Gìn giữ giá trị di sản nghệ thuật múa rối nước qua lễ hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đưa nghệ thuật múa rối nước vào trình diễn tại lễ hội là một trong những cách làm được Hải Dương triển khai trong những năm gần đây góp phần bảo tồn, gìn giữ giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này.
Gìn giữ giá trị di sản nghệ thuật múa rối nước qua lễ hội

Từ ngày 30/9 đến 2/10, tại Di tích đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương đã diễn ra chương trình nghệ thuật múa rối nước do phường múa rối nước Hồng Phong, huyện Ninh Giang biểu diễn.

Mỗi chương trình, các nghệ nhân phường rối nước Hồng Phong (huyện Ninh Giang) biểu diễn 12 tiết mục. Các tiết mục phản ánh đời sống sinh hoạt, tập quán canh tác của người dân vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, như các tích trò: chọi trâu, câu ếch, sản xuất nông nghiệp, cáo bắt vịt... thu hút rất đông khán giả thưởng thức.

Nghệ nhân Phạm Văn Tòng, Trưởng phường rối nước Hồng Phong cho biết, để đảm bảo chất lượng cho chương trình biểu diễn, đoàn nghệ nhân đã có mặt trước đó một ngày để chuẩn bị sân khấu, lắp đặt thủy đình. Đoàn gồm 16 người, trong đó có 6 nhạc công, 8 diễn viên. Người cao tuổi nhất đã ngoài 80 tuổi, trẻ nhất là 54 tuổi nhưng vì say nghề nên khi có lời mời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ai cũng vui vẻ, hào hứng tham gia biểu diễn tại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Với các nghệ nhân, được trình diễn cho người dân, du khách xem là một niềm vui, niềm tự hào trong cuộc đời gắn bó với bộ môn nghệ thuật múa rối nước. Dù ngâm mình trong nước dưới cái nắng hàng giờ, nhưng các nghệ nhân vui vì được giới thiệu, quảng bá tới du khách gần xa, có nhiều du khách nước ngoài một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc; vui vì mang lại tiếng cười cho khán giả, thấy người xem chen nhau đứng ngồi xung quanh thủy đình chăm chú theo dõi và dành những tràng pháo tay giòn giã để khích lệ, động viên.

Cùng với phường rối nước Hồng Phong, hiện, tỉnh Hải Dương còn 2 phường rối nước khác đang được bảo tồn, phát triển là phường rối nước Lê Lợi, huyện Gia Lộc và phường rối nước Thanh Hải, huyện Thanh Hà. Luân phiên các mùa lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mời các phường rối nước tham gia biểu diễn. Để khích lệ các nghệ nhân, Sở đã hỗ trợ kinh phí di chuyển, ăn nghỉ, tập luyện, biểu diễn của các nghệ nhân và kinh phí lắp đặt trang thiết bị.

Theo ông Phạm Văn Tòng, múa rối nước đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nên để nghệ thuật múa rối nước bảo tồn, phát triển, rất mong Nhà nước quan tâm hơn. Thực tế, những nghệ nhân cao tuổi vì yêu nghề và muốn giữ lửa múa rối nước cho quê hương nên vẫn gắn bó nhưng lớp trẻ không mặn mà. Do đó, ngoài việc tổ chức liên hoan, hội diễn múa rối nước, cũng cần có nhiều biện pháp thu hút, đào tạo lớp trẻ đến với môn nghệ thuật này.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.