Hòn ngọc Trung Đông và câu chuyện cấm vận kịch tính

(Ngày Nay) - Đối với Quốc vương của Qatar, có rất ít thứ mà tiền không thể mua được. Nhưng trong năm 2017, khi bị hàng loạt quốc gia láng giềng đồng loạt cô lập, ông đã biết thêm được nhiều thứ không thể mua được bằng tiền.
: Những kiến trúc ốp kính biểu tượng cho thành phố tương lai Doha của Qatar. (Nguồn: NYTimes)
: Những kiến trúc ốp kính biểu tượng cho thành phố tương lai Doha của Qatar. (Nguồn: NYTimes)

Khi còn ở độ tuổi dưới 20, ông từng mơ trở thành Boris Becker - tay quần vợt vô địch thế giới người Đức - của thế giới Arab, bởi vậy cha mẹ ông đã rước hẳn ngôi sao này từ Đức tới Qatar để hướng dẫn con trai mình. Vốn là tín đồ của thể thao, ông này sau đó mua lại đội bóng đá Pháp Paris Saint-Germain và hồi mùa Hè năm ngoái chi 263 triệu USD để mang về đội bóng này một tiền đạo người Brazil - vụ chuyển nhượng đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

Ông cũng là người đã giúp Qatar trở thành nước đăng cai World Cup 2022 với chi phí ước tính lên tới 200 tỷ USD, một cuộc trỗi dậy của quốc gia chưa từng đạt tiêu chuẩn để đăng cai sự kiện này.

Giờ đang ở tuổi 37, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani đã phải đối mặt với một vấn đề mà tiền không thể giúp giải quyết.

Kể từ tháng 7/2017, đất nước nhỏ bé Qatar đã trở thành mục tiêu trừng phạt và cô lập của các nước láng giềng lớn hơn - Arab Saudi và UAE. Chỉ sau một đêm, tất cả các chuyến bay và tàu chở hàng tới Qatar đã bị buộc phải thay đổi hành trình, quan hệ ngoại giao bị cắt đứt và đường biên trên đất liền duy nhất giữa Qatar với Arab Saudi đã bị đóng cửa.

Ngay cả động vật cũng không được tha. Khoảng 12.000 con lạc đà của Qatar, từng gặm cỏ một cách bình yên trên lãnh thổ của Arab Saudi, cũng bị “trục xuất”, gây nên tình trạng hỗn loạn tại khu vực biên giới.

Các nước láng giềng cáo buộc Qatar rót tiền cho chủ nghĩa khủng bố, tăng cường quan hệ với Iran. Quốc vương Tamim đã bác bỏ cáo buộc này, chỉ ra rằng các nước láng giềng đang tỏ ra đố kỵ với họ.

"Họ không thích sự độc lập của chúng tôi" - Quốc vương Tamim nói trong một cuộc phỏng vấn ở New York, Mỹ hồi tháng 9/2017 - "Họ xem đó là một mối đe dọa".

Hóa ra lệnh trừng phạt này là “cú ra đòn” đầu tiên mà vị Hoàng thái tử mới của Arab Saudi, Mohammed bin Salman, tung ra trong chiến dịch nhằm củng cố quyền lực của mình không chỉ ở trong nước mà trên khắp khu vực Trung Đông.

Cuộc đối đầu ở khu vực Vùng Vịnh này thực chất không khác gì một cuộc tranh cãi trong gia đình. Qatar, Arab Saudi và UAE đều bắt nguồn từ các bộ lạc du mục, cùng chia sẻ một tôn giáo và ăn cùng một loại thức ăn. Bởi vậy tranh chấp của họ cũng giống như những người họ hàng đang cãi vã, nhưng vấn đề là họ đều sở hữu khối tài sản khổng lồ cùng máy bay chiến đấu của Mỹ.

Hòn ngọc Trung Đông và câu chuyện cấm vận kịch tính ảnh 1

Từ vùng nước tù tới hòn ngọc sa mạc

Trong phần lớn thế kỷ 20, Qatar chỉ là một vùng nước tù trên Vịnh Ba Tư, nơi tràn ngập cướp biển. Người dân nước này cực kỳ nghèo đói, chủ yếu đi lặn tìm ngọc trai vào mùa Hè và chăn lạc đà vào mùa Đông để kiếm ăn. Trong suốt nhiều thập kỷ, họ đã bị Arab Saudi bỏ xa.

Nhưng đến năm 1971, Qatar phát hiện ra mỏ khí tự nhiên. Dù đây được coi là mỏ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, nhưng ban đầu Qatar lại tỏ ra thất vọng vì đó không phải một giếng dầu. Tuy nhiên, đến những năm 1990, công nghệ mới đã cho phép Qatar sản xuất khí hóa lỏng và được xuất khẩu trên các con tàu chuyên chở hạng nặng.

Quốc vương lúc bấy giờ, Sheikh Hamad bin Khalifa al-Thani, đã đánh một canh bạc lớn. Ông đổ 20 tỷ USD để xây dựng nhà máy hóa lỏng tại Ras Laffan, vùng bờ biển phía Bắc Qatar, với sự hỗ trợ từ tập đoàn dầu khí khổng lồ Exxon Mobil của Mỹ. Một trong những vị lãnh đạo của Exxon Mobil từng hỗ trợ kế hoạch này chính là ông Rex W. Tillerson, người đang giữ chức Ngoại trưởng Mỹ hiện tại.

Thắng canh bạc lớn. Khí tự nhiên phát triển bùng nổ ở Qatar, và đến năm 2010, vương quốc này đã đóng góp tới 30% khí tự nhiên cung cấp cho thị trường toàn cầu.

Kể từ đó, người dân Qatar - khoảng 300.000 người - đã trở nên siêu giàu. Thu nhập trung bình của họ lên tới 125.000 USD, cao nhất thế giới, và gấp hơn 2 lần thu nhập bình quân của Mỹ hay Arab Saudi.

Hòn ngọc Trung Đông và câu chuyện cấm vận kịch tính ảnh 2

Cũng kể từ đó mà gia tộc Thani trở nên tham vọng hơn, mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới bên ngoài, mà đáng chú ý nhất là việc thành lập ra mạng lưới truyền hình có tầm ảnh hưởng lớn Al Jazeera. Hồi tháng 6/2017, quốc kỳ của Qatar cũng được treo trên Tòa nhà Empire State trên Phố Wall, New York, cho thấy họ đã đóng góp cổ phần nhất định.

Nhưng trong lúc gia tăng tầm ảnh hưởng của mình, Qatar đôi lúc theo đuổi những chính sách xung đột: Họ tuyên truyền về hòa bình, giáo dục và quyền của phụ nữ trong khi hỗ trợ các tổ chức cực đoan ở Syria và cho phép Mỹ lập căn cứ quân sự lớn nhất ở Trung Đông trên lãnh thổ nước họ.

Đối với Arab Saudi và UAE - và cả Bahrain và Ai Cập, những bên cũng tham gia cấm vận - thì Qatar là kẻ gây rối đầy phiền nhiễu cần phải bị trừng phạt.

Khủng hoảng vùng phát từ thông tin giả

Nhưng cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua ở Vùng Vịnh lại thực sự bùng phát từ những sự kiện không mấy liên quan, trong đó bao gồm sự hiện diện của thông tin giả mạo và Tổng thống mới của nước Mỹ, Donald J. Trump.

Tháng 3/2017, tranh cãi bắt đầu bùng phát về số phận của Alaa Alsiddiq, một công dân UAE bất đồng quan điểm với chính quyền đã sinh sống ở thủ đô Doha (Qatar) từ năm 2013. Sau khi bà đăng tải một bài viết trên Al Jazeera nói về quyền của phụ nữ ở khu vực Vùng Vịnh, UAE lên tiếng yêu cầu Quốc vương Tamim dẫn độ bà về nước. Tuy nhiên vị Quốc vương Qatar từ chối vì lo ngại bà có thể bị tra tấn hoặc sát hại. UAE càng trở nên tức giận.

Tháng 4/2017, một phi cơ tư nhân của Qatar chở theo 300 triệu USD hạ cánh ở Iraq để trả tiền chuộc cho một nhóm 26 thợ săn chim cắt người Qatar, trong đó có 9 thành viên hoàng tộc, những người bị bắt cóc bởi một nhóm dân quân thân Iran. Sự việc khiến nhiều người chỉ trích Quốc vương Tamim vì ông chiều theo yêu sách của những kẻ cực đoan.

Thêm vào đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như cũng thấm nhuần tư tưởng của UAE và Arab Saudi về Qatar khi ông có chuyến thăm tới khu vực Trung Đông hồi tháng 5/2017 và tiếp xúc với lãnh đạo của hai nước này. Ông Trump cũng có cuộc gặp với Quốc vương Qatar Tamim.

Chỉ 2 ngày sau đó, ông Tamim đã nhận được thông tin đáng sợ: Ai đó đã tấn công vào hãng thông tấn nhà nước Qatar News và đăng tải trên website của họ một bài viết trong đó nêu rằng Quốc vương Tamim gọi Iran là một "siêu cường", tán dương phong trào Hamas (Palestine) và dự đoán rằng ông Trump sẽ không tại vị được lâu.

Ngay lập tức, UAE và Arab Saudi liên tục đưa ra đòn công kích nhằm vào Qatar, cáo buộc nước này đe dọa sự ổn định của khu vực Vùng Vịnh. Một số hãng phân tích ở Washington cũng nhanh chóng nhập cuộc, và đến ngày 5/6/2017, không hề có thông báo trước, 4 quốc gia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Tổng thống Trump cũng lên tiếng chỉ trích Qatar sau đó.

Tờ New York Times sau này dẫn nguồn một số quan chức tình báo Mỹ nhận định rằng kế hoạch tung tin giả này được thực hiện bởi UAE, vương quốc đã ngấm ngầm thúc đẩy kế hoạch tẩy chay Qatar từ năm 2016.

"Chiến tranh Lạnh" trên sa mạc

Đối với Quốc vương Tamim, các nước láng giềng đang muốn lật đổ quyền lực của ông. Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, ông chỉ ra một tiền lệ trong năm 1996, khi một âm mưu đảo chính được Arab Saudi hậu thuẫn diễn ra nhằm lật đổ cha của ông.

Mối lo ngại này có thể là sự thực. Bởi chỉ trong vài ngày sau khi các nước láng giềng đưa ra lệnh trừng phạt Qatar, 2 quan chức chính phủ Mỹ cho hay lãnh đạo Arab Saudi và UAE đã lên kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Qatar. Điều này khiến Ngoại trưởng Tillerson cùng Tổng thống Donald Trump liên tiếp điện đàm với lãnh đạo Arab Saudi và UAE để kêu gọi kiềm chế.

Về phần mình, Qatar dường như cũng đáp trả về mặt trận tấn công mạng. Trong suốt nhiều tháng qua, các hãng truyền thông Mỹ liên tục nhận được các bức email bị đánh cắp có nội dung bêu xấu ông Yousef al-Otaiba, Đại sứ UAE tại Mỹ. Arab Saudi nói rằng Qatar đứng đằng sau vụ việc này.

Hiện nay, không có tín hiệu gì cho thấy cuộc tranh chấp này sẽ được giải quyết sớm. Arab Saudi và UAE đều đang lao theo trò chơi cấm vận Qatar mà không nghĩ rằng các lệnh trừng phạt này cũng có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế của họ. Trong khi đó, Qatar, với nguồn tiền dự trữ dồi dào cùng sự hỗ trợ từ một số nước bên ngoài, vẫn đang cố gắng duy trì hoạt động dưới sức ép của các nước láng giềng.

Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .