"Hãy hi vọng Beckham đừng "google translate" những comment thiếu văn hóa đó!"

Sau khi Beckham đăng hình ảnh một bà mẹ Việt Nam vừa đi xe máy chở con, vừa cố với tay ra chụp hình, rất nhiều cư dân mạng đã "đổ bộ" fanpage của anh và biến nơi này thành một "bãi chiến trường" loạn xị với chửi bới, cãi cọ, điểm danh và cả tranh thủ spam.
"Hãy hi vọng Beckham đừng "google translate" những comment thiếu văn hóa đó!"

1. Hồi đi học, hầu như lớp nào cũng dị ứng với những nhóm bạn co cụm lại chơi riêng với nhau và không muốn hoà đồng với cả lớp. Ngồi học, những nhóm này chỉ chăm chăm tìm cách ngồi gần nhau, tựa như một cái pháo đài bất khả xâm phạm vậy. Giờ ra chơi, giờ sinh hoạt chung, họ cũng tự... chơi và sinh hoạt. Khi đi tham quan, cả nhóm đó cũng chỉ quanh quẩn đi với nhau. Họ chỉ nói những chuyện mà một mình họ hiểu, từ chối hoà đồng với tập thể, đi ngược lại ý kiến mọi người và lúc nào cũng toát ra một sự khó gần đặc biệt. Chỉ nghĩ đến sự xuất hiện của họ thôi cũng đã thấy đáng ghét rồi. Bởi ai mà muốn trong tập thể lớp của mình có một nhóm “tự kỉ” như vậy cơ chứ.

Mạng xã hội, bằng một cách nào đó, ở một số nơi nào đó (mà có vẻ những nơi này càng ngày càng xuất hiện nhiều) cũng giống như một lớp học nhốn nháo. Có đủ mọi thể loại người đến từ mọi nơi trên thế giới và họ mang đầy đủ những đặc tính riêng biệt của nơi họ sinh ra và cá tính của chính bản thân mình. Nhưng điều kỳ diệu nhất đó là, tất cả bọn họ - cùng bằng một nỗ lực phi thường, cố gắng trao đổi, tranh luận với nhau để bảo vệ cho quan điểm của mình cũng như vươn ra thế giới. Và bạn biết điều gì đáng ghét nhất có thể xảy ra trong quá trình trao đổi đó không? Đó là sự xuất hiện của những nhóm nhỏ “tự kỉ” tựa như những nhóm “tự kỉ” trong lớp học ngày xưa vậy. Họ rõ ràng đến từ một nơi, nói cùng một thứ tiếng và rõ ràng là không coi trọng sự xuất hiện của phần đông những người còn lại. Họ chỉ chăm chăm trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ mà chỉ họ hiểu, bàn bạc những thứ mà đến 2/3 những người còn lại không thể đoán nổi đó là gì. Tất cả những gì họ để lại trong lòng cộng đồng mà họ vô tình bước vào đó là sự bực tức, khó chịu và bất lực. Giây phút cộng đồng xung quanh lắc đầu, nhún vai và quyết định lờ những nhóm này đi bằng nỗ lực “không thèm chấp”, đó cũng là giây phút những nhóm “tự kỉ” đó tự cô lập chính mình và vứt đi cơ hội được giao tiếp, được kết thân và được tôn trọng bởi một cộng đồng rộng lớn hơn.

2. Tôi có một người bạn học về nhạc, cô ấy có cơ hội đi nhiều nơi trên khắp thế giới biểu diễn với danh nghĩa một sinh viên đến từ Việt Nam. Cô ấy kể, dù đã đi lưu diễn không biết bao nhiêu lần, nhưng lúc nào trái tim cô ấy cũng nhảy lên vui vẻ khi trên loa vang lên tiếng nói từ một ngữ điệu xa lạ: Xin chào mừng cô abc đến từ Việt Nam. Bằng đôi mắt lấp lánh, cô ấy kể lại rằng đó là những phút giây thiêng liêng nhất cuộc đời mình, rằng cô cảm thấy tự hào biết mấy khi cái tên Việt Nam được đặt bên cạnh tên mình khi xướng lên, và rằng cô thấy được sức nặng của hai tiếng Việt Nam ấy nó lớn đến thế nào.

Tôi cũng từng gặp một vài du học sinh Việt Nam tại nước ngoài. Họ kể lại câu chuyện của mình ở một trường học chẳng có mấy người Việt. Ở đó, thậm chí nhiều sinh viên bản địa còn chẳng biết vể một Việt Nam hiện đại và đang phát triển từng ngày. Lúc đó, tôi lại thấy đôi mắt những sinh viên đó sáng lấp lánh khi kể về những việc họ làm để văn hoá nước Việt, cuộc sống người Việt hiện lên rõ nét hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Họ nói, đứng trước bạn bè quốc tế, việc bạn làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà họ nhìn nhận về đất nước mình. Thế nên, khi đã đặt tên đất nước ở bên cạnh cái tên của mình, họ phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba để xứng đáng với hai tiếng Việt Nam, chứ không đơn thuần chỉ là chứng tỏ cho riêng bản thân mình nữa.

Vậy mới thấy, việc đứng trước mặt bạn bè quốc tế và từ miệng mình cất lên câu nói: Xin chào, tôi đến từ Việt Nam - thật ra là một việc rất nghiêm túc. Bởi lẽ vào giây phút khi bạn cất lên câu nói ấy, bạn đã gánh một phần sứ mệnh mang hình ảnh nước mình tới các lục địa khác. Mọi việc bạn làm kể từ sau đó chẳng thể nào mà đùa! Chẳng ai muốn bạn bè quốc tế nhìn nước mình bằng ánh mắt dành cho những kẻ kém văn minh, thiếu văn hoá và thừa sự vô duyên.

3. Mới đây, trên fanpage của cựu cầu thủ Beckham có đăng tải bức hình chụp một phụ nữ Việt Nam, một tay vừa lái xe máy, một tay giơ giơ điện thoại ra chụp Beck trong xe với vẻ mặt hớn hở. Người phụ nữ này đang đèo theo một đứa con nhỏ, trông chị đang rất hào hứng với sự phát hiện của mình về ngôi sao tầm cỡ thế giới. Và trong một phút hào hứng ấy, chị phấn khích đưa điện thoại lên chụp Beck trong khi vẫn đang lái xe trên đường. Anh Beck thấy vậy cũng lạ lắm, anh chụp lại ảnh và up lên Fanpage riêng, tỏ ý lo lắng cho fan của mình.

"Hãy hi vọng Beckham đừng "google translate" những comment thiếu văn hóa đó!" - anh 1

Ảnh up lên fanpage của anh Beck thì tất nhiên là có cả triệu lượt xem rồi. Thế nên nhiều bạn nước ngoài cũng có vẻ rất quan tâm đến người phụ nữ. Họ cứ hỏi mãi là không hiểu cô ấy có sao không, rồi thì băn khoăn rằng vừa đi vừa chụp như thế chẳng an toàn tí nào. Họ đặt ra ti tỉ câu hỏi về an toàn giao thông, về người phụ nữ, về em bé cô đèo theo. Ấy thế mà, người Việt mình nhìn thấy bức ảnh đó của Beck lại như cởi tấm lòng, nhảy hết vào... điểm danh, cãi nhau tán loạn và comment những câu như: Bản sắc Việt Nam, I love Việt Nam,... hoặc nặng hơn thì cãi nhau, miệt thị, lên án, mắng mỏ người phụ nữ... và tất cả đều được viết bằng tiếng Việt. Các cư dân mạng này nhanh chóng "đánh chiếm" trọn phần comment phía dưới bức ảnh, biến nó thành một "bãi chiến trường" tạp phí lù những ý kiến, những câu chửi và cả những dòng spam tán loạn thiếu ý thức.

"Hãy hi vọng Beckham đừng "google translate" những comment thiếu văn hóa đó!" - anh 2

Rất nhiều những comment điểm danh, nói những thứ

không liên quan và chửi bới nhau mà chúng tôi không tiện

đưa vào bài viết.

Chẳng cần nghĩ gì đâu xa xôi, cứ nghĩ đơn giản nhất là thế này: Beck vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam một cách thành công. Anh về nước với nụ cười rạng rỡ trên môi và ấn tượng đẹp về người Việt mình. Nhưng rồi về nhà mở Facebook ra và ôi thôi... một mớ lộn xộn đang diễn ra trên fanpage của mình mà có lẽ chính bản thân anh cũng chẳng hiểu là có chuyện gì đã xảy ra nữa. (Hãy cùng hy vọng Beck đừng Google Translate cái đống comment đó). Vậy là tất tần tật những ấn tượng đẹp, những kỷ niệm sâu sắc và ấn tượng về con người Việt Nam có lẽ đã bị dìm đi ít nhiều nhờ sự thái quá của cư dân mạng... chính nước mình.

"Hãy hi vọng Beckham đừng "google translate" những comment thiếu văn hóa đó!" - anh 3

Đến mức mà chính nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã phải lên tiếng

về sự "bất lịch sự" của họ

Từ chuyện này, lại nhớ đến chuyện Bill Gate, lại nhớ đến cả chục câu chuyện người Việt điểm danh trên các mạng xã hội nước ngoài. Hoá ra đây là chuyện "xưa như Diễm", chuyện thường ngày ở huyện. Cứ ở trang web hay mạng xã hội nào nổi tiếng một chút - up ảnh gì, clip gì liên quan đến Việt Nam là y như rằng, các cư dân mạng Việt Nam ùa đến như bày ong vỡ tổ để... thi nhau điểm danh và nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, trong khi rõ ràng họ đang sinh hoạt trong một cộng đồng quốc tế. Chẳng hiểu điểm danh có gì hấp dẫn vậy khi mà bạn bè quốc tế đã đuổi khéo cho đến... mắng thẳng vào mặt, vậy mà lần này qua lần khác, nhiều người Việt trẻ vẫn cứ... miệt mài điểm danh.

Thiết nghĩ, các cư dân mạng trẻ Việt Nam nên cư xử một cách văn minh trong cộng đồng mạng, trước hết là biết tôn trọng chính mình để nhận được sự tôn trọng của cộng đồng.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.