Hủy hợp đồng với quán cơm có dòi ở kí túc xá đại học

Ông Trần Thanh An, Giám đốc Trung tâm quản lý ký túc xá ĐHQG TP HCM khẳng định trong buổi làm việc với gần 100 tiểu thương, tổ chức đang hoạt động kinh doanh thực phẩm.
Hủy hợp đồng với quán cơm có dòi ở kí túc xá đại học

Chiều ngày 17/06/2016, Ban quản lý ký túc xá ĐHQG TP HCM, đã tổ chức một cuộc họp bất thường, tập trung gần 100 tiểu thương, tổ chức đang kinh doanh thực phẩm trong ký túc xá để rà soát giấy phép kinh doanh, và cảnh báo các cửa hàng ăn chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hủy hợp đồng với quán cơm có dòi ở kí túc xá đại học ảnh 1

Căn tin B3, ký túc xá ĐHQG TP HCM, đã đóng cửa ngay sau khi phát hiện cơm có dòi trong phần cá chiên. Ảnh: Zen Nguyễn.

Trong cuộc họp ông Trần Thanh An, Giám đốc Trung tâm quản lý ký túc xá ĐHQG TP HCM, liên tục nhấn mạnh “Nếu các cửa hàng ăn trong ký túc xá không nhanh chóng khắc phục các hạng mục còn thiếu trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bị sinh viên phản ánh Ban quản lý ký túc xá sẽ đuổi ngay, không chấp nhận bất cứ lý do nào”.

Ông An cũng chỉ ra một số thiếu sót trong quá trình kinh doanh của các hộ, tổ chức như: không vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến, khu vực bếp thiếu cách ly với khu vực phục vụ… Thời gian tới sẽ chấn chỉnh việc kiểm tra qui trình chế biến hằng ngày ở các cơ sở, mọi sai phạm sẽ bị ghi nhận và xem xét hợp đồng.

Ông An trao đổi với Zing.vn, đơn vị sai phạm lần này là một công ty dịch vụ, có đầy đủ giấy phép, chứng nhận vệ sinh thực phẩm nhưng đơn vị này không thực hiện việc chế biến tại nhà ăn ký túc xá mà chế biến ở một nơi khác, đến giờ cơm mới mang vào bán.

Đây là lần đầu đơn vị này gặp sự cố về thực phẩm, nhưng gây hậu quả khá nghiệm trọng, nên Ban quản lý quyết định cắt hợp đồng không cho bán cơm nữa.

Hủy hợp đồng với quán cơm có dòi ở kí túc xá đại học ảnh 2

Dòi bò lúc nhúc trong phần cơm sinh viên. Ảnh Tuổi Trẻ.

May mắn là sau khi xảy ra sự cố cơm có dòi không có sinh viên nào bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng khi ăn cơm ở đây. Cơ quan chức năng cũng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm chế biến.

Bạn Bùi Thị Thu Thuỷ, sinh viên năm 2, Đại học KHXHNV TP HCM, cho biết, căn tin trong khu vực ký túc xá được sinh viên tin tưởng hơn các quán ăn ở ngoài, không ngờ lại xảy ra sự cố này. Những ngày gần đây lo sợ chất lượng thực phẩm trong ký túc xá nên quyết định ăn những loại thức ăn nóng như phở, mì xào… hoặc các quán lớn bên ngoài.

Theo bạn Nguyễn Ngọc Dung, sinh viên Đại học quốc tế, trước giờ căn tin luôn được lòng sinh viên vì giá rẻ chỉ có 10.000-18.000 đồng/món. Giá rẻ nên chất lượng món ăn không cao, một số lần bị đau bụng khi ăn ở các căn tin này.

Trong khi đó bạn Nguyễn Trọng Tuấn, sinh viên năm 3, đại học KHTN, cho rằng không nên đánh đồng và tin theo lời đồn tẩy chay thức ăn của tất cả các căn tin khác.

“Ăn ở căn tin ký túc xá 3 năm nay, tôi vẫn chưa lần nào gặp sự cố nào về thực phẩm, có chăng món ăn chưa ngon do nằm ở vấn đề giá thành", Tuấn nói.

Anh Nguyễn Văn Thuỵ, chủ một quán ăn ở khu Làng đại học quốc gia, cho biết, vào mùa này thời tiết nóng ẩm, thức ăn dễ bị ôi thiu, nhất là khu vực này ruồi rất nhiều, nếu bảo quản thức ăn không kỹ, ruồi sẽ vào đẻ trứng, sinh dòi. Nhưng theo anh Thuỵ với kinh nghiệm 10 năm làm bếp, chỉ có những thức ăn để qua đêm hoặc chế biến không kỹ mới sinh dòi, lúc này thức ăn bốc mùi hôi, nên rất dễ nhận biết.

Ông An cho biết thêm, tuần sau Ban quản lý, sẽ thuê chuyên gia chế biến thực phẩm, về tư vấn cho các cơ sở chế biến thực phẩm trong khu ký túc xá, tiệm ăn nào không đủ điều kiện kinh doanh, ban quản lý sẵn sàng cắt hợp đồng.

"Nhu cầu ẩm thực của sinh viên hiện nay đã có nhiều thay đổi không chỉ ngon bổ rẻ mà phải hợp tiêu chuẩn vệ sinh nếu không sẽ không cạnh tranh được với các dịch vụ bên ngoài", ông An nói.

Theo Vietnamnet

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.