Hoàn thiện pháp luật để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 5/1, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ và Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa đồng chủ trì tọa đàm.
Hoàn thiện pháp luật để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong thứ hai đối với lứa tuổi 4 - 15 tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm vẫn còn ở mức thấp, chỉ 52%. Đáng chú ý, còn tình trạng hiểu không đúng về trẻ em dưới 6 tuổi không cần đội mũ bảo hiểm; không phạt người lớn chở trẻ em dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm trên xe máy; cũng chưa có quy chuẩn về mũ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi…

Theo đánh giá sơ bộ có khoảng 1.800 - 2.000 vụ tai nạn giao thông liên quan tới trẻ em trong một năm, trong đó có khoảng 600 - 700 vụ liên quan tới ô tô (thống kê báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia). Nếu quy định sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em được áp dụng hiệu quả, có thể kéo giảm tới 400 - 500 vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng hoặc trẻ em thiệt mạng trên ô tô mỗi năm.

Tại Điều 12, Luật Trẻ em năm 2016 đã nêu “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng”. Trẻ em không chỉ thuộc nhóm yếu thế cần được bảo vệ mà còn là đối tượng thường xuyên tham gia giao thông nhưng chưa phát triển đầy đủ về thể chất và nhận thức.

Về cơ bản, những quy định mới này được đánh giá là tiến bộ, là bước tiến quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ trẻ em trong hệ thống pháp luật nước ta; đồng thời trẻ em sẽ được bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn, thương tích khi tham gia giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, các đại biểu tham gia tọa đàm đều cho rằng, một số nội dung của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ an toàn cho trẻ em, trong đó có việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô và mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông.

Đóng góp ý kiến tại tọa đàm, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa cho rằng, trẻ nhỏ dễ bị sai tư thế vào thời điểm túi khí bung ra nên có thể bị chấn thương nghiêm trọng. Như vậy, nhóm trẻ em từ 10 đến 12 tuổi không nên ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ nhấn mạnh, việc tham vấn ý kiến góp ý của các chuyên gia, các em học sinh, các phụ huynh... về bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là cơ sở hữu ích để Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục nghiên cứu và tham gia góp ý đối với dự án Luật này trong thời gian tới.

Các đại biểu nhất trí đề xuất cần rà soát và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về đội mũ bảo hiểm trẻ em, nhất là đội mũ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi; tăng cường thực thi pháp luật với việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, không đúng cách; đẩy mạnh việc quản lý sản xuất, kinh doanh và theo dõi chất lượng sản phẩm mũ bảo hiểm, nhất là mũ bảo hiểm cho trẻ em.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).