Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á

Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được ví là nơi giao các giá trị văn hóa của Đông Á với Đông Nam Á trong tiến trình lịch sử lâu dài. Sự giao thoa ấy được biểu hiện qua các hiện vật lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị với bề dày lịch sử lên tới 1000 năm. Tổng quan mô hình đô thị, kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội mang giá trị độc đáo và tiêu biểu cho sự phát triển liên tục của một trung tâm quyền lực chính trị kiểu Châu Á.
Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, có diện tích vùng lõi của di sản là 18,395ha (bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và diện tích vùng đệm là 108 ha. Bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn. Tổng thể di tích Hoàng thành Thăng Long nằm ở quận Ba Đình và được giới hạn bởi phía bắc là đường Phan Đình Phùng; phía nam là đường Bắc Sơn và nhà Quốc hội; phía tây là đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập và nhà Quốc hội; phía tây nam là đường Điện Biên Phủ và phía đông là đường Nguyễn Tri Phương.

Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á - anh 1

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long hôm nay

Hoàng thành Thăng Long: Thăng trầm với những biến cố lịch sử

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Đây là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
Nhà Trần sau khi tiếp quản vương triều đã trực tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tu bổ, xây dựng các công trình mới. Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê Trung hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều do những cuộc nội chiến.

Đầu năm 1789, vua Quang Trung chọn Phú Xuân là kinh đô, vì thế Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Từ thời vua Nguyễn Ánh, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Kính Thiên và Hậu Lâu là được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành.

Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á - anh 2

Hoàng thành Thăng Long xưa

Năm 1805, vua Gia Long cho bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội.
Tới khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp lại chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp.
Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội, nơi đây trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng. Vì thế giá trị đầu tiên của trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ, từ khi là kinh đô của nước Đại Việt, tới khi trở thành kinh Bắc và cho tới ngày nay.

Giá trị còn mãi với thời gian

Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong là xây dựng, tu sửa nhiều lần. Vì thế, đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn.

Nó phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long. Là giá trị nổi bật và độc đáo của khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. Tại đây, các nhà khảo cổ học còn khai quật được một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ.

Những khám phá này mới đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong hoàng cung Thăng Long qua các triều đại, là minh chứng cụ thể về trình độ phát triển của kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngoài ra, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á... được tìm thấy ở đây là bằng chứng cho thấy Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.
Với những giá trị vô giá đó, vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Tất cả được dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: 1. Minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. 2. Minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử và 2. Có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quốc gia trong mối quan hệ với khu vực và thế giới.
Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á - anh 3

Những di chỉ khảo cổ của Hoàng thành Thăng Long

Tại lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vào ngày 1/10/2010, bà Irina Bokova - tổng giám đốc UNESCO đã trao bằng công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới cho lãnh đạo thành phố Hà Nội. Mang theo thông điệp của UNESCO cho biết, bà thật sự ấn tượng khi được tận mắt thăm Hoàng thành cũng như chứng kiến sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hoàn hảo cho đại lễ của nước chủ nhà. “Tôi thật sự xúc động khi thấy người dân nơi đây thật sự vui mừng, đường phố được trang hoàng lộng lẫy, hàng triệu người đã theo dõi buổi truyền hình trực tiếp. Tôi nhìn thấy nơi đây lòng tự hào cũng như sự đoàn kết của người dân” – bà Irina Bokova chia sẻ tại cuộc họp báo kết thúc một ngày làm việc bận rộn.
Theo bà, UNESCO luôn có mối quan hệ chặt chẽ với VN, chính tổ chức này đã trao cho Hà Nội danh hiệu TP vì hòa bình và cùng VN tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Bà Bokova cũng nhấn mạnh, Hoàng thành Thăng Long vừa mang ý nghĩa là di sản thế giới vừa có giá trị rất lớn về lịch sử. Đối với người VN, bên cạnh lòng tự hào được có thêm một di tích lịch sử nữa được công nhận, cần phải nâng cao và phát huy hơn nữa ý thức bảo tồn để Hoàng thành không bị mai một và các thế hệ mai sau được tiếp tục hưởng thụ vẻ đẹp của kinh đô cổ kính này. “Hoàng thành được công nhận tạo ra một sức sống mới cho đất nước của các bạn, làm tăng số khách du lịch lên rất nhiều. Tuy vậy, Hoàng thành vẫn cần được bảo tồn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trách nhiệm của phía Chính phủ và người dân”.
Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng ngày, UNESCO đã cam kết hỗ trợ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của VN. “Văn hóa là lĩnh vực quan trọng, giúp người dân tự tin và bảo vệ được sự xâm lấn của toàn cầu hóa” – bà Irina Bokova nhận xét. Việt Nam N đã trở thành một thành viên của UNESCO hoạt động cực kỳ hiệu quả không chỉ trong nước mà còn có tác động lớn trong khu vực- bà Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu.

Xem thêm:

1. Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt

2. Tròn 15 năm nhận danh hiệu Di sản Thế giới: Hãy cùng cứu thánh địa Mỹ Sơn!

3. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - hồn cốt của nhiều ca khúc sống mãi với thời gian

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.