Hé lộ chân tướng kẻ lái sà lan húc sập cầu Ghềnh

Thời điểm sà lan đâm sập cầu Ghềnh trăm tuổi, hai phụ tàu do tay lái kém nên gặp dòng nước xoáy đã không xử lý được.
Hé lộ chân tướng kẻ lái sà lan húc sập cầu Ghềnh

Thông tin mới nhất vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh: Cho đến chiều ngày 21/3, lực lượng chức năng đang di lý các nghi can liên quan đến vụ sập cầu Ghềnh về Đồng Nai và tiến hành lấy lời khai của các nghi can này.

Hé lộ chân tướng kẻ lái sà lan húc sập cầu Ghềnh ảnh 1

Sà lan đâm sập hai mố cầu Ghềnh.

Bước đầu xác định hai tài công có mặt vào thời điểm tàu gặp nạn là ông Trần Văn Giang (36 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) lẩn trốn tại tỉnh Sóc Trăng và Nguyễn Văn Lẹ (SN 1988, quê tỉnh Bạc Liêu) lẩn trốn tại tỉnh Bạc Liêu là hai đối tượng điều khiển sà lan tông sập cầu Ghềnh vào hôm qua 20/3.

Cả hai đối tượng này đã bị bắt vào 7h sáng cùng ngày. Đồng thời sáng nay lực lượng trinh sát cũng đưa ông Phan Thế Thượng (SN 1953, ngụ tỉnh Sóc Trăng- là chủ chiếc đầu kéo) về Đồng Nai để lấy lời khai.

Theo thông tin, trước đó vào khoảng 11h30, ngày 20/3, Giang và Lẹ đã điều khiển tàu đẩy mang số hiệu SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở theo khoảng 800 tấn cát đi từ tỉnh miền Tây đến TP.Biên Hòa (Đồng Nai).

Khi đến khu vực chân cầu Ghềnh, đã để sà lan đâm trực diện vào trụ cầu số 2 làm sập 2 nhịp cầu Ghềnh. Và đến thời điểm này vẫn chưa tìm thấy xác người nào.

Cơ quan chức năng cũng đã xác định, chủ chiếc sà lan trên là bà Nguyễn Thu Hồng (ngụ tại TP.Hồ Chí Minh).

Sau khi bị bắt giữ, bước đầu các đối tượng đã khai nhận toàn bộ sự việc. Xác định ông Thượng là chủ tàu kéo và cũng là tài công chính của chiếc tàu kéo. Còn Giang và Lẹ chỉ đi theo phụ giúp việc cho ông Thượng. Chỉ ông Thượng có giấy phép lái tàu còn Lẹ và Giang đều không có giấy phép lái tàu.

Tuy nhiên vào sáng 20/3, ông Thượng đã điều khiển đầu kéo đẩy sà lan cát đi từ Tiền Giang lên TP. Biên Hòa, trên đầu kéo lúc đó có mặt Lẹ và Giang.

Nhưng bất ngờ, khi đi đến phà Cát Lái (Q.2, TP.HCM), ông Thượng lên bờ đi công việc riêng nên đã giao cho Giang và Lẹ điều khiển tàu tiếp tục đưa sà lan đến địa điểm giao cá thì gặp nạn.

Giang và Lẹ khai tại cơ quan điều tra là do không có kinh nghiệm nên khi đến chân cầu Ghềnh gặp dòng nước xoáy, không biết xử lý tình huống nên đã tông vào phía chân cầu khiến sập cầu, sà lan lập úp.

Lúc này Giang và Lẹ nhanh chóng bơi vào bờ, gọi điện báo tin cho ông Thượng rồi cả hai nhanh chân bỏ trốn về quê.

Vĩnh Thựu

Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.