Hình tượng nữ tu ngày càng nổi bật trong văn hóa đại chúng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tháng trước, ca sĩ người Mỹ Rihanna đã gây sốc với bộ ảnh bìa mới cho tạp chí Interview, qua đó khiến công chúng có có cái nhìn khác về hình ảnh nữ tu.
Hình tượng nữ tu ngày càng nổi bật trong văn hóa đại chúng

Trang bìa gợi cảm này xuất hiện không lâu sau khi bộ phim kinh dị “Immaculate” ra rạp, với sự tham gia của nữ diễn viên Sydney Sweeney (trong vai một nữ tu bí mật mang thai) chiến đấu giành lấy mạng sống của mình trong một tu viện ở Ý.

Trên thực tế, sự xuất hiện của những nữ tu trong lễ phục là bước tiến mới nhất của một hiện tượng có phần trái ngược trong văn hóa đại chúng.

Trong thời trang, hình ảnh nữ tu từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế. Trong thời gian giữ vị trí giám đốc sáng tạo của Dior, nhà thiết kế John Galliano đã trình diện bộ sưu tập Haute Couture năm 2008 với điểm nhấn là chiếc khăn quàng nhọn gợi liên tưởng đến trang phục của các nữ tu vào những năm 1950.

Năm 2019, Galliano tiếp tục lấy cảm hứng từ lễ phục công giáo với những người mẫu đeo mạng che mặt bằng vải trắng và đen sải bước trên sàn diễn Maison Margiela. Các tạo hình lễ phục cổ điển cũng đã được mô phỏng lại nhiều lần bởi các nhà mốt như Schiaparelli, Marine Serre, Emilia Wickstead và Vaquera... Gần đây, Bella Hadid đã sải bước trên sàn diễn Thu Đông 2022 của Coperni với chiếc mũ đội đầu gợi nhớ đến phụ kiện của nữ sơ.

Các nữ tu còn được khắc họa trong nhiều ấn phẩm văn hóa đại chúng khác: hình ảnh các sơ ăn kem một cách khêu gợi trên bìa của những tấm thiệp chúc mừng, hoặc ăn bánh thánh khi đang đeo một chiếc khuyên lưỡi. Ngoài ra còn có một bức ảnh đặc biệt nổi tiếng được chụp vào năm 1965 thuộc Bộ sưu tập Hulton-Deutsch miêu tả bốn nữ sơ đang đứng hút thuốc.

Năm 1983, nghệ sĩ Andy Warhol cũng lấy cảm hứng từ hình ảnh các sơ để khắc họa nữ diễn viên Thụy Điển Ingrid Bergman vào vai một nữ tu Công giáo trong bức chân dung “The Nun”.

Cả họa sĩ người Mỹ Ken Vrana và nghệ sĩ Nhật Bản Yoshitomo Nara đều đã tạo ra phiên bản “The Flying Nun” của riêng họ. Bức tranh năm 2014 của Vrana miêu tả một nữ sơ mặc đồ lùm xùm đứng trên võ đài đấu vật, trong khi tác phẩm năm 2002 của Nara vẽ một nữ tu đang lao vút qua không trung trên một chiếc máy bay mini.

Nhưng vì sao hình tượng này lại đem tới nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho giới giải trí đến vậy?

Tiến sĩ Lynn S. Neal, tác giả cuốn sách “Tôn giáo trong Vogue: Cơ đốc giáo và Thời trang ở Mỹ” cho biết: “Sức hút này bắt nguồn từ niềm vui và/hoặc sự chú ý ta nhận được khi tạo ra những tác phẩm vượt qua những kỳ vọng và ranh giới vốn có. Khi mọi người nhìn thấy trang phục của nữ tu, nó gợi lên rất nhiều hàm ý và định kiến… sự thánh thiện, từ bỏ bản thân và sự tự nguyện phục tùng một thực thể khác.”

Điện ảnh - vốn thường được sử dụng để phá bỏ những định kiến đó - từ lâu đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đời sống của các nữ tu.

Bộ phim ly kỳ “The Nun's Story” với sự tham gia của nữ minh tinh Audrey Hepburn trong vai một tu nữ trên hành trình tái hòa nhập với thế giới trần tục, là một trong những bước đột phá đầu tiên của Hollywood xoay quanh sự đấu tranh đức tin của các nữ tu.

Sau đó, vào những năm 60 và 70, lại xuất hiện thêm một làn sóng phim kinh dị giật gân ở châu Âu. Thể loại "Nunsploitation" chứng kiến sự biến đổi của các nữ sơ từ biểu tượng của đạo đức và sự hy sinh thành kẻ báo hiệu cho cái ác và nỗi ám ảnh tình dục.

Trong “Our Lady of Lust” (1972), “Behind Convent Walls” (1978), “The Sinful Nuns of Saint Valentine” (1979) và nhiều hơn nữa, những nữ sơ được miêu tả với hình tượng dâm đãng và sa đọa, không thể duy trì đức tin của mình với Chúa vì nỗi ham muốn nguy hiểm của họ. Bộ phim “Killer Nun” (1979) kể câu chuyện về sơ Gertrude, y tá trưởng của một bệnh viện đa khoa bị rối loạn tâm thần dẫn đến hành động giết người hàng loạt.

Theo một nghiên cứu năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, phần lớn các phim trong số này được thực hiện ở Ý - quốc gia có gần 80% dân số trưởng thành theo đạo Công giáo.

Và các nữ tu vẫn còn có ảnh hưởng đến lĩnh vực phim ảnh ngày nay. Thương hiệu phim kinh dị “The Conjuring” đã sản xuất hai phần phim phụ — “The Nun” (2018) và “The Nun 2” (2023) — khiến người xem háo hức mong chờ phần ba.

Hãng phim độc lập A24 đã phát hành tác phẩm “Saint Maud” vào năm 2020, trong khi “Benedetta” - bộ phim kể về mối tình đồng tính cấm kị giữa hai nữ tu vào thế kỷ 17 - ra mắt tại Liên hoan phim Cannes vào năm 2021.

Ở mức độ giải trí nhẹ nhàng hơn, “Sister Act 3” - phần thứ ba trong loạt phim “Sister Act” được yêu thích từ những năm 1990 với sự tham gia của Whoopi Goldberg - hiện đang trong quá trình sản xuất.

Trong bối cảnh này, cả Rihanna và Sweeney đang tham gia vào một truyền thống thiêng liêng và lâu đời nhằm phá bỏ kỳ vọng về sự trong sạch thường gắn liền với các nữ tu.

Tiến sĩ Neal viết: “Việc đặt hình tượng của nữ tu cùng với sự tình dục hóa hoặc sự trau dồi bản sắc và phong cách cá nhân là điều gây sốc và thu hút sự chú ý của mọi người. Một số người cảm thấy thích thú với việc xúc phạm những gì được coi là thiêng liêng như một cách để chỉ trích thể chế tôn giáo hoặc thể hiện sự phản kháng đối với các chuẩn mực xã hội. Những người khác cảm thấy bị xúc phạm và chỉ trích những hành động này là thiếu tôn trọng, thậm chí là báng bổ. Dù thế nào đi nữa, sự chú ý thường đi liền với cơ hội quảng bá".

Theo CNN
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Kết quả một nghiên cứu mới của Equality Now - một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1992 nhằm ủng hộ việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em gái - cho thấy phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái là điều phổ biến trong luật gia đình trên khắp châu Phi.
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM) xác nhận lực lượng Houthi ở Yemen ngày 18/5 đã sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công tàu chở dầu M/T Wind treo cờ Panama, thuộc quyền sở hữu của Hy Lạp, ở khu vực ngoài khơi thành phố cảng Mokha, miền Tây Yemen. Tuy nhiên, vụ tấn công không gây ra thương vong, thủy thủ đoàn đã khôi phục được hệ thống điện và con tàu vẫn tiếp tục hành trình.
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
(Ngày Nay) - Hôm 14/5, Điện Buckingham công bố bức tranh chân dung chính thức đầu tiên của Vua Charles III kể từ khi ông đăng quang. Tuy nhiên bức họa này lại gây tranh cãi vì tông màu chủ đạo khác lạ.
Hiểm họa đằng sau vẻ đẹp cực quang của bão Mặt Trời
Hiểm họa đằng sau vẻ đẹp cực quang của bão Mặt Trời
Thông thường du khách thường phải bỏ ra một số tiền lớn và phải chịu đựng được thời tiết giá lạnh để có cơ hội chiêm ngưỡng cực quang, nhưng cuối tuần qua, nhiều người dân tại nhiều nơi trên thế giới chỉ cần ngước lên bầu trời đã có thể xem những màn trình diễn ánh sáng đầy màu sắc.