Hôm nay, tòa tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm vụ PVN mất 800 tỷ

Chiều nay (29/3), TAND Hà Nội sẽ tuyên án đối với bị cáo Đinh La Thăng và 6 đồng phạm vụ PVN mất 800 tỷ.
Bị cáo Đinh La Thăng. (Ảnh: TTXVN)
Bị cáo Đinh La Thăng. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 29/3, sau thời gian nghị án, TAND Hà Nội sẽ tuyên án với bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN cùng 6 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). 

Trước đó, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã kết luận về vụ án và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo trong vụ án. VKS đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng: 18-19 năm tù; bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó tổng Giám đốc PVN: 30-36 tháng tù; bị cáo Vũ Khánh Trường, nguyên thành viên HĐTV PVN: 7-8 năm tù; bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, nguyên thành viên HĐTV PVN: 24-30 tháng tù; bị cáo Nguyễn Thanh Liêm, nguyên thành viên HĐTV PVN: 24-30 tháng tù cải tạo không giam giữ; bị cáo Phan Đình Đức, nguyên thành viên HĐTV PVN: 24-30 tháng tù cải tạo không giam giữ.

Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN: 7-8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, 17-18 năm về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt chung cho 2 tội danh của bị cáo Quỳnh là 24-26 năm tù.

Theo luận tội của VKS, ông Đinh La Thăng với chức trách Chủ tịch HĐQT PVN đã có hành vi ký Thỏa thuận hợp tác, tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Oceanbank, nhưng không thông qua HĐQT; quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.

Bị cáo Đinh La Thăng biết rõ hiện trạng của Oceanbank là yếu kém, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính nhưng cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank.

Đến thời điểm ngày 1/1/2011, Luật tổ chức tín dụng đã có hiệu lực, quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”, với vai trò Chủ tịch HĐTV, bị cáo Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn góp của PVN tại Oceanbank, trái quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Tổ chức tín dụng 2010.

Việc làm của bị cáo Đinh La Thăng tạo điều kiện cho các bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh, Phan Đình Đức tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (đợt 3) vào Oceanbank.

Hậu quả toàn bộ số 800 tỷ của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Ngân hàng Oceanbank.

Bị cáo Đinh La Thăng là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện và với tư cách là người đứng đầu PVN có trách nhiệm bảo toàn vốn của PVN, bị cáo phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng PVN góp vốn vào Oceanbank.

Viện kiểm sát đánh giá hành vi của các bị cáo trong vụ án này là đặc biệt nguy hiểm, không chỉ gây thiệt hại 800 tỷ đồng của Nhà nước mà còn xâm hại đến sự đúng đắn của việc quản lý tài sản Nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội.

Theo VOV

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.