Huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư tôn tạo, tu bổ di tích tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hà Nội có 2.225 di tích xuất hiện tình trạng xuống cấp, trong đó 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu sửa cấp thiết. Số di tích xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng tập trung nhiều ở các huyện ngoại thành.

Với 5.922 di tích, trong đó có một di sản thế giới, 20 di tích quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích quốc gia, 1.441 di tích cấp thành phố, Hà Nội sở hữu số lượng di tích lớn nhất cả nước, cùng với đó là trách nhiệm không hề nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, nhất là trong điều kiện rất nhiều di tích trải qua thời gian dài không được trùng tu, tôn tạo do thiếu nguồn lực kinh phí. Do vậy, việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong tu bổ, tôn tạo di tích đã phần nào giải quyết hạn chế từ nguồn kinh phí ngân sách phân bổ cho tu bổ, tôn tạo di tích.

Huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư tôn tạo, tu bổ di tích tại Hà Nội ảnh 1

Quần thể di tích Đình Ngò xã Đức Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam) được tu sửa xong năm 2020 nhờ nguồn vốn xã hội hóa. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN

Di tích chờ được tu bổ

Theo Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, địa bàn thành phố có 2.225 di tích xuất hiện tình trạng xuống cấp, trong đó 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu sửa cấp thiết (448 di tích xuống cấp và 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm). Số di tích xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng tập trung nhiều ở các huyện ngoại thành. Nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng được người dân kiến nghị nhiều lần, địa phương nắm được thực trạng nhưng vì nguồn kinh phí khó khăn nên phải tiếp tục chờ đợi.

Đình Phương Châu, xã Phú Phương, huyện Ba Vì nằm trong số này. Ngôi đình được khởi dựng từ cuối thế kỷ 17, thờ hai anh em thần núi Cao Sơn và Quý Minh, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1999. Trải qua thăng trầm của thời gian, đến nay, ngôi đình đã xuống cấp, cột kèo bị dịch chuyển, há mộng, đầu đao bên phải của đình bị gãy, phía trong hậu cung bị mục gãy, mái đình bị võng xuống. Theo ông Phạm Quang Thọ, Trưởng ban Khánh tiết - Trị sự của đình, Ban Quản lý đình đã dựng tạo cột inox để chống đỡ nhưng chỉ là tạm thời. Các cụ trong Ban Khánh tiết mỗi lần làm lễ chỉ đứng từ dưới vái vọng. Từ năm 2019, làng đã hoãn tổ chức đại lễ để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Tương tự như vậy, đình làng Đông La Thượng, Đông La Hạ, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai cũng bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều trụ cột bị mục, tường bị rạn nứt, nhiều cột trụ bằng gỗ đã bị sụt lún, mái ngói có xu hướng cong vênh ở giữa. Các cột, kèo bị mục ruỗng, tường nhà xuất hiện các vết nứt lớn, có thể sập đổ vào bất cứ lúc nào. Từ khi đình làng xuống cấp, người dân cảm thấy lo lắng khi đến đình làng sinh hoạt. Bà con trong làng đã nhiều lần tu sửa nhỏ nhưng vẫn không thể chống đỡ được sự xuống cấp của đình hiện tại.

Câu chuyện về tu bổ di tích luôn được ngành Văn hóa Hà Nội cũng như các địa phương quan tâm nhưng thực tế, để tu bổ toàn bộ di tích xuống cấp cần một khoảng kinh phí rất lớn. Vì vậy, việc tu bổ sẽ thực hiện từng bước, không thể tập trung một thời điểm, bởi nguồn ngân sách thành phố dành cho công tác này có những giới hạn nhất định.

Tính từ năm 2013 đến nay, số lượng di tích được đầu tư tu bổ, tôn tạo của 30 quận, huyện, thị xã là 1.340 di tích. Nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích từ các nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. Năm 2019, thành phố Hà Nội đã cấp trên 40,8 tỷ đồng hỗ trợ cho 50 di tích tu bổ, năm 2021 thành phố tiếp tục hỗ trợ 139,3 tỷ đồng hỗ trợ cho 122 di tích trên địa bàn. Tuy vậy, so với nhu cầu tu bổ di tích hiện tại, số kinh phí này chỉ đáp ứng phần nhỏ.

Huy động nguồn lực xã hội hóa

Trong công tác đầu tư, tu bổ di tích, nguồn vốn xã hội hóa được coi là nguồn lực quan trọng, đáp ứng phần nào nhu cầu tu bổ di tích khi nguồn kinh phí Nhà nước còn hạn hẹp. Theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, công tác xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di tích luôn được khuyến khích, hướng dẫn đúng quy trình nhằm huy động mọi nguồn lực để tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích.

Huyện Gia Lâm là một trong những địa phương đi đầu trong công tác tu bổ di tích. Huyện huy động các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước kết hợp nguồn vốn xã hội hóa thực hiện công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng, ưu tiên các di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, các di tích xuống cấp, đặc biệt là các di tích là đình, đền, miếu, nghè.

Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Gia Lâm Phùng Thị Hoài Hương cho biết, trên địa bàn huyện có tổng số 318 di tích, trong đó có 157 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố. Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã đầu tư, tu bổ tôn tạo 77 di tích với tổng mức đầu tư 1.055 tỉ đồng; trong đó vốn ngân sách 669 tỉ đồng, vốn xã hội hóa 325,1 tỉ đồng. Riêng năm 2020, huyện đầu tư tu bổ, tôn tạo 22 di tích, với vốn ngân sách trên 173,5 tỷ đồng, vốn xã hội hóa trên 156 tỷ đồng. Gia Lâm tiếp tục khảo sát, đánh giá, lập hồ sơ tu bổ tôn tạo đối với 25 di tích xuống cấp giai đoạn 2021 - 2025 với tổng mức đầu tư gần 400 tỉ đồng.

Một số quận, huyện đã chủ động nguồn ngân sách quận, huyện và nguồn xã hội hóa đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Điển hình như năm 2020, huyện Hoài Đức đầu tư tu bổ, tôn tạo 7 di tích, vốn ngân sách huyện 79,7 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 79,7 tỷ đồng; quận Hoàng Mai đầu tư tu bổ, tôn tạo 4 di tích, vốn ngân sách quận 28,3 tỷ đồng nhưng huy động vốn xã hội hóa tới 69,4 tỷ đồng. Quận Tây Hồ đầu tư tu bổ, tôn tạo 5 di tích, vốn ngân sách quận gần 7,6 tỷ đồng nhưng huy động vốn xã hội hóa tới 29 tỷ đồng... Tính cả năm 2020, toàn thành phố đầu tư tu bổ, tôn tạo 179 di tích thì vốn ngân sách từ thành phố, quận, huyện, xã, phường trên 1.078 tỷ đồng, thì vốn xã hội hóa gần 468 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Doãn Văn, Trưởng ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội khẳng định, vốn xã hội hóa là nguồn lực to lớn trong tu bổ, tôn tạo di tích. Thành phố cũng có Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND ngày 17/1/2013 về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơ giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị si sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Những năm qua, công tác xã hội hóa trong bảo tồn, tôn tạo di tích đã phát huy hiệu quả, thu hút được nguồn vốn tương đối lớn vào tu bổ, tôn tạo các di tích. Nhờ đó, nhiều di tích thoát khỏi cảnh xuống cấp, cảnh quan khang trang hơn, phát huy tốt giá trị vốn có của nó.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.