Giải bài toán 'đô thị nén' tại các đô thị di sản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng ngày 03/07, tại Ninh Bình, Bộ Ngoại giao, Ủy Ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị quốc tế về phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam. 
Giải bài toán 'đô thị nén' tại các đô thị di sản

Tham gia dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình; ông Firmin Edouard Matoko, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Đối ngoại và Ưu tiên châu Phi; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; các Đại sứ Trưởng cơ quan đại điện các nước tại Việt Nam; các đại biểu quốc tế; các nhà nghiên cứu, khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, đại diện nhân dân tỉnh Ninh Bình và các cơ quan thông tấn TƯ và địa phương.

Thay mặt chính phủ Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh phát triển bền vững, sáng tạo và bao trùm đã trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Nhà nước Việt Nam đã xác định phát triển bền vững trên cơ sở lấy truyền thống văn hóa làm nền tảng, giáo dục làm động lực và khoa học công nghệ làm mũi nhọn đột phá. Trên con đường đi tới hiện thực hóa mục tiêu đó thì điều kiện rất quan trọng là cần có môi trường hòa bình, ổn định và sự hợp tác hiệu quả giữa các đối tác cùng chí hướng.

Giải bài toán 'đô thị nén' tại các đô thị di sản ảnh 1

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Trong đó, UNESCO cùng các danh hiệu được UNESCO ghi danh không chỉ là niềm tự hào mà còn là cơ sở, động lực cho phát triển bền vững tại 63 tỉnh thành và địa phương. Nhà nước Việt Nam coi việc bảo tồn và phát huy các giá trị của danh hiệu này là một trong những thành tố căn bản xây dựng thương hiệu của các địa phương và quốc gia.

Nhận định về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các Khu di sản thế giới tại Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, ông Firmin Edouard Matoko, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Đối ngoại và Ưu tiên châu Phi, cho biết Việt Nam đã trở thành một mắt xích có ý nghĩa trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo đó, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã khai thác các địa điểm Di sản thế giới và biến những địa điểm thành đòn bẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút du lịch và phát triển cộng đồng địa phương. Trong đó, có thể coi Quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình là một trong những minh họa thiết thực về sự thành công của những mô hình này.

"Với bối cảnh phát triển kinh tế phát triển nhanh chóng, Việt Nam đã tập trung nỗ lực bảo tồn bền vững các khu Di sản Thế giới, thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững và phát triển công nghiệp sáng tạo.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới sớm nhận thức và đưa di sản văn hóa vào các chính sách pháp luật, phục vụ mục tiêu bảo tồn. Trên cơ sở những thành tựu phát triển Kinh tế - Xã hội, Việt Nam đã tích cực đảm nhiệm vai trò tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO", ông Matoko bày tỏ.

Sự hợp tác thành công của chúng ta trong lĩnh vực này đã góp phần vào sự phát triển của đất nước và quảng bá Việt Nam là một Nhà nước thống nhất với bản sắc văn hóa mạnh mẽ, đa dạng và năng động. Việt Nam cũng thể hiện vai trò trong phát triển bền vững. Sự tham gia của Việt Nam rất quan trọng để đạt được các mục tiêu SDG và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Giải bài toán 'đô thị nén' tại các đô thị di sản ảnh 2

Ông Firmin Edouard Matoko, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Đối ngoại và Ưu tiên châu Phi

Về phần mình, ông Matoko cho biết UNESCO sẵn sàng cam kết hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại UNESCO tại Paris để thúc đẩy và đạt được các mục tiêu chung, đoàn kết và hướng dẫn nỗ lực chung trong việc phục vụ cộng đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra và bàn thảo các chủ đề liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù trong phân loại đô thị, bảo đảm các đô thị là di sản được UNESCO vinh danh không bị cuốn theo mô hình “đô thị nén”, vừa thúc đẩy đô thị hóa, hiện đại hóa phù hợp chức năng đô thị di sản, vừa giữ gìn, bảo tồn được các giá trị cốt lõi mà UNESCO ghi nhận.

Cụ thể các cơ chế, chính sách đặc thù được lựa chọn cho các mô hình cơ cấu kinh tế cần phù hợp với chức năng đô thị di sản đủ khả năng loại trừ mô hình công nghiệp hóa cổ điển gây tổn thương cho di sản văn hóa, xung đột với bảo vệ môi trường sống; cơ chế, chính sách đặc thù bảo đảm chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân trong các vùng di sản.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù trong huy động, phân bổ các nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững các đô thị di sản, từ các cơ chế, chính sách giải phóng nguồn lực đất đai, tài chính, tự nhiên đến nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa, thúc đẩy kết nối các loại nguồn lực cho phát triển, khắc phục các mâu thuẫn, xung đột giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển...

Trong cương vị Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO, đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ, bên cạnh những câu chuyện thành công, ở một số địa phương sở hữu danh hiệu vẫn đang trăn trở trước những thách thức giữa bảo tồn và phát triển. Phát triển kinh tế nhiều lúc không khớp nhịp với bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO.

"Nhận thức về di sản, bảo vệ môi trường, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững chưa thực sự thấm sâu vào hành động của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân, lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, biến đổi khí hậu luôn hiện hữu", đồng chí Hà Kim Ngọc phát biểu.

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.