Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Nên đưa thú hoang dã ra khỏi sở thú

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia cho rằng, sở thú không hoàn toàn là nuôi thú hoang dã mà còn nuôi dưỡng và bảo tồn các loài rùa, rắn, trăn, thằn lằn, chim, bướm, côn trùng, các loài lưỡng cư…
Thảo Cầm Viên Sài Gòn mặt trước đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM).
Thảo Cầm Viên Sài Gòn mặt trước đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP.HCM).

Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 1 trong 10 vườn thú lâu đời nhất trên thế giới. Tính đến nay đã tồn tại 160 năm 1864 – 2024. Thảo cầm viên là nét văn hóa của thành phố, là nơi hoài cảm của người lớn tuổi và không gì có thể thay đổi được trong tâm trí của người dân của nhiều thế hệ.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn là điểm đến và là điểm nhấn của người dân khi đặt chân đến TP.HCM. Xã hội ngày càng phát triển văn minh hiện đại, câu hỏi được đặt ra: “Có nên để sở thú ở trong trung tâm thành phố không?”. Một thủ đô văn minh như Viên của Áo vẫn còn tồn tại Vườn thú Schönbrunn được xây dựng từ năm 1757 hay như Nam Phi vẫn để Vườn thú Pretoria trong lòng thủ đô. Vậy nên Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn cần tồn tại giữa lòng TP.HCM.

Nên có gì trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn?

Ông Phùng Mỹ Trung – Nhà nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh vật học Việt Nam khẳng định, Sở thú không hoàn toàn chỉ nuôi các loài Thú hoang dã, mà còn nuôi dưỡng và bảo tồn các loài Côn trùng, Cá, Bò sát lưỡng cư và cả các loài chim…

Hơn nữa, nó là nơi được trồng rất nhiều các loài thực vật bản địa được di thực từ rất nhiều nơi, nhiều vùng khí hậu trên đất nước để bảo tồn nguồn gen đặc hữu, quý hiếm. Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang sở hữu mảng xanh, giảm nhiệt cho TP.HCM vào những ngày nắng nóng. Nhiều loại cây quý hiếm được trồng từ thời Pháp thuộc, có độ tuổi trung bình hàng trăm năm.

Hiện tại, có một số loài cây mà khó có cơ hội tìm thấy trong các khu rừng ở Việt Nam có đường kính lớn như Cẩm lai bà rịa Dalbergia bariaensis, Cẩm lai vú Dalbergia mammosa. Hay cổ thụ như cây Giáng hương Pterocarpus indicus hơn 200 năm tuổi. Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn là kho tàng “gen” cho giống cây trồng ở nhiều thế hệ sau.

Đây còn là nơi cho các sinh viên đến học tập, nghiên cứu hệ sinh thái, các loại sinh vật rất phong phú và đa dạng. Một mặt của Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn giáp bờ kênh Thị Nghè, có thể cải tạo môi trường thành nơi đầm lầy để nuôi các loài bò sát, lưỡng cư hoặc thảm thực vật có hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên để bảo tồn đa dạng nguồn sinh học. Hơn hết, đây còn là “lá phổi” hiếm hoi còn sót lại ở nơi đô thị đang bị bê-tông hóa dày đặc. Do đó, việc giữ lại Thảo Cầm Viên Sài Gòn là điều cấp thiết và hiển nhiên.

Vấn đề cần phải tính toán, giữ lại và phát triển Thảo Cầm Viên Sài Gòn theo hướng nào? TP.HCM cũng đang có dự án di dời sở thú ra Củ Chi Safari với diện tích hơn 456 ha. Phải công nhận rằng, Thảo Cầm Viên Sài Gòn thỉnh thoảng có mùi hôi thối từ phân động vật bốc lên, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng từ phân của các loài dơi, gia cầm và từ các loài thú hoang dã và có thể gây bệnh cho con người từ các loài động vật.

Ông Trung đánh giá, về lâu về dài, con người càng trở nên yếu đuối và chúng ta cũng đã trải qua thảm họa Covid-19 và đã hiểu rằng “con” giết người nhiều nhất là “con” không thể nhìn thấy được mà phải nhìn bằng kính hiển vi.

Nếu xét ở vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến con người ở bộ phận nhỏ đó hoặc ô nhiễm môi trường vì mùi chất thải động vật mà có ý định “xóa sổ” Thảo Cầm Viên Sài Gòn là điều không nên. Ở đây, các nhà quản lý phải hướng đến việc làm “sạch” sở thú ngay trong lòng thành phố.

Không chỉ có động, thực vật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có khu phòng trưng bày bảo tàng rất đẹp và khá đầy đủ để nghiên cứu, tham quan. Một đất nước muốn phát triển khoa học kỹ thuật cơ bản bắt buộc phải có bảo tàng, mà bảo tàng thiên nhiên cũng là một phần hết sức quan trọng trong quá trình phát triển.

“Tóm lại, việc bảo vệ và giữ gìn Thảo Cầm Viên Sài Gòn là vấn đề cấp thiết do nơi đây lưu giữ nét đẹp văn hóa, nơi nghiên cứu học tập, nguồn gen động thực vật, trẻ em đến vui chơi vào những dịp cuối tuần…”, ông Trung nhấn mạnh.

Thảo Cầm Viên là nơi nuôi nhốt các loài thú, nhưng không nhất thiết chỉ là nơi nuôi tất cả các loài thú. Những loài thú hoang dã nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường, cần sự chăm sóc đặc biệt nên sớm đưa ra khỏi Thảo Cầm Viên. Thay vào đó, những loài thú gặm nhấm, thú ăn thịt nhỏ khác phù hợp với điều kiện sinh sống, thức ăn ít và dễ kiếm, dễ nuôi sẽ giảm hẳn chi phí không cần thiết.

Trong vườn thú phải nên phải làm gì? Vườn thú phải có và bảo vệ mảng xanh, gìn giữ không gian yên tĩnh, cần giảm tiếng ồn từ xe cộ, sân khấu tạp kỹ, khu vực buôn bán tiếng ồn từ loa đài… để các loài được nuôi ở đây có cuộc sống bình yên như nơi chúng thuộc về. Ở nhiều nước trên thế giới, các vườn thú đã có hình thức xã hội hóa bằng cách người dân trả tiền để được đặt tên, được tự nuôi dưỡng, chăm sóc một số loài thú nhỏ, bò sát, lưỡng cư không gây nguy hiểm theo mong muốn của các gia đình.

Hàng tuần, hay những lúc rảnh rỗi, phụ huynh cho các em nhỏ đến chăm sóc và vui chơi. Người dân có thể “tài trợ” kinh phí theo từng tháng và có quyền vào chăm sóc, cho ăn, dọn dẹp chuồng trại ngay trong sở thú. Đây là hình thức vừa thu hút đầu tư lại vừa nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên từ khi còn tấm bé.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn cần thiết có khu vực nuôi các loài côn trùng như: Bướm, Bọ cánh cứng …, tổ chức các lớp học về bảo tồn, làm phòng tiêu bản loài bướm, ép các mẫu vật từ nguồn nuôi thương phẩm. Tiêu bản của những loài bướm thông thường dùng để làm quà lưu niệm bán kèm các sản phẩm khác nhằm thu một nguồn kinh tế đáng kể, trang trải việc chăm sóc các loài được nuôi nhốt tại đây.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Nên đưa thú hoang dã ra khỏi sở thú ảnh 1

Thảo Cầm Viên Sài Gòn - mặt trước đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM)

Các nhà hàng tạp kỹ, khu vui chơi gây tiếng ồn nên loại bỏ để thay vào đó, đây phải là nơi tổ chức hội nghị, hội thảo để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Phát triển bảo tàng về hóa thạch để cho sinh viên và trẻ em đến học tập liên quan đến lịch sử phát triển của trái đất qua các kỷ nguyên từ: Đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh và ngày nay…

Những ngày qua, thông tin về việc Thảo Cầm Viên Sài Gòn nợ hơn 846 tỷ đồng gồm tiền thuê đất và tiền lãi chậm nộp gây xôn xao dư luận. Ông Trung lập luận, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang là công trình phục vụ lợi ích cho nhân dân, cho quốc gia, phục vụ bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học cho thế hệ trẻ, thì không lý nào phải trả tiền thuê đất mà phải miễn phí hoàn toàn. Đối với phần diện tích cho thuê lại phục vụ nhu cầu của người dân khi tham quan, cần đấu giá cho thuê là hoàn toàn đúng đắn.

Trả lại bản năng cho thú hoang dã

Ông Nguyễn Văn Thái – Giám đốc Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (SVW) cho biết, bản chất của động vật hoang dã ở môi trường tự nhiên rất thuận lợi cho việc vận động di chuyển và tìm kiếm thức ăn. Con thú hoang dã phát triển tốt cần phải có đầy đủ các bản năng tìm kiếm, săn mồi và sống trong điều kiện tự nhiên như tìm chỗ ngủ, tìm chỗ trú và trốn thoát khỏi kẻ thù.

Những đặc tính đó hình thành từ trong quá trình sinh ra được bố mẹ dạy, quá trình trong môi trường tự nhiên đào tạo và rèn luyện cho nó. Những cá thể trong môi trường nuôi nhốt được cho ăn, được chăm sóc, được ở trong chuồng nhất định nên chỉ sống theo những gì đã cung cấp.

Thú hoang dã nuôi nhốt không còn duy trì được hết bản năng tự nhiên mà những loài hoang dã vốn có. Chính vì thế, động vật sinh sống ở trong môi trường nuôi nhốt nếu mang tái thả ngoài tự nhiên thì cần phải có một quá trình rất dài, rất tốn kém để phục hồi lại bản năng hoang dã và chưa chắc đã tự sinh sống, tồn tại.

Ông Thái nói, nhiều nơi trên thế giới đầu tư vườn thú theo mô hình “mở” hay còn gọi là bán hoang dã. Tuy nhiên, trong tất cả các vườn thú luôn luôn có những chủng loại to, chủng loại nhỏ, các kích thước khác nhau và tùy thuộc vào các loài. Có những loài cần nuôi trong môi trường hẹp như: con rắn, con trăn, con rùa,… không nhất thiết phải có môi trường rộng lớn.

Đối với những loài thú lớn, có móng vuốt như: tê giác, voi,… cần một không gian đủ lớn để vận động. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện của các vườn thú. Các loài thú hoang dã có thể tự do sinh sống, tránh việc bị xiềng xích và giam giữ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các loài hoang dã sinh sản trong vườn thú có 2 mục đích. Mục đích đầu tiên nhằm phát triển các cá thể trong điều kiện nuôi nhốt để có thêm nguồn động vật trưng bày hấp dẫn khách tham quan. Mục đích kế tiếp là sau này tái thả lại vào môi trường tự nhiên. Thảo Cầm Viên Sài Gòn từng có đợt tái thả khoảng 60 cá thể cá sấu về lại môi trường tự nhiên ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên.

Khi tái thả về tự nhiên ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên có mục đích bảo tồn động vật hoang dã. Số cá thể còn lại được nuôi nhốt, sinh sống ở vườn thú thì để sinh sản và duy trì nòi giống cho vườn thú. Do đó, tùy vào mục đích nuôi nhốt thú và cho sinh sản để làm gì?

Hiện nay, vườn quốc gia Nam Cát Tiên là nơi duy nhất có quần thể cá sấu ngoài tự nhiên. Từ đó, loài cá sấu đã phát triển đến 600 – 700 cá thể ở khu vực Bàu Sấu. Đây là thành công rất lớn trong việc tái thả đàn cá sấu ra ngoài tự nhiên ở Việt Nam.

Ông Thái lập luận, các đơn vị thực hiện tái thả động vật hoang dã có chương trình rất chuyên nghiệp. Động vật được chăm sóc và cho ăn các thức ăn phù hợp với thức ăn ngoài tự nhiên. Sau khi được thả ra môi trường tự nhiên, chúng có thể tái phục hồi các tập tính ở môi trường bán hoang dã. Khi tái thả ngoài môi trường tự nhiên thì các chuyên gia có những chương trình theo dõi, giám sát các cá thể đó.

Việc theo dõi một cá thể từ trong tự nhiên và nuôi nhốt liên quan đến tuổi thọ chưa có nhiều đánh cụ thể. Phần lớn các nghiên cứu ở trong môi trường nuôi nhốt nên không thể đánh giá một cách chính xác.

Ông Thái nhận xét, có những chủng loài, nếu ở môi trường tự nhiên phù hợp sẽ sống tốt hơn và cũng có những chủng loài, trong môi trường nuôi nhốt được chăm sóc tốt mà không phải kiếm ăn, được chữa bệnh thì tuổi thọ dài hơn.

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn, tổng số động vật chăm sóc đầu năm 2024 là 2.169 cá thể thuộc 128 loài, đến tháng 6/2024 là 1.927 cá thể thuộc 125 loài.

Cụ thể, số động vật tăng 96 cá thể, trong đó sinh sản 95 cá thể (Gấu mèo, Linh dương sừng kiếm, Nai cà tông, Trĩ sao,…) nhận chuyển giao từ Chi cục Kiểm lâm Phú Yên 1 cá thể Rùa cổ sọc.

Số động vật giảm 338 cá thể do chết già, bệnh tật. Số động vật cứu hộ đang chăm sóc là 145 cá thể thuộc 44 loài.

TIN LIÊN QUAN
Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
(Ngày Nay) - Không khí lạnh tiếp tục tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
(Ngày Nay) - Ngày 11/12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trên diện rộng đối với hàng nhập khẩu có thể cản trở những nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát và khiến giá tiêu dùng tăng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Công bố phát hiện quần thể tiểu hành tinh siêu nhỏ trong Hệ Mặt trời
Công bố phát hiện quần thể tiểu hành tinh siêu nhỏ trong Hệ Mặt trời
(Ngày Nay) - Nhóm nghiên cứu thiên văn tại Đại học Liège của nước này cùng các đồng nghiệp quốc tế vừa công bố phát hiện quần thể 138 tiểu hành tinh nhỏ nhất từng được ghi nhận giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đây là những thiên thể có đường kính chỉ khoảng 10 mét, nhóm nhỏ nhất từng được quan sát trong khu vực vành đai tiểu hành tinh.