Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 2 Tết Nguyên đán

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Lễ hội chùa Hương năm nay diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ ngày 23/1 đến hết ngày 23/4 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 4/3 năm Quý Mão 2023). Ngày 27/1 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng) sẽ diễn ra khai hội.
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 2 Tết Nguyên đán

Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương đã xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức Lễ hội, phân công cụ thể cho các tiểu ban nhằm đảm bảo một mùa lễ hội diễn ra an toàn, đáp ứng nhu cầu tham quan, sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong dịp đầu năm.

Tại những nơi thắp hương, nến, hóa sớ, Ban Tổ chức cũng quy định các điều kiện đảm bảo an toàn, làm tốt công tác phòng, chống cháy nổ; hướng dẫn khách tham quan dâng lễ, đặt tiền lễ đúng nơi quy định, không đặt tiền lễ, tiền công đức lên ban thờ hoặc gài tiền vào tượng Phật cũng như các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích. Bàn ghi công đức, hòm công đức được bố trí đảm bảo thuận tiện, hợp lý theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các phòng, ban của huyện Mỹ Đức phối hợp cùng các cơ quan chức năng của thành phố kiểm tra, ngăn chặn xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, không để người hành khất trong khu vực Lễ hội; thường xuyên kiểm tra mọi hoạt động văn hóa, phòng ngừa các tệ nạn bói toán, bán thẻ, mê tín dị đoan, sách báo ngoài luồng, thuốc nam không rõ nguồn gốc. Các điểm kinh doanh dịch vụ được quản lý chặt chẽ, đặc biệt không đổi tiền lẻ trong khu vực Lễ hội.

Tại nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân của nhà thường trực Ban Tổ chức tại Thiên Trù, lối lên ngoài cổng Nam Thiên Môn, lòng đường đi động Hương Tích, giáp tường bao chùa Thiên Trù… sẽ không bố trí các điểm kinh doanh. Ban Tổ chức Lễ hội cũng cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã. Đối với các chủ hộ trực tiếp kinh doanh hàng ăn uống phải được tập huấn và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định, phải có tủ bảo quản thực phẩm đặt ở vị trí phù hợp, không treo móc thịt các loại trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa, Ban Tổ chức Lễ hội sẽ xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng xe mô tô bám đuổi, chèo kéo khách; xuồng, đò chở quá số người quy định; không có giấy phép hoạt động; không có giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đường thủy nội địa...

Năm nay, Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương đổi mới hình thức bán vé tham quan từ vé truyền thống sang vé điện tử và bỏ việc bán vé tại 2 cổng Tiên Mai và Đục Khê, đảm bảo thông thoáng, không cản trở giao thông. Vé tham quan thắng cảnh chùa Hương năm nay là 80.000 đồng/người/lượt (đối với người già, trẻ em... là 40.000 đồng/người/lượt); vé dịch vụ xuồng, đò tuyến Hương Tích là 50.000 đồng/người, tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 35.000 đồng/người.

UBND xã Hương Sơn cùng các ngành bố trí lực lượng tham gia quản lý, điều hành và vận chuyển khách trên dòng suối được thuận tiện và an toàn; tăng cường kiểm tra, nghiêm cấm xuồng gắn động cơ chạy trái phép trên dòng suối Yến. Chủ phương tiện xuồng, đò ký cam kết thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường, tuyệt đối không ép khách, ép giá, vòi vĩnh đòi thêm tiền của du khách.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.