Milan ô nhiễm không khí nặng nề

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sống ở thủ phủ thời trang Milan của Ý, nhưng ông Pietro De Luca thường nghĩ đến việc chuyển đến một thành phố sạch sẽ hơn cùng vợ và 3 con để thoát khỏi tình trạng ô nhiễm của thành phố.
Milan ô nhiễm không khí nặng nề

Ông De Luca, người sống trong một căn hộ tầng hai ở quận Città Studi, phía đông Milan, cho biết: "Không khí nặng mùi quá! Tôi ngửi thấy mùi khói liên tục, tôi ho và cảm thấy cổ họng mình nóng rát".

Dữ liệu từ Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu cho thấy mức độ bụi mịn và các chất gây ô nhiễm khác ở Milan được xếp hạng cao nhất ở châu Âu trong tháng này.

Một số cư dân tại Milan đã phải đeo khẩu trang khi ra ngoài để giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Roberto Lorenzutti, người từng sống ở Milan, cho biết sức khỏe của ông đã cải thiện hơn nhiều kể từ khi rời đi. Lorenzutti có cơ hội làm việc từ xa trong đại dịch COVID-19 và chuyển đến đảo Sardinia.

“Ở Milan, bạn phải cố gắng sống sót trong đầm lầy này năm ngày một tuần và ra ngoài vào cuối tuần để hít thở không khí trong lành", Lorenzutti nói.

Milan và các thành phố lân cận ở vùng Lombardy phía bắc nước Ý đã kích hoạt các biện pháp nhằm hạn chế các phương tiện gây ô nhiễm nhất trong nội đô.

Milan, một thành phố chỉ có hơn 1 triệu dân, nằm trong Thung lũng Po đông dân cư, vốn là nơi sinh sống của gần 1/3 dân số nước Ý.

17 triệu dân tập trung sinh sống quanh Thung lũng Po khiến nơi đây trở thành một trong những khu vực ô nhiễm nhất ở châu Âu.

Valentina Bosetti, giáo sư Kinh tế Môi trường và Biến đổi Khí hậu tại Đại học Bocconi tại Milan, cho biết tình trạng ô nhiễm không khí bắt nguồn từ hoạt động khai thác nông nghiệp và công nghiệp dày đặc ở thung lũng, được khuếch đại bởi vị trí địa lý khiến không khí bị giữ lại.

Giáo sư Legambiente lưu ý rằng tại Milan, mức độ ô nhiễm không khí PM2.5, PM10 và nitơ dioxide (NO2) năm ngoái đều vi phạm các hướng dẫn do Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.