Hạn hán, ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn ở Italy

0:00 / 0:00
0:00
Italy có nguy cơ đối mặt với tình trạng hạn hạn và ô nhiễm gia tăng do thiếu mưa ở nhiều vùng trên khắp quốc gia Nam Âu này. Tình hình ngày càng trầm trọng hơn sau khi Italy hứng chịu nhiều đợt nắng nóng cực đoan trong năm 2023 vốn đã gây hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động.
Hạn hán, ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn ở Italy

Thiếu mưa khiến mực nước hồ chứa ở vùng Sicily giảm 23% so với mức trung bình ghi nhận trong 14 năm qua. Từ đầu tháng 2, chính quyền vùng này đã ban bố tình trạng thảm họa thiên nhiên do hạn hán.

Trong khi đó, thiếu mưa cũng ảnh hưởng việc cung cấp nước cho các vườn nhỏ, làm giảm đáng kể sản lượng rượu vang ở vùng Piedmont. Ngày 19/2, chính quyền vùng Piedmont ở phía Tây Bắc Italy đã đề nghị Bộ Nông nghiệp nước này tuyên bố tình trạng thảm họa thiên nhiên đối với tình trạng hạn hán trong vùng.

Thiếu mưa cũng làm tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Thành phố Milan chìm trong khói bụi ô nhiễm môi trường. Toàn vùng công nghiệp ở miền Bắc Italy ghi nhận tình trạng ô nhiễm hạt ở mức cao gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân. Điều này đã khiến giới chức địa phương yêu cầu các loại xe ô tô có lượng phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường không được phép hoạt động tại thành phố Milan và 8 thành phố khác ở vùng Lombardy. Từ nhiều năm qua, miền Bắc Italy là một trong những khu vực ô nhiễm nhất ở châu Âu.

Chính quyền vùng Lombardy - nơi có nhiều trang trại chăn nuôi gia súc - cũng yêu cầu người dân không sử dụng phân chuồng trên cánh đồng, cho rằng hoạt động này có thể gây ô nhiễm không khí.

Theo Legambiente - nhóm hoạt động môi trường ở Italy, ô nhiễm hạt thường do 3 nhân tố chính, gồm khí phát thải từ các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, hoạt động đun nấu và sưởi ấm của hộ gia đình và các hoạt động khác trong ngành nông nghiệp...Trong khi đó, đặc điểm địa lý của vùng Lombardy nằm ở lưu vực bao quanh bởi các dãy núi lại cản trở mức độ điều hòa không khí và lưu thông gió tự nhiên trong vùng.

Không chỉ riêng miền Bắc, ô nhiễm hạt ở mức cao cũng xảy ra tại thủ đô Rome. Còn ở miền Nam, vùng Puglia và Basilicata cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu mưa.

Mực tuyết rơi ở cả dãy núi Alps và Apennines đều giảm. Theo tổ chức nghiên cứu về môi trường mang tên CIMA Research Foundation, tính từ đầu tháng 2 đến nay, lượng nước tuyết tương đương ở Italy (thước đo lượng nước sẽ được giải phóng khi băng tuyết tan chảy) đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra đang làm gia tăng mức độ và tần suất xảy ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán và cháy rừng. Mức phát thải khí nhà kính làm Trái Đất nóng dần lên, chủ yếu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, đã gia tăng trong những năm gần đây.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015 đặt mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C, nhằm tránh những tác động xấu nhất do biến đổi khí hậu gây ra.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.