Hà Nội: Thúc đẩy các dự án lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 31/10, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025.
Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Thường trực; Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện các đơn vị, địa phương của thành phố.

Bố trí 27,8% kế hoạch vốn cho các dự án

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn, tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8-4-2022 của HĐND thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, thành phố dự kiến đầu tư 1.469 dự án với kinh phí 49.203 tỷ đồng.

Đến nay, ngân sách thành phố đã bố trí 11.423,472 tỷ đồng, đạt 27,8% kế hoạch cho các dự án xây dựng giáo dục, y tế, tu bổ di tích. Trong đó, tính riêng từ khi ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND đến nay, thành phố đã bố trí 3.006,57 tỷ đồng (trong tổng số 11.423,472 tỷ đồng đã phân bổ) để thực hiện 252 dự án.

Đối với ngân sách cấp huyện bố trí đối ứng để thực hiện đầu tư các dự án là 15.877,7 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương đã bố trí vốn đối ứng các dự án được ngân sách thành phố hỗ trợ gồm 677,075 tỷ đồng (đạt 11,2% tổng số vốn đăng ký tại kế hoạch). Một số huyện chưa bố trí vốn đối ứng cho các dự án (Thanh Oai, Ứng Hòa). Một số huyện, thị xã bố trí vốn với tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch đã đăng ký (Sơn Tây 1,5%, Sóc Sơn 8,68%, Phúc Thọ 6,57%, Phú Xuyên 4,7%, Mê Linh 9,4%, Chương Mỹ 2,8%, Thường Tín 3,3%). Các huyện: Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai đã bố trí vốn đối ứng đạt trên 40% kế hoạch.

Về ngân sách các quận bố trí thực hiện các dự án là 17.066,3 tỷ đồng. Các quận tự cân đối nguồn lực triển khai các dự án thuộc 3 lĩnh vực để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và mục tiêu của kế hoạch. Đến nay, một số quận như Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên chưa báo cáo tình hình thực hiện.

Về tiến độ thực hiện các dự án cấp thành phố quản lý (có 9 dự án tu bổ di tích phân kỳ đầu tư sau năm 2025), đến nay đã giao các đơn vị lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 147/236 dự án. Trong đó, 55 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư, 29 dự án đã đầu tư xây dựng (trong đó đã hoàn thành 11 dự án, đang xây dựng 18 dự án).

Các dự án cấp huyện được ngân sách thành phố hỗ trợ, giai đoạn 2021-2025, thành phố dự kiến hỗ trợ cấp huyện đầu tư 1.083 dự án/tổng số 1.233 dự án (phân kỳ đầu tư sau năm 2025 đối với 150 dự án tu bổ di tích). Đến nay, đã triển khai đầu tư xây dựng 464 dự án, đạt 42% kế hoạch (trong đó, đã hoàn thành 120 dự án, đang thi công 344 dự án); có 2 dự án vướng mắc (thuộc huyện Chương Mỹ và Phú Xuyên do vướng quy hoạch); 427 dự án đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư (đã được duyệt chủ trương đầu tư, duyệt dự án, đang lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật); còn 228 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư. Cơ bản tất cả các dự án đủ điều kiện bố trí vốn đều đã được thành phố cân đối bố trí theo nhu cầu, nhưng một số huyện chưa bố trí vốn đối ứng đúng kế hoạch.

Định lượng rõ các chỉ tiêu để cố gắng hoàn thành theo kế hoạch

Thảo luận tại hội nghị, các đơn vị liên quan cho rằng, quá trình triển khai các dự án vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng chậm. Biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trường tăng cao dẫn tới các nhà thầu thi công cầm chừng để chờ chính sách bù giá vật liệu xây dựng; chủ đầu tư chậm lập, trình thẩm định, phê duyệt dự án dẫn đến ảnh hưởng tiến độ kế hoạch giao vốn và giải ngân vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, quy định thủ tục xin ý kiến thẩm định đối với các dự án tu bổ di tích liên quan đến nhiều bộ, ngành, dẫn đến kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư. Một số dự án xây dựng trường học phải điều chỉnh quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch phân khu được phê duyệt nên bị chậm tiến độ. Ngoài ra, do dân số của thành phố tăng nhanh, đặc biệt là tốc độ tăng dân số cơ học tại các quận tạo sức ép lớn cho các trường học, dẫn đến không đảm bảo yêu cầu quy mô trường, lớp để đạt chuẩn quốc gia, vì thế cần rà soát, bổ sung quỹ đất xây dựng, mở rộng trường học.

Đáng lưu ý, nguồn thu ngân sách một số huyện, thị xã còn hạn chế do việc thực hiện kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất còn khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn vốn đối ứng cho các dự án được ngân sách thành phố hỗ trợ.

Để hoàn thành các dự án theo kế hoạch vốn, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên cho rằng, thời gian tới các ngành, các cấp cần rà soát kỹ kế hoạch, bố trí vốn đối ứng cần xong trong năm 2022, đồng thời báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát về nội dung trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đề xuất với Ban Chỉ đạo và thành phố các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Đối với lĩnh vực y tế, ngành Y tế bám sát các văn bản của Trung ương, có hướng dẫn kịp thời để triển khai.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, 17 ý kiến phát biểu tại hội nghị rất trách nhiệm, thiết thực, hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư với vai trò cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tổng hợp đầy đủ các ý kiến, từ đó rà soát lại toàn bộ kế hoạch từ nay đến cuối năm 2022 và các năm tiếp theo.

“Các quận, huyện, thị xã phải tập trung triển khai; các huyện chưa thành lập Ban Chỉ đạo thì phải thành lập ngay, đồng thời nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo với Ban Chỉ đạo thành phố”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu.

Nhấn mạnh công tác xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện là rất quan trọng, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng yêu cầu các cấp, ngành phải định lượng rõ các chỉ tiêu, cố gắng trong năm 2022 phải hoàn thành chủ trương đầu tư, bố trí nguồn lực cho 3 lĩnh vực này. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý cần chú trọng đến tiến độ nhưng phải đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng yêu cầu các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã, duy trì nền nếp, đôn đốc các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát để thực hiện tốt chỉ tiêu; kịp thời biểu dương đơn vị làm tốt, nhắc nhở và đôn đốc các đơn vị còn chậm trong triển khai.

TIN LIÊN QUAN
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...