Ngày 25/12, hàng trăm người đã tới trước Đại sứ quán Thái Lan tại Yagon biểu tình để phản đối phán quyết của tòa. Ngày 24/12, Tòa án Thái Lan đã tuyên án tử hình 2 người di cư Myanmar vì tội danh giết hại 2 khách du lịch Anh tại Thái hồi năm ngoái.
Đoàn người biểu tình trước Đại sứ quán phán đổi án tử hình.
Zaw Lin và Win Zaw Tun bị kết tội giết hại David Miller, 24 tuổi; hãm hiếp rồi giết Hannah Witheridge, 23 tuổi tại khu nghỉ dưỡng Koh Tao, Thái Lan tháng 9 năm ngoái.
Vụ giết người tàn nhẫn này đã bôi nhọ danh tiếng ngành du lịch hái Lan và dấy lên những ngờ vực về hệ thống luật pháp của nước này sau.
Hàng trăm người bao gồm cả nhà sư đã tập trung tại Yagon để biểu tình phản đối phán quyết của tòa án. Rất nhiều người cho rằng hai người đàn ông này bị kết án sai.
"Đây là một sự phân biệt đối xử", người biểu tình Min Thein Khaing nói. "Chỉ có ít bằng chứng, chút dữ liệu DNA và thậm chí không có nhân chứng, vậy mà họ tuyên án tử hình. Thật không công bằng."
Những người biểu tình đem theo rất nhiều biểu ngữ viết bằng tiếng Anh: "Hãy cứu những chàng trai Myanmar tội nghiệp", "Hãy phóng thích những công dân vô tội của chúng tôi". Nhiều người khác đem theo ảnh của Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej và nói rằng họ đã thỉnh cầu ông để được xin khoan hồng.
Cảnh sát đã đứng xếp thành hàng rào để chặn đoàn người biểu tình đến gần Đại sứ quán, vậy nên họ buộc phải dừng lại ở cuối phố.
Các cuộc biểu tình xảy ra trong động thái quan chức cấp cao hai bên đang có buổi gặp mặt.
"Sau khi nghe bản án, tôi cảm thấy hối tiếc nhưng đây là vấn đề liên quan tới tư pháp và ta cần phải tiếp tục." Đại sứ Win Maung nói.
"Tôi hy vọng trường hợp này sẽ được xem xét kỹ lưỡng và không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai nước. "
Hmuu Zaw, trợ lý Văn phòng Tổng thống đăng trên Facebook lại ủng hộ việc hai người đàn ông này kháng cáo: "Quá trình xét xử vẫn chưa kết thúc, chúng ta còn rất nhiều việc cần làm, cần bàn bạc với người bên phía Thái Lan và kháng cáo ở Tòa án tối cao"
Thái Lan đã cảnh báo những người dân đang cư trú tại Myanmar phải cẩn thận sau khi xảy ra vụ việc.
Công tố viên Thái Lan và cảnh sát đã đưa ra các bằng chứng buộc tội là hòn đá, và mẫu DNA tìm thấy trên cơ thể Witheridge.
Tuy nhiên phía bị can lại không đồng tình với các bằng chứng này và cho rằng chúng đã được thu thập, kiểm tra pháp y không chính xác và quyết định sẽ kháng cáo.
Họ còn cho rằng bên phía cảnh sát tra tấn để ép cung nhưng sau đó đã phải rút lại cáo buộc này.
Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền điều tra cụ thể về cáo buộc tra tấn ép cung nhưng bên phía Thái Lan vẫn chưa có động thái gì.
Các nhà hoạt động cho rằng vụ việc này phản ánh một xu hướng đang rất phổ biến: những người lao động nhập cư thu nhập thấp từ các nước lân cận thường hay bị buộc tội tại Thái Lan, một đất nước dùng tiền và quyền để điều khiển hệ thống tư pháp.
Hàng trăm ngàn người lao động nhập cư có thu nhập thấp từ Myanmar, Campuchia, Lào đã góp phần vực dậy các ngành công nghiệp ở Thái Lan nhưng lại bị lạm dụng và phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, chính quyền Thái Lan đã nhận được thông báo từ gia đình Miller, họ đồng tình với các nhà điều tra và cho rằng các bằng chứng đều chính xác.
Phiên tòa tại Koh Samui cũng đã bãi bỏ cáo buộc tra tấn phạm nhân.
Quỳnh Nguyễn