Hậu COVID-19: Những ai cần khám và những điều cần biết khi mắc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều số liệu trên thế giới chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10-20% số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện các dấu hiệu của hội chứng hậu COVID-19.
Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) điều trị cho bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)
Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) điều trị cho bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)

Hậu COVID-19 là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm, lo lắng, nhất là các những bệnh nhân vừa hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.

Theo các nghiên cứu, các dấu hiệu của hội chứng hậu COVID-19 rất đa dạng, phổ biến nhất là mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ho…

Virus SARS-CoV-2 tấn công vào tất cả các cơ quan của cơ thể

Thời gian gần đây, ghi nhận tại nhiều bệnh viện có nhiều trường hợp bệnh nhân tới khám hậu COVID-19.

Phó giáo sư Hoàng Thị Phượng - Giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội (Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyên Trưởng Khoa Lao và bệnh phổi (Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết khi vaccine đã được phủ rộng rãi, đồng nghĩa những triệu chứng nặng đã được kiểm soát, đồng nghĩa tỷ lệ rất cao người bệnh phục hồi hoàn toàn.

Nhiều số liệu trên thế giới chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10-20% số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện các dấu hiệu của hội chứng hậu COVID-19.

Nghiên cứu quan sát trên 1.600 bệnh nhân tại các bệnh viện Hoa Kỳ bị COVID-19 cấp tính, vào thời điểm 60 ngày sau khi xuất viện cho thấy 33 % có báo cáo các triệu chứng dai dẳng, 19% có báo cáo các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn, các triệu chứng phổ biến nhất: khó thở khi leo cầu thang (24%), khó thở/tức ngực (17%), ho (15%) và mất vị giác (13%).

Nghiên cứu 1.700 bệnh nhân trước đó đã nhập viện với COVID-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau sáu tháng 74% tiếp tục gặp một hoặc nhiều triệu chứng: Mệt mỏi hoặc yếu cơ (63%); Khó thở (26%); Khó ngủ (26%); Lo lắng hoặc trầm cảm (23%).

Các biểu hiện của hội chứng hậu COVID-19

Phó giáo sư Phượng cho hay các triệu chứng phổ biến sau nhiễm COVID-19 gồm: mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức và những triệu chứng khác ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Các triệu chứng này có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc COVID-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian.

Hậu COVID-19: Những ai cần khám và những điều cần biết khi mắc ảnh 1

Phó giáo sư Hoàng Thị Phượng. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

“Virus SARS-CoV-2 tấn công vào tất cả các cơ quan của cơ thể trong giai đoạn cấp tính. Vì thế, ở giai đoạn hậu COVID-19 do di chứng tổn thương của đa cơ quan, triệu chứng hậu COVID-19 cũng gặp ở nhiều cơ quan. Bệnh nhân có nhiều triệu chứng nhưng phổ biến vẫn là mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ho, có người có dấu hiệu tâm lý, stress, có trường hợp dấu hiệu mất mùi, mất khứu giác vẫn còn.

Những đối tượng cần khám hậu COVID-19

Nhìn chung, triệu chứng hậu COVID-19 chủ yếu vẫn là các triệu chứng về hô hấp. Nhưng không có nghĩa tất cả những người mắc đều phải đi khám hậu COVID-19.

Điều này rất lãng phí. Chỉ những người nào có triệu chứng thì mới đi khám," Phó giáo sư Phượng chỉ rõ.

Đối tượng dễ gặp các di chứng hậu COVID-19 là người có các bệnh lý nền, bệnh nhân phải nhập viện phải nằm ICU dài ngày.

Trong nhóm bệnh nhân nằm viện thì khi ra viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn lịch tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Nhóm bệnh nhân nhẹ không cần nhập viện thì chỉ đi khám hoặc tái khám trong trường hợp có biểu hiện các triệu chứng.

200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19

Phó giáo sư Phượng phân tích có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân từng phải điều trị hồi sức tích cực. Sau nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh, người bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực…

Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… nếu mắc COVID-19 có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

Đặc biệt, di chứng của COVID-19 tại phổi nặng nề nhất. Người bệnh có thể khó thở kéo dài, xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân trong hai đến ba tháng, đôi khi lâu hơn (lên đến 12 tháng). Có bệnh nhân ho mãn tính, nhiều bệnh nhân bị ho dai dẳng từ hai đến ba tuần sau các triệu chứng ban đầu.

Đa số bệnh nhân khỏi ho sau 3 tháng và hiếm khi kéo dài sau 12 tháng. Có trường hợp bệnh nhân khó chịu ở ngực là phổ biến và có thể hết chậm. Khó chịu ở ngực vẫn tồn tại ở 12-22 % bệnh nhân khoảng hai đến ba tháng.

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh xơ phổi do hậu COVID-19, gồm: Tuổi cao, nam giới, thời gian nằm viện dài; Bệnh đồng mắc hoặc bệnh phổi kẽ có từ trước; bệnh nhân ở mức độ nặng. Đa số bệnh nhân có bất thường sẽ có các triệu chứng hô hấp (khó thở, ho) và các bất thường chức năng hô hấp. Cần lưu ý nguy cơ xơ phổi hậu COVID-19 ở bệnh nhân sau 4 tuần bị nhiễm COVID-19 vẫn còn tình trạng: Thở nhanh, ho, tức nặng ngực, giảm oxy máu (SpO2 <95%).

Tập phục hồi chức năng hô hấp

Phó giáo sư Hoàng Thị Phượng cho biết, việc tập phục hồi chức năng hô hấp cần thực hiện sớm cho người bệnh sau khi mắc COVID-19, giúp cải thiện khả năng dung nạp với gắng sức của người bệnh, tình trạng thở nhanh hậu COVID-19 và tình trạng sức cơ và cơ học hô hấp.

Các bài tập phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm:

Tập thở chúm môi: Hít vào thật sâu, từ từ bằng mũi. Chúm môi và từ từ thở ra cho tới khi hết khả năng.

Tập thở cơ hoành: Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên. Thở ra chúm môi, đồng thời bụng hóp lại.

- Kỹ thuật tập ho có kiểm soát:

+ Người bệnh thở chúm môi khoảng 5-10 phút, giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản vừa.

+ Tròn miệng hà hơi 5 đến 10 lần,tốc độ tăng dần giúp đẩy đờm từ phế quản vừa ra khí quản.

+ Ho: Hít vào thật sâu, nín nở và ho liên tiếp 2 lần, 1 lần nhẹ, lần 2 nhanh mạnh để đẩy đờm ra ngoài.

- Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động: Thở có kiểm soát, căng giãn lồng ngực, hà hơi.

- Tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: Bóng, Spiroball.

- Tập giãn cơ.

- Tập tăng sức mạnh sức bền với các dụng cụ tập tạ, bóng chày, băng chun, leo cầu thang, tập cơ đùi, tập cơ căng chân.

Theo các bác sỹ, người bệnh nên theo dõi sức khỏe trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 cho đến khi đã khỏi bệnh để hạn chế những nguy cơ hậu COVID-19 có thể gây ra./.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.