Gìn giữ nét đẹp văn hóa tâm linh của lễ hội chùa Hương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hằng năm khi mùa xuân đến, hoa xuân nở rộ khắp các triền núi Hương Sơn, là lúc hàng triệu Phật tử cùng du khách trong và ngoài nước lại nô nức trẩy hội - hành hương về chùa Hương - nơi đất Phật tâm linh.
Gìn giữ nét đẹp văn hóa tâm linh của lễ hội chùa Hương

Nam thiên đệ nhất động

Hương Sơn (chùa Hương) là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Quần thể di tích Hương Sơn gồm hệ thống hang động, đền chùa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với động Hương Tích, Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, Thanh Sơn, Tuyết Sơn… xen lẫn với rừng núi, hoa lá cỏ cây mà còn được tôn vinh bởi Hương Sơn nằm trong cái nôi văn hóa đặc sắc, với các phong tục, nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Hương Sơn nổi tiếng với các di tích Phật giáo. Tháp Chân Tịnh là một công trình kiến trúc Phật giáo trong khuôn viên chùa. Tháp có cấu trúc 3 tầng mái cao 8,5m, lắp ghép hoàn toàn bằng đá xanh, với 53 tảng đá lớn nhỏ (có tảng đá nặng tới 2,5 tấn) được khai thác, sơ chế từ núi Nhồi, tỉnh Thanh Hóa. Việc xây dựng tháp hoàn toàn theo phương pháp cổ: các viên đá lớn nhỏ đều có mộng, cá khi lắp ráp vào là chồng khít lên nhau, không dùng vôi vữa…

Hương Sơn còn có một bề dầy lịch sử đáng tự hào, đó là lịch sử hoạt động của nghĩa quân chống Pháp; lịch sử cách mạng và kháng chiến; một địa điểm khảo cổ học; một vùng quê có truyền thống cần cù, dũng cảm; một vùng rừng núi ở giữa là đồng bằng, với nhiều đặc sản quý...

Phần lễ - lưu giữ nét đẹp tín ngưỡng tôn giáo

Lễ hội chùa Hương là một trong những lệ hội lớn nhất Việt Nam được tổ chức đầu năm tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội và cũng là lễ hội có thời gian kéo dài nhất trong các lễ hội ở nước ta. Mỗi năm lễ hội chùa Hương thường khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch.

Nơi đây vào mỗi dịp đầu năm mới, thời tiết sắc xuân còn se lạnh, cảnh nước thiên nhiên hùng vĩ đã thu hút hàng triệu du khách gần xa, khách trong nước và quốc tế về với miền đất Phật để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Phần lễ tại chùa Hương thể hiện sự tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam, của các phật tử, du khách thập phương, cùng nhau tâm tịnh cầu nguyện, thắp hương, giải tỏa mọi phiền muộn, lo lắng trong lòng. Không khí trẩy hội chùa Hương hằng năm tạo nên một nét đẹp văn hóa thiêng liêng và độc đáo của dân tộc Việt và được lưu truyền qua nhiều đời.

Phần hội - hài hòa giữa nét đẹp văn hóa và vẻ đẹp non nước

Đến với hành trình trẩy hội chùa Hương, điểm đến đầu tiên của du khách sẽ là đền Trình, hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, một ngôi đền nhỏ nằm dưới chân núi bên bìa phải của dòng suối Yến, cách bến đò khoảng 500m. Tiếp đến là chùa Thiên Trù. Chùa có kết cấu hài hòa từ tam bảo, tiền đường đến nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách… Đứng giữa sân chùa có thể cảm nhận được sự tráng lệ, kỳ vĩ của cảnh chùa, núi non.

Từ chùa Thiên Trù rẽ phải là hành trình đến động Hương Tích. Lối lên động quanh co, được phủ trắng bởi hoa đại. Nhìn từ bên ngoài, động như một cái hàm rồng khổng lồ, thênh thang và sâu hun hút. Ngay chính giữa động là hòn thạch nhũ lớn có tên là Đụn gạo. Tưởng như người xưa đã đem những thứ, như: lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật… vào hang động để thưởng ngoạn, và cất giữ muôn đời cho con cháu. Lại có dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt, làm cho không khí trong hang lúc nào cũng mát lạnh. Không khí mát lạnh cùng với những nhũ đá “long lanh như gấm dệt” làm cho Hương Sơn xứng tầm với tên gọi “kỳ quan” của tạo hóa.

Chùa Giải oan cũng là một trong những địa điểm đáng chú ý trong quần thể Hương Sơn. Chùa được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải oan. Trong chùa có một giếng nước trong vắt, quanh năm không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện đã dùng để tẩy sạch bụi trần trước khi vào cõi Phật.

Tạo hoá đã khéo bày đặt ở vùng này một sự hài hoà giữa núi non sông nước và con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó, làm cho chúng thêm sinh động, đa sắc màu. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hoá của dân tộc Việt Nam, đó là nét văn hoá tín ngưỡng đạo Phật. Trải qua nhiều thế kỷ nó đã in đậm trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam chúng ta khi đi trẩy hội chùa Hương.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.