngôi nhà bình yên cách đây không lâu, không ai có thể ngờ một phụ nữ học vấn cao đến trình độ thạc sĩ nghiên cứu trong lĩnh vực bình đẳng giới lại trở thành nạn nhân của bạo lực. Kết hôn 7 năm thì có tới 6 năm, chị Hạnh bị chồng hành hạ, sỉ nhục. Chồng chị không đưa tiền cho chị nuôi con mà lần nào cũng lấy tiền của vợ, chị không đưa thì bị chồng đánh. Anh ta còn có thói quen tình dục bệnh hoạn, bắt vợ phải phục tùng. Chị phản đối sẽ bị chồng đánh không thương tiếc.

Khi chị làm đơn tố cáo hành vi bạo lực tình dục của chồng ra cơ quan chức năng thì Công an phường hỏi chị bằng chứng đâu, tại sao không quay phim, chụp ảnh lại? - “Trong trường hợp đó, làm sao tôi có thể quay phim, chụp ảnh được. Tôi phải viết hàng chục biên bản về tình trạng bị bạo lực của mình ở công an, trong khi đó, chồng tôi – người gây bạo lực lại không được mời đến” – chị Hạnh kể.

Theo thống kê của Vụ Gia đình, từ năm 2011 đến 2015, cả nước có đến 157.859 vụ bao lực gia đình, trong đó phụ nữ bị bạo lực chiếm 74,24%. Chỉ riêng TP Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 7/2018, có gần 800 vụ bạo lực được phát hiện và giải quyết. Điều này cho thấy, mặc dù Luật phòng chống Bạo lực gia đình đi vào cuộc sống được 10 năm, nhưng thực chất, các vụ việc bạo lực vẫn âm thầm diễn ra, vẫn còn rất nhiều thủ phạm và nạn nhân đang bị ẩn đi dưới nhiều hình thức.

Giấc mơ màu cam ảnh 6

Tại buổi tổng kết 10 năm thực hiện luật Phòng chống Bạo lực gia đình, bà Trần Thị Phương Hoa, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho rằng, công tác tuyên truyền phòng chống Bạo lực gia đình (BLGĐ) bước đầu đạt được kết quả khả quan, nhiều vụ bạo lực gia đình đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Hội PN các cơ sở đã thành lập 200 CLB phòng chống bạo lực gia đình, 538 cớ sở tư vấn 619 cơ sở khám chữa bệnh, 1.849 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng hỗ trợ công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Giấc mơ màu cam ảnh 7

Tuy nhiên, thực tế, công tác này vẫn còn một số hạn chế như nhận thức của một số cơ quan chức năng, của phụ nữ và nhân dân về phòng, chống BLGĐ chưa đồng đều, phụ nữ vẫn còn e ngại, ít chia sẻ khi bị bạo hành; nhiều trường hợp bạo lực có tính chất nghiêm trọng mới được quan tâm giải quyết. Có những vụ việc bạp hành chỉ được giải quyết ở mức độ nhắc nhở, hòa giải, tính răn đe chưa cao. Chính sách bảo vệ nạn nhân chưa kịp thời, việc áp dụng biện pháp xử lý còn nhẹ. Mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng chưa phát huy hết vai trò trong việc tư vấn, hỗ trợ nạn nhân. Công tác thống kê, cập nhật số liệu, tình hình bạo lực gia đình chưa đồng bộ, vì vậy việc đánh giá thực trạng còn gặp nhiều khó khăn.

Giấc mơ màu cam ảnh 8

Theo bà Lê Thị Thu Hằng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, tại Điều 2, Luật Phòng, chống BLGĐ quy định các hành vi bạo lực còn chung chung, không đầy đủ, dẫn đến việc bỏ sót hành vi, khó xác định hành vi để tố cáo và can thiệp, đặc biệt là hành vi bạo lực tình dục: hành vi ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, ép buộc lựa chọn giới tính của thai nhi, ngăn cản không cho sử dụng biện pháp tránh thai… Quy định của Luật về việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc “phải có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” và “nếu là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân” là chưa phù hợp thực tiễn bởi thực tế các nạn nhân thường ở thế yếu và phụ thuộc, không thể bảo vệ được mình và cần sự giúp đỡ nên khi bạo lực xảy ra, người thân của nạn nhân hoặc đại diện chính quyền có thẻ làm đơn đề xuất cơ quan chức năng áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc để các ly nạn nhân với người có hành vi bạo lực. Các quy định về việc xử phạt vi phạm đối với hành vi bạp lực gia đình còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Bà Lê Thị Phương Thúy - Trưởng phòng tham vấn, Trung tâm Phụ nữ và phát triển (Hội LHPN Việt Nam) cho rằng, một lỗ hổng lớn trong thực thi pháp luật về BLGĐ chính là sự mờ nhạt trong những quy định ràng buộc về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống BLGĐ. Ở nhiều nơi, chính quyền địa phương coi đây là chuyện riêng của từng gia đình, có nơi cò sợ ảnh hưởng thành tích của địa phương nên khi nạn nhân gọi điện trình báo, chính quyền không ghi nhận là một vụ bạo lực cần vào cuộc. Nhiều vụ việc nghiêm trọng cần tạm lánh dài hạn nhưng nạn nhân không được giới thiệu đến Ngôi nhà Bình yên một phần do tâm lý sợ mất thi đua.

Giấc mơ màu cam ảnh 9
Giấc mơ màu cam ảnh 10

Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống BLGĐ thiếu cụ thể hóa nhiệm vụ trong từng khâu phối hợp, dẫn đến khó thực hiện trong thực tế; thiếu văn bản hướng dẫn và quy trình, cơ chế chuyển tuyến nạn nhân từ địa chỉ tin cậy đến các cơ sở hỗ trợ nạn nhân dài hạn hơn như cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội và Nhà tạm lánh dài hạn; thiếu cơ chế giám sát các ban ngành trong việc phát hiện, giải cứu, can thiệp giải quyết và hỗ trợ nạn nhân dẫn đến việc các cơ quan, ban ngành chưa thực sự chú trọng đến quyền lợi hợp pháp của nạn nhân bị BLGĐ.

Một số chính sách cho nạn nhân khó triển khai trên thực tế: ví dụ Thông tư số 24/2017/TT- BYT quy định người bệnh là nạn nhân BLGĐ nếu không có thẻ bảo hiểm y tế thì phải tự chi trả, nhưng đa số nạn nhân bị chồng kiểm soát tài chính kinh tế. Hoặc theo Luật Trợ giúp pháp lý 2017, nạn nhân bị BLGĐ muốn trợ giúp pháp lý thì phải thuộc hộ nghèo.

TIN LIÊN QUAN
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.