Hoàn trả tiền bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén: Công lý phải được thực thi

(Ngày Nay) - Nhiều người cho rằng, phải buộc những người đã gây oan cho ông Nén hoàn trả số tiền hơn 10 tỷ đồng ngân sách đã chi bồi thường, công lý mới được thực thi hoàn toàn.
Ông Nén cùng mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Lâm và em vợ là Nguyễn Thị Tiến, đều là người bị oan trong Vụ án Vườn điều ngày 29/11/2015, sau khi ông Nén được trả tự do.
Ông Nén cùng mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Lâm và em vợ là Nguyễn Thị Tiến, đều là người bị oan trong Vụ án Vườn điều ngày 29/11/2015, sau khi ông Nén được trả tự do.

Ngày 14/4, Bộ Tài chính có công văn thống nhất bổ sung dự toán năm 2017 của TAND Tối cao số tiền 10.001.335.000 đồng từ nguồn chi quản lý hành chính ngân sách Trung ương năm 2017, để TAND tỉnh Bình Thuận bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén, người bị kết án oan trong 2 vụ án giết người và đã phải ở trong tù 17 năm rưỡi.

Bộ Tài chính cũng đề nghị TAND Tối cao chỉ đạo TAND tỉnh Bình Thuận xác định trách nhiệm của người thi hành công vụ đã gây oan cho ông Nén hoàn trả số tiền trên, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2014.

Áp dụng theo Thông tư liên tịch số 04/2014, ngay sau khi chi trả tiền bồi thường xong, Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận phải thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả, để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. Trong trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý, mức hoàn trả tối đa không quá 03 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.

Trong trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức hoàn trả tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.

Có thể thấy, nếu cho rằng người thi hành công vụ có lỗi vô ý hay lỗi cố ý nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức hoàn trả tối đa cũng chỉ từ vài chục triệu đồng đến một vài trăm triệu đồng, số tiền quá nhỏ so với hơn 10 tỷ đồng ngân sách Nhà nước đã phải chi ra.

Chỉ trong trường hợp những người thi hành công vụ bị kết tội hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật đã gây oan cho ông Nén, họ mới phải hoàn trả toàn bộ số tiền trên.

Lo ngại sự nửa vời

Theo LS Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa, người từ năm 2000 đã kiến nghị các cơ quan pháp luật xem xét lại vụ án Huỳnh Văn Nén để tránh làm oan, khó hy vọng việc buộc người làm oan cho ông Nén hoàn trả tiền bồi thường được thực hiện đến nơi đến chốn.

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định chưa rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật. Hầu như chưa có việc người thi hành công vụ làm sai hoàn trả tiền cho ngân sách.

Chẳng hạn, sau khi ngân sách đã chi 7,2 tỷ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, VKSND Tối cao đã khởi tố bị can về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với ông thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm - chủ tọa phiên tòa phúc thẩm của ông Chấn vào ngày 27/7/2004.

Nhưng ông Chiêm đã được đình chỉ điều tra do sức khỏe kém, không có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền bồi thường ông Chấn. Vụ án Vườn điều, trong đó ông Huỳnh Văn Nén bị kêu án 5 năm tù giam về tội “Giết người”, năm 2006 ngân sách đã phải bồi thường hơn 1,4 tỷ đồng cho 9 người bị oan, nhưng chẳng có ai gây oan phải hoàn trả tiền...

Rất có thể, trong việc bồi thường vụ án oan Huỳnh Văn Nén, sẽ chỉ có vài người “phạm lỗi vô ý”, LS Nguyễn Hồng Hà nói. Thực tế, đầu năm 2016 tập thể lãnh đạo và tập thể ủy ban thẩm phán TAND tỉnh Bình Thuận thời điểm ông Nén bị kết án tù chung thân năm 2000 đã chỉ phải “rút kinh nghiệm sâu sắc”. 

Ngày 18/1/2016, Cơ quan điều tra, VKSND Tối cao đã thụ lý đơn của ông Huỳnh Văn Nén và những người bị oan trong Vụ án Vườn điều, yêu cầu khởi tố những người tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan pháp luật tỉnh Bình Thuận trong hai vụ án Huỳnh Văn Nén.

Đơn nêu đích danh hai người cần bị truy cứu trách nhiệm hình sự, là nguyên điều tra viên Cao Văn Hùng và ông Đinh Kỳ Đáp, nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Bình Thuận.

Theo ông Nguyễn Thận, người kiên trì kêu oan cho ông Nén và các bị can, bị cáo trong Vụ án Vườn điều, dù ông Nén có đơn yêu cầu như vậy nhưng sau đó tiến trình điều tra khá im ắng.

Đến ngày 19/11/2016, ông Thận và ông Nén đã phải ra tận VKSND Tối cao ở Hà Nội để hỏi về việc điều tra, giải quyết đơn... “Sự nửa vời của công lý vẫn là dấu chấm hỏi, một khi chưa làm rõ trách nhiệm của những người đã gây ra oan sai trong cả 2 vụ án”, ông Nguyễn Thận nói.

Ngày 4/5, TAND tỉnh Bình Thuận thông báo đã làm thủ tục chuyển tiền bồi thường cho ông Nén. Nhưng đến tối 7/5, ông Nén nói vẫn chưa nhận được tiền.

Những người tham gia điều tra, truy tố, xét xử ông Nén:

Điều tra viên chính vụ án Huỳnh Văn Nén và Vụ án Vườn điều là ông Cao Văn Hùng. Từ năm 2015 ông Hùng làm luật sư, nhưng tháng 10/2016 ông ta bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

Thượng tá Đinh Kỳ Đáp, nguyên Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, thành viên ban chuyên án vụ án Huỳnh Văn Nén và Vụ án Vườn điều, đã nghỉ hưu.

Kiểm sát viên sơ cấp Đinh Văn Lai phúc cung vụ Huỳnh Văn Nén, hiện nay công tác tại VKSND thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).

Người ký cáo trạng truy tố ông Huỳnh Văn Nén là bà Nguyễn Thị Dung, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Thuận, đã nghỉ hưu.

Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén ngày 31/8/2000 là KSV trung cấp Vũ Hồ Thành, đang làm việc tại VKSND tỉnh Bình Thuận.

Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén là thẩm phán Nguyễn Thành Tâm, đã bị Chủ tịch nước miễn nhiệm thẩm phán trung cấp vào ngày 9/1/2017, đến ngày 16/1/2017 bị Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận miễn nhiệm chức vụ Phó chánh Tòa Hình sự, TAND tỉnh Bình Thuận.

Thẩm phán thứ hai trong phiên tòa sơ thẩm là bà Nguyễn  Thị Lộc, hiện nay là thẩm phán Tòa Dân sự, TAND tỉnh Bình Thuận.

Theo Tiền Phong
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.