Hiệp định Paris 1973 – Mốc son của nghệ thuật quân sự, ngoại giao và chính trị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trải qua 50 năm, những thành quả của Hiệp định Paris 1973 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và gìn giữ nền hòa bình, độc lập dân tộc. Hiệp định là thắng lợi của đường lối, phương châm chỉ đạo đấu tranh do Đảng, nhà nước đề ra, kết hợp chặt chẽ sáng tạo trên cả ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vô cùng phức tạp.
Hiệp định Paris 1973 – Mốc son của nghệ thuật quân sự, ngoại giao và chính trị

Con đường dẫn tới Paris 1973

Thay thế người tiền nhiệm J.F.Kennedy, Tổng thống Johnson tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam trong khi ra sức tuyên truyền cho “giải pháp hòa bình” và “thương lượng không điều kiện” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của Johnson, các cuộc tiếp xúc và hội đàm đều cho thấy sự kiên quyết giữ vững lập trường của hai bên về điều kiện đàm phán. Mặc dù vậy, những thắng lợi liên tiếp trên các mặt trận của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng bước buộc Hoa Kỳ phải xuống thang chiến tranh, thực hiện thương lượng không điều kiện nhằm tìm giải pháp cho chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Bắt đầu từ giữa những năm 1964, Hoa Kỳ đã thể hiện “thiện chí” bằng việc thông qua Blair Seaborn, trưởng đoàn Canada trong Ủy ban giám sát quốc tế Hội nghị Geneve 1954 để truyền tải những gợi ý hòa bình đầu tiên đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua lời hứa không lật đổ chính quyền miền Bắc cũng như sẽ viện trợ kinh tế cho miền Bắc từ gói hỗ trợ một tỉ 1 đô la dành cho các nước châu Á nếu ngừng các hoạt động quân sự chống miền Nam Việt Nam. Dù tấm bình phong sứ giả hòa bình đã được giăng ra nhưng cũng không thể khỏa lấp những tham vọng quân sự và âm mưu chia tách lâu dài hai miền Nam Bắc của Hoa kỳ, cùng mong muốn đánh lạc hướng dư luận vào việc can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam.

Tiếp bước Blair Seaborn, Hoa Kỳ đã tận dụng uy tín, cử nhiều nhà ngoại giao trong nước và quốc tế tiếp xúc với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua tư cách cá nhân hoặc chính thức để bàn về một nền hòa bình theo “kiểu Hoa Kỳ”, hướng tới một cuộc đàm phán chính thức. Các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ thông qua các nước trung gian lần lượt thất bại vì yếu tố khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân chính vẫn là Hoa Kỳ không có thiện chí về cuộc đàm phán bởi nước này đang mải miết với hoạt động tìm kiếm hòa bình nên “vô tình lãng quên” nhân dân Việt Nam cần một nền hòa độc lập thực sự hơn là những lời hứa hẹn. Trên chiến trường, mặc dù tổn thất nặng nề, không đạt được mục tiêu trong các chiến dịch Mùa khô 1965-1966, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế về sức mạnh quân sự so với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì vậy thương lượng không điều kiện rõ ràng đơn thuần chỉ là một khái niệm, kỳ vọng về một cuộc đàm phán chính thức vừa nhen nhúm đã bị dập tắt.

Ngày 8 tháng hai năm 1967, Tổng thống Johnson đã gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh với lời đề nghị: “Chính phủ Hoa Kỳ có thể chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam và tăng quân ở miền Nam Việt Nam nếu miền Bắc đình chỉ việc thâm nhập vào miền Nam”. Nội dung trong bức thư vẫn cho thấy “có điều kiện” trước khi “đàm phán không điều kiện”.

Trả lời thư của Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lại lập trường bốn điểm, một lần nữa nêu ra điều kiện cần cho cuộc đàm phán rằng chỉ sau khi Hoa Kỳ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai bên mới có thể nói chuyện và bàn về các vấn đề có liên quan. Có thể thấy thời kỳ này chúng ta vẫn kiên quyết giữ vững chủ quyền, độc lập, chống lại mọi sự can thiệp của bên ngoài nhằm chia cắt đất nước, đồng thời không chấp nhận sức ép “đàm phán dưới bom” của chính phủ Hoa Kỳ.

Hiệp định Paris 1973 – Mốc son của nghệ thuật quân sự, ngoại giao và chính trị ảnh 1
Lễ ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất đất nước ở Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Cuối năm 1967, Hoa Kỳ ngày càng lún sâu trong vũng lầy chiến tranh Việt Nam, sau hai cuộc phản công vào Mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 thất bại, phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ lên cao, thâm hụt ngân sách, chiến phí không ngừng tăng lên và khả năng giành chiến thắng ở Việt Nam vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố, sau khi Hoa Kỳ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và can thiệp Việt Nam thì “có thể nói chuyện với Hoa Kỳ”. Đây là bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Dù vậy, thời điểm nói trên chỉ tới sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân miền nam đánh vào các cơ sở đầu não của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ở cả trung tâm và địa phương. Miền Nam rung chuyển, cả nước Mỹ bàng hoàng, nhân dân thế giới sững sờ trước sức mạnh của Việt Nam.

Đòn tiến công Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của Chính phủ Hoa Kỳ trực tiếp đưa nước này đến bàn đàm phán của Hội nghị paris. Tổng thống Johnson tuyên bố đơn phương ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ Vĩ tuyến 20 trở lại, sẳn sàng đàm phán hòa bình vào bất cứ lúc nào và bất kỳ đâu, đồng thời không tái tranh cử. Đến ngày 3/4/1968, chính phủ Việt Nam chính thức tuyên bố về việc sẳn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Hoa Kỳ, mặc dù những yêu cầu trong lập trường bốn điểm vẫn chưa được hoàn toàn đáp ứng.

“Vừa đánh vừa đàm” - Chiến lược giành thắng lợi từng bước

Trong bối cảnh nền ngoại giao non trẻ, việc đào tạo cán bộ và xây dựng ngành mới được khoảng mười năm, đội ngũ cán bộ, phương tiện còn hạn chế lại hoạt động trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Tuy nhiên tại bàn đàm phán Paris, ngoại giao Việt Nam đã giành được thắng lợi lớn khi vừa phối hợp và phục vụ đắc lực cho đấu tranh quân sự, chính trị; tấn công, kiềm chế Hoa Kỳ, góp phần kéo nước này xuống thang từng bước trong đàm phán, tranh thủ bạn bè và dư luận quốc tế, kể cả dư luận và chính giới Hoa Kỳ; tập hợp lực lượng rộng rãi đưa tới việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam. Nguyên nhân thắng lợi trên khía cạnh ngoại giao có nhiều, trong đó một số vấn đề được nhấn mạnh trở thành nghệ thuật đàm phán. Nghệ thuật này bao gồm một loạt các quan điểm và chiến lược của ngành ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ này.

Một trong những điểm nổi bật của nghệ thuật ngoại giao Việt Nam chính là nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm”, vận dụng đàm phán phục vụ đấu tranh quân sự, chính trị. Sau khi nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của đàm phán ngoại giao là tấn công, kiềm chế địch, tranh thủ bạn bè và dư luận quốc tế đồng tình cũng như ủng hộ cuộc kháng chiến chống mỹ của nhân dân ta.

Trong phần lớn thời gian, đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung vào đấu tranh với đối phương và tranh thủ dư luận. Để đạt được mục đích đó, đoàn duy trì và kết hợp hai diễn đàn, đặc biệt là diễn đàn công khai; đồng thời coi trọng cả ba mặt hoạt động chính là đấu tranh tại phiên họp, vận động báo chí, vận động phong trào. Đó là kết quả của việc phối hợp tốt giữa hai miền Nam và Bắc, giữa chính phủ ở Hà Nội với đoàn đàm phán tại Paris. Ba yếu tố chính quyết định đến các chiến lược ngoại giao của Việt Nam là chiến trường, quốc tế và kết quả của những vòng đàm phán trước. Các nhà ngoại giao đã theo dõi sát dư luận thế giới, dư luận tại Hoa Kỳ, tấn công vào âm mưu của Hoa Kỳ khi nước này muốn lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung nhằm giảm viện trợ từ hai quốc gia này cho Việt Nam và tạo ra sức ép.

Hiệp định Paris 1973 – Mốc son của nghệ thuật quân sự, ngoại giao và chính trị ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, trong cuộc họp báo tại Paris. Ảnh: Getty Images.

Bên cạnh đó, để phục vụ tốt cho đấu tranh quân sự, chính trị, đánh bại chính sách ngoại giao trên thế mạnh của Hoa Kỳ, Việt Nam đã kiên trì với phương châm - đây cũng được cho là một phần trong nghệ thuật đàm phán – phát huy chỗ mạnh cơ bản của chúng ta là dùng chính nghĩa dân tộc và khoét sâu vào chỗ yếu về chính trị của Hoa Kỳ là chiến tranh phi nghĩa.

Có thể nói trong suốt cuộc đàm phán, trong các diễn đàn công khai lẫn những diễn đàn giới hạn, trong phát biểu chính thức cũng như đối thoại trả lời phỏng vấn báo chí, các nhà ngoại giao Việt Nam luôn nắm vững phương châm này. Nếu Hoa Kỳ thực hiện chính sách đàm phán dựa trên thế mạnh, “vừa đàm vừa dọa”, Việt Nam sẳn sàng đáp trả những hành động đó. Tại bàn đàm phán, hai đoàn của chúng ta đã lên án mạnh mẽ cuộc xâm lược của chủ nghĩa đế quốc cũng như hành động kéo dài chiến tranh, gây ra tội ác. Đoàn Việt Nam đã thẳng thắn bác bỏ nhiều đề nghị, yêu sách không phù hợp từ phía Hoa Kỳ.

Một khía cạnh khác cũng liên quan đến nghệ thuật đàm phán là nắm vững và phát huy quyền chủ động, không ngừng tấn công đối phương, đầy cao thiện chí hòa bình của Việt Nam. Cần phải nhận thức bối cảnh lúc đó, với thời kỳ đàm phán bốn bên kéo dài nhiều năm, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, các nước lớn đi vào trò chơi “tam giác chiến lược”, Hoa Kỳ tăng sức ép còn phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với cuộc chiến không cân sức.

Nghệ thuật đàm phán đòi hỏi đưa ra những kế hoạch, bước đi, biện pháp để giữ quyền chủ động. Phái đoàn đã xoáy sâu vào phê phán lý thuyết “Việt Nam hóa”, vạch rõ “Việt Nam hóa” là kéo dài chiến tranh, phê phán việc Hoa Kỳ rút quân nhỏ giọt. Tùy từng thời kỳ, Việt Nam đưa ra những đòn tấn công, bổ sung, làm rõ giải pháp Mười điểm, tăng sức ép đòi Hoa Kỳ rút quân nhanh và định ra thời hạn rút quân, đòi loại Nguyễn Văn Thiệu ra khỏi chính quyền Sài Gòn. Nhờ vậy trong đàm phán kéo dài, Việt Nam vẫn giữ được thế tiến công và thế chủ động, được dư luận quốc tế vẫn hậu thuẫn và đứng về phía chúng ta.

Nghệ thuật đàm phán còn là tìm tòi, xây dựng lý lẽ, lập luận đấu tranh sắc bén, có sức tấn công, có sức thuyết phục nhằm đẩy lùi các thủ đoạn xuyên tạc biện bạch của địch, đề cao lập trường và mục tiêu chiến đấu của ta. Về thực chất nội dung đấu tranh trên bàn đàm phán Paris, nhất là trên các diễn đàn công khai, là đấu tranh về mặt pháp lý và đạo lý, phân rõ đúng sai.

Trong những diễn đàn riêng, những cuộc đấu lý cũng diễn ra rất căng thẳng. Dù vậy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chính nghĩa khi bảo vệ quyền độc lập tự chủ của một dân tộc, đây là điểm thuận lợi trong đấu tranh. Hầu hết các lập luận phái đoàn tham gia Hiệp định Paris 1973 dùng để lên án Hoa Kỳ đều được họ dùng lại để phản công và vu cáo Việt Nam. Dù vậy, để đối phó với tình hình này, phái đoàn đã tìm tòi, lập luận những sách lược đấu tranh sắc bén, mang lại hiệu quả.

Mở rộng quan hệ quốc tế trong thập niên 70

Có thể nói, với việc ký kết Hiệp định Paris vào ngày 27/01/1973, nhiệm vụ chiến lược “đánh cho Mỹ cút” đã được quân và dân ta hoàn thành, nhiệm vụ chiến lược “đánh cho Ngụy nhào” tiếp tục được triển khai. Bản thân việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam cũng là một đòn nặng nề đối với chính quyền Sài Gòn, làm chính thể này trở nên “không nơi nương tựa”, trực tiếp đối mặt với sự sụp đổ. Trên trường quốc tế, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam ngày càng to lớn, Việt Nam trở thành một chủ thể đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh chính trị quốc tế, “sở hữu vị trí độc đáo trong việc làm dịu tình hình căng thẳng trên thế giới”.

Trong cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài vì độc lập, tự do dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các quốc gia trong Phong trào Không liên kết nói chung và các nước thành viên nói riêng. Tại Hội nghị trù bị Dares Salam diễn ra vào tháng 4/1970, các nước của Phong trào Không liên kết đã ra tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống sự thống trị của nước ngoài, đòi quân đội nước ngoài rút hết và không điều kiện khỏi Việt Nam, coi đó là điều kiện tiên quyết cho giải pháp hòa bình trong vấn đề ở Việt Nam.

Tháng 8/1972, Hội nghị Bộ trưởng các nước Không liên kết tại Geogretowm (Guyana) đã quyết định kết nạp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết. Điều này phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ cho một giải pháp chính trị đúng đắn về vấn đề Việt Nam. Sự ủng hộ này đã cổ vũ nhân dân Việt Nam kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước, đặc biệt trên bàn đàm phán ở Paris.

Hiệp định Paris 1973 – Mốc son của nghệ thuật quân sự, ngoại giao và chính trị ảnh 3
Ông Xuân Thủy (trái), Lê Đức Thọ và đại diện phía Mỹ Henry Kissinger vẫy tay chào công chúng sau cuộc gặp tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Paris), ngày 23/1/1973. Ảnh: Bunkhistory.org.

Tại khu vực Đông Nam Á, sau khi hiệp định Paris được ký kết, một không khí hòa dịu trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã manh nha xuất hiện. Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN trong thời kỳ này nhằm vào mục tiêu phục vụ cuộc đấu tranh buộc Hoa Kỳ thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản trong Hiệp định Paris và sau đó là mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Đối với các nước ASEAN, thành công của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như trên bàn đàm phán Paris đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của họ về quan hệ với Việt Nam. Lúc này, các nước ASEAN đều muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, cùng nhau tiến tới xây dựng một khuôn khổ mới trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, theo tinh thần của Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thiết lập một khu vực Đông Nam Á hòa bình, tự do và trung lập. Vào thời điểm đầu những năm 1973, xu thế phát triển quan hệ với Việt Nam được các nước ASEAN khởi động mạnh.

Liên Xô và Trung Quốc là hai quốc gia có những đóng góp to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ này, Liên Xô và Trung Quốc cùng hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Paris và tuyên bố tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của Việt Nam.

Tuy nhiên, bởi cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh khối đoàn kết Xô–Trung đã rạn nứt, phân thành những mảng lợi ích riêng thể hiện qua chuyển động của ba cặp quan hệ nước lớn Xô-Trung, Trung-Mỹ và Mỹ-Xô. Vấn đề Việt Nam là động lực cho sự hình thành và vận động của tam giác chiến lược Mỹ-Xô-Trung và ngược lại chịu những tác động phức tạp từ cả ba góc của tam giác này.

Có thể tổng kết, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, dù còn gặp nhiều khó khăn trong điều kiện quốc tế vô cùng phức tạp, nhưng nhờ đường lối độc lập, tự chủ, chính sách ngoại giao khôn khéo, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, các chính phủ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Trên thực tế đã hình thành mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết và ủng hộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đây được xem là yếu tố quan trọng để nhân dân Việt Nam đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước.

Tham khảo

Lê Minh Nam, Tiếp xúc và hội đàm giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Johnson, Nxb Quân đội Nhân dân, tr 65.

Nguyễn Khắc Huỳnh, Nghệ thuật đàm phán và phương châm giành thắng lợi từng bước, Nxb Quân đội Nhân dân, tr 229.

Trần Nam Tiến, Hiệp định Paris và việc mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam đầu thập niên 70 thế kỷ XX, Nxb Quân đội Nhân dân, tr 191.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.